ADVERTISEMENT
Retail
  • Trang chủ
  • Tin Gia Lai
  • Pháp Luật
  • Sức khỏe & Đời sống
  • Du Lịch
  • Dịch vụ
  • TOP
No Result
View All Result
Book bài PR
Retail
  • Trang chủ
  • Tin Gia Lai
  • Pháp Luật
  • Sức khỏe & Đời sống
  • Du Lịch
  • Dịch vụ
  • TOP
No Result
View All Result
Baomoigialai.vn - Tin Tức Gia Lai Cập Nhật 24/7
Book bài
No Result
View All Result
ADVERTISEMENT

Vài nét chính về nhà thơ Xuân Diệu

in Tin Mới
5516
1.8k
Lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter
ADVERTISEMENT

Xuân Diệu (2 tháng 2 năm 1916 – 18 tháng 12 năm 1985) là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió. Những bài được yêu thích nhất của Xuân Diệu là thơ tình làm trong khoảng 1936 – 1944, thể hiện một triết lý bi quan, tuyệt vọng về tình ái nhưng lại có một mạch ngầm thúc giục, nhiều khi hừng hực sức sống. Nhờ đó, ông được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình”. Ông từng được Hoài Thanh và Hoài Chân đưa vào cuốn Thi nhân Việt Nam (1942).

CẬP NHẬT - TIN LIÊN QUAN

Tuyển tập hình nền powerpoint cảm ơn cuối slide khi thuyết trình ấn tượng

Hinh Nen Sieu Xe 8 1

1000 hình nền siêu xe đẹp nhất mọi thời đại

Cach Lay Hinh Nen Tu Theme Cua Windows 10 7

Cách lấy hình nền từ theme của windows 10 mới nhất

Sau khi theo Đảng (1945), thơ ông chủ yếu ca ngợi Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh, thơ tình của ông không còn được biết đến nhiều như trước.

Ngoài làm thơ, Xuân Diệu còn là một nhà văn, nhà báo, nhà bình luận văn học.

Tiểu sử, sự nghiệp 

Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại quê mẹ Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp. Xuân Diệu sống ở Tuy Phước đến năm 11 tuổi.

Năm 1927, Xuân Diệu xuống học ở Quy Nhơn. Sau đó Xuân Diệu ra Huế học 1 năm (1936 – 1937) đến khi tốt nghiệp trường tú tài Khải Định. Năm 1937, Xuân Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo, là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn (1938 – 1940).

Cuối năm 1940, ông vào Mĩ Tho (nay là Tiền Giang) làm viên chức (tham tá thương chánh), Năm 1942, ông quay lại Hà Nội sống bằng nghề viết văn. Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh. Trong kháng chiến, Xuân Diệu di tản lên chiến khu Việt Bắc, hoạt động văn nghệ cách mạng. Hòa bình lập lại, Xuân Diệu về sống và làm việc tại Hà Nội đến khi mất.

Bên cạnh sáng tác thơ, ông còn tham gia viết báo cho các tờ Ngày Nay và Tiên Phong. Ông là một trong những người sáng lập Đoàn báo chí Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.[1]

Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh), “ông hoàng của thơ tình”.

Xuân Diệu là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn và cũng đã là một trong những chủ soái của phong trào “Thơ Mới”. Tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn này: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), truyện ngắn Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945).

ADVERTISEMENT

Hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió được giới văn học xem như là hai kiệt tác của ông ca ngợi tình yêu và qua các chủ đề của tình yêu là ca ngợi sự sống, niềm vui và đam mê sống. Và ca ngợi tình yêu thì làm sao mà không ca ngợi tuổi trẻ, mùa xuân, ca ngợi thiên nhiên là tổ ấm và cái nôi của tình yêu. Và Xuân Diệu cảm nhận sâu sắc đến đau đớn nỗi thời gian trôi chảy, sự mong manh của đời người cũng như lòng khát khao vĩnh cửu, tất cả đã được diễn tả bằng những câu thơ xúc động, có khi đậm đà triết lý nhân sinh. (Huy Cận, tháng 4 năm 2000)

Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh, đảng viên Việt Nam Dân chủ Đảng, sau tham gia Đảng Cộng sản. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc, làm thư ký tạp chí Tiền phong của Hội. Sau đó ông công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam, làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ ở Việt Bắc.

Xuân Diệu tham gia ban chấp hành, nhiều năm là ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam.

Từ đó, Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ca ngợi cách mạng, một “dòng thơ công dân”. Bút pháp của ông chuyển biến phong phú về giọng vẻ: có giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình. Tiêu biểu là: Ngọn quốc kỳ (1945), Một khối hồng (1964), Thanh ca (1982), Tuyển tập Xuân Diệu (1983).

Là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ (một số lớn nằm trong di cảo chưa công bố), một số truyện ngắn, và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.

Xuân Diệu từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Ông còn được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức năm 1983.[cần dẫn nguồn]

Ông qua đời năm 1985.

Ảnh hưởng của thơ nước Pháp đối với Xuân Diệu

Câu thơ nổi tiếng của Xuân Diệu: Yêu là chết trong lòng một ít là sự vay mượn của câu thơ của Edmond Haraucourt: Partir, c’est mourir un peu (Ði là chết đi một ít).[2]
Mau với chứ, vội vàng lên với chứ/ Em, em ơi, tình non đã già rồi…

được lấy cảm hứng từ câu nói của Alfred de Musset nói với George Sand: Dépêche-toi, George, notre amour est vieux (Nhanh lên em, George, mối tình chúng ta đã già rồi).[2]

Những câu dịch sát chữ từ câu thơ Pháp:

Hơn một loài hoa đã rụng cành [3]/ Plus d’une espèce de fleurs a quitté les branches[2]

Cuộc sống riêng tư

XD đã lập gia đình riêng một lần với NSND Bạch Diệp nhưng hai người đã ly dị và họ không có con chung[4]. Sau khi ly dị, ông sống độc thân cho đến lúc mất vào năm 1985.

XD là người cùng quê Hà Tĩnh với Huy Cận (làng Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) nên khi gặp nhau, hai ông đã trở thành đôi bạn thân. Vợ của Huy Cận, bà Ngô Thị Xuân Như là em gái của Xuân Diệu. Quan hệ thân thiết giữa 2 người được một số trang báo lớn đưa tin, nhiều người nghi vấn và cho rằng Xuân Diệu cùng với người bạn thân của ông – Huy Cận là hai nhà thơ đồng tính[5][6][7][8][9].

Huy Cận và Xuân Diệu từng ở chung một nhà nhiều năm. Bài thơ “Tình trai” của XD và “Ngủ chung” của Huy Cận được cho là viết về đề tài đó. Theo hồi ký Cát bụi chân ai của Tô Hoài thì Xuân Diệu từng bị kiểm điểm về việc này[10]. Tuy nhiên, cũng có một số các bài thơ khác của ông lại viết về nhà thơ Hoàng Cát, như bài thơ Em đi là để gửi tặng nhà thơ này.

Con nuôi của ông là Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ – con trai nhà thơ Huy Cận, và cũng là cháu ruột của ông (cậu ruột).

XEM THÊM : Gia Lai thuộc miền nào ?????

Gia Lai thuộc miền nào ?????

Share44Tweet28

HOT - BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tuyển tập hình nền powerpoint cảm ơn cuối slide khi thuyết trình ấn tượng

by Báo mới Gia Lai
0

Mỗi khi kết thúc bài thuyết trình, bạn muốn tạo hình nền powerpoint cảm ơn cuối slide thật ấn tượng. Hãy tham khảo những mẫu hình nền trong...

Đọc thêm

1000 hình nền siêu xe đẹp nhất mọi thời đại

by Báo mới Gia Lai
0
Hinh Nen Sieu Xe 8 1

Nếu quá nhàm chán với những hình nền đơn điệu, hãy thử thay áo mới cho máy tính, điện thoại của mình với bộ sưu tập tải hình...

Đọc thêm

Cách lấy hình nền từ theme của windows 10 mới nhất

by Báo mới Gia Lai
0
Cach Lay Hinh Nen Tu Theme Cua Windows 10 7

Nếu bạn muốn lấy hình ảnh trong theme của Windows 10 được cài đặt từ Microsoft Store thì hãy làm theo hướng dẫn trong bài viết này cụ...

Đọc thêm

Cách đặt video làm hình nền desktop trong windows 7 mới nhất

by Báo mới Gia Lai
0
Dat Video Lam Hinh Nen Desktop Trong Windows 7 18

Chúng ta thường đổi đi đổi lại màn hình máy tính bằng những hình ảnh mình yêu thích, nhưng điều đó vẫn gây ra sự nhàm chán nhất...

Đọc thêm

Người đẹp đến từ Gia Lai đại diện Việt Nam tham dự Hoa hậu Trái đất 2020

by Báo mới Gia Lai
0
1111 Ax7i9191 6072 1601435020

Người đẹp Thái Thị Hoa chính thức đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi Hoa hậu Trái đất 2020. Cách đây ít phút, đơn vị nắm bản...

Đọc thêm
Xem thêm
Bài tiếp theo
Tuyển tập những bài thơ Nôm đặc sắc nhất của nhà thơ Hồ Xuân Hương

Tuyển tập những bài thơ Nôm đặc sắc nhất của nhà thơ Hồ Xuân Hương

Đôi Nét Về Huy Cận

Đôi Nét Về Huy Cận

Giới Thiệu Sơ Lược Về Nhà Thơ Nguyễn Bính

Giới Thiệu Sơ Lược Về Nhà Thơ Nguyễn Bính

Chuyên mục

  • An Ninh – Trật Tự
  • Chính trị
  • Chư Pah
  • Dịch vụ
  • Dinh Dưỡng – Làm Đẹp
  • Doanh Nhân
  • Dự Báo Thời Tiết
  • Du Lịch
  • Giá Cà Phê
  • Giá Cao Su
  • Giá Hồ Tiêu
  • Giải trí
  • Giảm cân
  • Hình Sự – Dân Sự
  • Huyện, Thị xã Gia Lai
  • Ia Grai
  • Khí Hậu
  • Kinh Doanh
  • Kinh Nghiệm Du Lịch
  • Kinh Tế
  • Kinh Tế – Chính Trị
  • Kông Chro
  • Mẹo Vặt
  • Mỹ Phẩm Tốt
  • Pháp Luật
  • Phong thủy
  • Sống Khỏe
  • Sức khỏe & Đời sống
  • Sức Khỏe – Y Tế
  • Tăng cân
  • Tin Gia Lai
  • Tin Mới
  • TOP
  • Vị Trí Vùng Miền
  • Xe khách
  • Đắk Đoa
  • Đánh giá (Review)
  • Điện Ảnh
  • Đồ dùng cho Mẹ và Bé
  • Đời Sống
  • Đức Cơ
ADVERTISEMENT
Logo Bao Moi Gia Lai
Báo Mới Gia Lai – baomoigialai.vn | Trang tin tự động cập nhật các tin tức Gia Lai và các tỉnh được tổng hợp từ các báo và trang tin điện tử hàng đầu.
Liên kết
  • Dịch vụ
  • Ẩm thực
  • Du lịch
  • Công ty
Liên hệ hơp tác
  • Hotline: 098.2222.874
  • Email: [email protected]
  • Liên hệ quảng cáo: 098.2222.874
  • Tầng 2, 240 Phan Đăng Lưu - Gia Lai
Hệ sinh thái Website
  • Website: Chợ Gia Lai - Chogialai.vn
  • Website: Tinh Gia Lai - Tinhgialai.vn
  • Website: Báo Mới Gia Lai - Baomoigialai.vn
  • Website: Người Gia Lai - Nguoigialai.vn
Hệ sinh thái Website
  • Website: Kênh 81 - Kenh81.vn
  • Website: Tinh Gia Lai - Tinhgialai.vn
  • Website: Địa điểm Gia Lai - Diadiemgialai.vn
  • Website: Người Tây Nguyên - Nguoitaynguyen.vn
  • iPhone Bến Cát
  • Về chúng tôi
  • Quy định pháp lý
  • Chính sách bảo mật
  • Bản quyền thông tin

© 2021 - Baomoigialai.vn | Website đang chạy thử nghiệm

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tin Gia Lai
  • Pháp Luật
  • Sức khỏe & Đời sống
  • Du Lịch
  • Dịch vụ
  • TOP

© 2019 Báo mới Gia Lai - Trang cập nhật tin tức Gia Lai 24/7 | Website đang trong quá trình thử nghiệm.

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?