Trứng ngỗng có tác dụng gì? Quan niệm dân gian cho rằng, bà bầu ăn trứng ngỗng con sinh ra sẽ được thông minh, thế nhưng liệu điều này có đúng hay không?
Dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Và theo kinh nghiệm dân gian, muốn con thông minh bà bầu nên ăn nhiều trứng ngỗng.
Trứng ngỗng có tác dụng gì? Những người không nên ăn trứng ngỗng
Ăn trứng ngỗng có tốt cho bà bầu không?
Trứng ngỗng có kích cỡ khá lớn, gấp 3 lần trứng gà. Xét về thành phần dinh dưỡng, trứng ngỗng có nhiều protein hơn trứng gà khoảng 13.5%. Tuy nhiên, nếu xét về những chất dinh dưỡng khác thì trứng ngỗng và trứng gà hay trứng vịt đều có hàm lượng tương đối giống nhau, thậm chí hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng còn thấp hơn so với trứng gà.
Mặc dù vậy, trứng ngỗng lại mang đến mùi vị béo cũng như đậm đà hơn so với trứng gà hay trứng vịt thông thường và tác dụng của trứng ngỗng với bà bầu cũng không thể xem nhẹ, bởi:
-
Trứng ngỗng hỗ trợ thai nhi phát triển trí não
So với các loại trứng khác, lòng đỏ trứng ngỗng có chứa hơn nửa lecithin trong thành phần dinh dưỡng. Lecithin là hợp chất rất có lợi cho não bộ và mô thần kinh. Vì vậy, nếu ăn trứng ngỗng khi mang thai, mẹ bầu sẽ tạo thêm nhiều điều kiện để con phát triển hơn về mặt trí não.
-
Ngăn ngừa cảm lạnh
Phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng mang đến nhiều lợi ích sức khỏe (Nguồn: Internet)
Bà bầu ăn trứng ngỗng vào những ngày thời tiết thay đổi thất thường sẽ giúp phòng ngừa được các bệnh vặt thông thường như cảm lạnh. Ăn trứng ngỗng sẽ giúp mẹ bầu có thêm được nhiều năng lượng hơn trong các hoạt động hàng ngày cũng như bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật do trong trứng chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
-
Giàu amino axit
Trứng ngỗng chứa đầy đủ các vi chất cần thiết cho cơ thể như vitamin A, D, E, riboflavin, thiamine cùng các chất khoáng như sắt, photpho, canxi… và các axit amin. Các thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai khác cũng có thể chứa những dưỡng chất tương tự như trứng ngỗng nhưng trứng ngỗng là món chứa những axit amin hoàn chỉnh nên dễ hấp thụ hơn.
Ngoài ra, bà bầu ăn trứng ngỗng còn giúp cho bổ sung lượng axit folic cho cơ thể, giúp bảo vệ bé yêu khỏi những căn bệnh về dị tật ống thần kinh thai nhi.
-
Tăng cường trí nhớ
Một số phụ nữ trong giai đoạn mang thai thường xuyên cảm thấy khó chịu hoặc thậm chí suy giảm trí nhớ. Để cải thiện trình trạng này, mẹ bầu có thể ăn sáng với trứng ngỗng luộc hoặc đập trứng ngỗng vào tô, khuấy đều, hấp chín. Ăn vài lần mẹ bầu sẽ cảm thấy trí nhớ được cải thiện.
Bà bầu ăn trứng ngỗng bao nhiêu là đủ?
Trứng ngỗng tốt, điều này không ai phủ nhận, tuy nhiên nếu cứ ăn vô tội vạ thì sẽ khiến cả mẹ và bé gặp phải những vấn đề về sức khỏe.
Điển hình nhất là trong trứng ngỗng có hàm lượng cholesterol cao hơn trứng gà khá nhiều, đây là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh xơ vỡ động mạch. Vì vậy nếu phụ nữ mang thai ăn quá nhiều trứng ngỗng sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.
Bà bầu chỉ nên ăn trứng ngỗng 1 – 2 lần/tuần (Nguồn: Internet)
Đó là lý do các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bầu chỉ nên ăn trứng ngỗng 1 – 2 lần/tuần, tương đương với 3 – 4 quả trứng gà. Đồng thời hãy bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả và các loại thịt, cá để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
XEM THÊM : Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị.
Ngoài ra, các mẹ không cần phải lo sợ bà bầu ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy mới tốt, bởi trứng ngỗng là loại trứng lành tính do đó mẹ bầu có thể ăn bất cứ thời gian nào trong thai kỳ.
Những người không nên ăn trứng ngỗng
Những người bị bệnh tim mạch, mỡ máu, huyết áp cao nên hạn chế ăn trứng ngỗng
Theo đông y, trứng ngỗng có vị ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng tăng cường chức năng tiêu hóa, hạn chế bệnh thận, viêm gan, tuy nhiên do có hàm lượng chất béo (lipid) cao nên những người bị bệnh tim mạch, mỡ máu và huyết áp cao nên hạn chế ăn.
Nguồn Tổng Hợp
Discussion about this post