Triệu chứng của bệnh quai bị? Quai bị dễ xảy ra vào mùa đông xuân, tuy không dễ lây như nhiều bệnh lý cấp tính khác nhưng do chủ quan, không chẩn đoán và điều trị đúng nên lại dễ gặp biến chứng nguy hiểm. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất để hiểu rõ hơn về bệnh lý này.
Những triệu chứng của bệnh quai bị
1.1. Quai bị là bệnh gì?
Quai bị (Mumps) còn được dân gian gọi là bệnh má chàm bàm. Bệnh biểu hiện bằng việc sưng lên của một hoặc nhiều tuyến nước bọt, phổ biến nhất là tuyến mang tai. Trong số các ca mắc bệnh thì có khoảng 25% trường hợp không bị sưng tuyến nước bọt rõ ràng và hơn 50% có hiện tượng tăng bạch cầu dịch não tủy. Ngoài ra, có một số trường hợp bị nhức đầu, buồn nôn, cứng cổ,… là dấu hiệu của viêm màng não.
1.2. Nguyên nhân gây ra bệnh quai bị
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị (Mumps virus), thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Loại virus này có thể tồn lâu ở bên ngoài cơ thể 30 – 60 ngày với điều kiện nhiệt độ 15 – 200 độ C. Khi bị tác động của các hóa chất diệt khuẩn hoặc ở nhiệt độ > 560 độ C nó sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt.
Quai bị dễ gặp nhất ở trẻ em, thường xảy ra vào mùa đông xuân
Bệnh Quai bị thường phát vào mùa đông xuân, lúc thời tiết bắt đầu chuyển lạnh. Những yếu tố sau được xem là làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
– Độ tuổi: trẻ em 2 – 12 tuổi (nhất là những trẻ chưa được tiêm vacxin phòng ngừa bệnh).
– Người đã tiếp xúc hoặc dùng chung đồ vật với bệnh nhân quai bị.
– Người có hệ thống miễn dịch yếu.
Điều trị bệnh quai bị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh quai bị?
Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên triệu chứng bệnh và kiểm tra sức khỏe. Thông thường, bệnh này không cần có các xét nghiệm đặc biệt để chẩn đoán. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn cũng có thể sẽ được yêu cầu tiến hành xét nghiệm máu để xác định xem bạn có mắc phải quai bị hay không.
XEM THÊM : Người bị bệnh tiểu đường và chế độ ăn cho người tiểu đường.
Những phương pháp nào dùng để điều trị quai bị?
Thường mất 10 ngày để khỏi bệnh và miễn dịch suốt đời với bệnh quai bị. Acetaminophen hoặc ibuprofen có thể giúp làm giảm sốt và giảm đau. Không dùng aspirin cho trẻ nhỏ vì các nguy cơ có thể mắc phải hội chứng Reye. Chườm lạnh lên hàm có thể giúp xoa dịu cơn đau và đắp khăn ấm để hạ sốt. Uống nhiều nước hơn (tránh các nước chua), tránh thức ăn cay và quá cứng. Bạn hoặc trẻ nên ở nhà cho đến khi khỏi bệnh và không còn khả năng lây bệnh.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh quai bị?
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh quai bị:
- Uống nhiều nước (trừ nước có vị chua);
- Ở nhà để tránh lây cho người khác. Đồng thời, hãy nghỉ ngơi khi bạn bị sốt và cho tới khi khỏe lại;
- Chườm túi nước đá gần tinh hoàn để giảm đau nếu tinh hoàn bị ảnh hưởng;
- Chườm khăn mát lên hàm khi thấy khó chịu;
- Ăn thức ăn mềm và không dùng thức ăn gây kích thích tiết nhiều nước bọt hoặc cần phải nhai nhiều.
Cẩn trọng trước những biến chứng do quai bị gây ra
Khi không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, Quai bị có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, điển hình như:
– Viêm, teo tinh hoàn gây vô sinh.
– Viêm buồng trứng.
XEM THÊM : Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị.
– Thai lưu, sảy thai đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
– Nhồi máu phổi.
– Viêm cơ tim.
– Viêm tụy cấp tính.
– Viêm màng não, viêm não.
Quai bị có thể biến chứng gây viêm tinh hoàn, viêm mào tinh dẫn tới vô sinh nam
So với trẻ em thì bệnh Quai bị ở người lớn thường tiến triển nặng và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản và thậm chí còn có thể gây tử vong.
Nguồn Tổng Hợp
Discussion about this post