Trẻ sơ sinh thường đi ngoài 5 – 6 lần trong 1 ngày. Khi đột nhiên cả ngày trẻ không đi ngoài được, đa số ba mẹ sẽ cho rằng trẻ bị táo bón. Thực tế, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không đi ngoài được. Biết rõ điều này sẽ giúp bé điều trị hiệu quả.
Tại sao trẻ sơ sinh không đi ngoài, bố mẹ cần xử trí như thế nào?
CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ SƠ SINH KHÔNG ĐI NGOÀI
Thông thường, bé sơ sinh bú sữa mẹ sẽ đi ngoài khoảng 5-6 lần 1 ngày. Một số bé cũng 2-3 ngày mới đi ngoài nhưng nếu phân của bé vẫn mềm nhuyễn thì bố mẹ không cần phải quá lo lắng. Các bé bú sữa công thức sẽ đi ngoài ít hơn so với bé bú sữa mẹ. Trung bình bé bú sữa công thức đi ngoài 1-3 lần 1 ngày tùy thuộc vào loại sữa bé uống.

Bé bú sữa mẹ đi ngoài trung bình 5-6 lần 1 ngày. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên mỗi bé sẽ có số lần đi ngoài khác nhau tùy vào thể trạng từng bé. Vì vậy bố mẹ nên theo dõi số lần đi ngoài bình thường của bé. Bé sơ sinh có dấu hiệu không đi ngoài khi bé đi ngoài ít hơn so với bình thường hoặc hơn 3 ngày mà bé không đi đại tiện.
NGUYÊN NHÂN BÉ SƠ SINH KHÔNG ĐI NGOÀI
Trẻ sơ sinh không đi ngoài có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Sau đây là những nguyên nhân phổ biến:
– Táo bón: Táo bón là nguyên nhân phổ biến khiến bé sơ sinh không đi ngoài. Chế độ ăn uống của mẹ thay đổi hoặc bé bú ít có thể là nguyên nhân dẫn đến táo bón.
– Tắc ruột: Từ 0-6 tháng tuổi bé dễ có khả năng bị tắc ruột hoặc lồng ruột. Dấu hiệu của bệnh là bé không đi ngoài kèm theo việc quấy khóc do dau bụng, bụng căng cứng, không đánh rắm và nôn nhiều.
– Hẹp hậu môn: Nếu bị hẹp hậu môn thì bé sẽ có một trong các dấu hiệu như không đi ngoài, chướng bụng, nôn mửa, không có lỗ hậu môn, có màng che lỗ hậu môn, lỗ hậu môn ở vị trí bất thường…
– Phình đại tràng bẩm sinh: Phình đại tràng bẩm sinh là nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột ở bé sơ sinh. Tỉ lệ bị bệnh là 1/5000 và bé trai thường có khả năng bị bệnh cao hơn so với bé gái. Để điều trị phình đại tràng thì bố mẹ phải cho bé đi phẫu thuật.
Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh không đi ngoài được
Bạn cần căn cứ vào nguyên nhân khiến trẻ không đi ngoài để điều trị. Dưới đây là một số cách phổ biến tương ứng với từng tác nhân.
Đối với tình trạng táo bón
Trước hết, bạn hãy tập thể dục cho trẻ. Cách thức thực hiện như sau: cho trẻ nằm ngửa trên giường và hướng chân về phía bạn. Sau đó di chuyển chân trẻ nhẹ nhàng theo vòng tròn tương tự động tác đạp xe.
Tiếp đó, nếu vẫn chưa đi ngoài được, bạn hãy massage bụng cho trẻ. Hãy đặt ngón tay bên trái rốn bé. Kết hợp giữa xoa và ấn nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Các động tác này sẽ hỗ trợ ruột tống phân đến hậu môn dễ dàng hơn.

Bên cạnh động tác tập thể dục và massage cho bé, bạn nên chú ý chất lượng sữa bé dùng. Nếu nuôi con bằng sữa mẹ thì chế độ dinh dưỡng của người mẹ sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc con có đi ngoài bình thường hay không. Mẹ nên chú trọng bổ sung những thực phẩm nhiều chất xơ và uống đủ nước. Đôi khi, chất lượng sữa đã ổn nhưng bé vẫn không đi ngoài có nguyên nhân do trẻ bú kém. Do đó, bạn hãy tăng cữ cho trẻ bú.
XEM THÊM cách bổ sung vitamin d cho trẻ sơ sinh
Trường hợp nuôi con bằng sữa công thức, bạn nên chọn loại có thành phần lactose để hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ. Nếu trẻ không đi ngoài, tốt nhất bạn nên đổi loại sữa khác. Muốn chắc chắn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về thành phần của sữa tốt cho trường hợp cụ thể của bé nhà bạn.
Đối với tình trạng tắc ruột
Tắc ruột ở trẻ sơ sinh là tình trạng rất nghiêm trọng. Nó gây mất nước và có thể khiến ruột bị hoại tử do thiếu máu. Tất cả các trường hợp này đều phải được chăm sóc y tế khẩn cấp.
Các bác sĩ sẽ điều trị bằng cách truyền dịch cho trẻ thông qua đường tĩnh mạch. Tiếp đó là đặt ống thông qua mũi vào dạ dày. Mục đích là giúp ruột giải tỏa áp lực bị nén. Sau đó, tùy vào tình trạng bệnh, trẻ sẽ được tháo lồng ruột không phẫu thuật hoặc có phẫu thuật. Trường hợp nặng sẽ phải cắt bỏ đoạn ruột bị hoại tử. Khả năng thành công không cao và có thể gây tử vong.
Đối với tình trạng hẹp hậu môn
Hầu hết các trường hợp bị hẹp hậu môn đều phải phẫu thuật. Tùy vào độ hẹp của bộ phận này, các bác sĩ có thể thực hiện một trong các cách như: nối hậu môn với ruột; tạo hình hậu môn và chuyển đến đúng vị trí; tạo hậu môn giả trên thành bụng (phân sẽ thải ra túi bên ngoài cơ thể)… Trong quá trình này, trẻ sẽ phải dùng thuốc giảm đau. Phổ biến là etaminophen.
Đối với tình trạng phình đại tràng bẩm sinh
Phẫu thuật là cách duy nhất để hệ tiêu hóa của trẻ phát triển bình thường. Các bác sĩ sẽ loại bỏ phần đại tràng không có tế bào thần kinh và bị phình ra. Phương pháp cắt nối này có thể thực hiện bằng nội soi hoặc phẫu thuật qua đường hậu môn.
Đối với những trường hợp nặng, trước tiên phần đại tràng bị phình to sẽ cắt đi. Sau đó, các bác sĩ sẽ gắn phần ruột non với 1 lỗ mở nhân tạo trên bụng. Phân sẽ thải ra một cái túi bên ngoài. Điều này giúp đại tràng có thời gian lành lại.
XEM THÊM : Những bài thuốc dân gian về cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh mà ông cha ta truyền tay nhau
Khi đại tràng đã khỏe mạnh, các bác sĩ sẽ cắt một phần đại tràng nối với lỗ mở trên bụng. Mục đích giúp phân đi qua ruột già. Thêm một thời gian nữa, lỗ mở sẽ đóng lại. Đại tràng sẽ gắn với trực tràng hoặc hậu môn.
Sau phẫu thuật, trẻ sẽ đi phân bình thường. Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ nhiễm trùng đường ruột. Do đó, bạn cần đặc biệt lưu ý tình trạng đi ngoài của trẻ. Nhanh chóng đến bệnh viện khi trẻ bị chảy máu trực tràng, tiêu chảy, sốt, chướng bụng và nôn.

Đối với tình trạng suy giáp bẩm sinh
Trẻ bắt buộc phải bổ sung Thyroxin suốt đời. Trong 2 năm đầu đời, các xét nghiệm về nồng độ chất này trong máu sẽ phải thực hiện định kỳ thường xuyên. Mục đích là điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp. Sau đó, các xét nghiệm có thể ít dần. Hiện nay, Thyroxin được bán ở các nhà thuốc lớn trên toàn quốc.
Thyroxin có bản chất như một nội tiết tố do tuyến giáp sản xuất. Khi tuyến này bị suy yếu hoạt động, một số nội tiết tố sẽ không thể tự tạo ra như người bình thường. Và Thyroxin chỉ đóng vai trò thay thế. Do đó, nó không gây tác dụng phụ cho sức khỏe của trẻ. Phát hiện sớm và dùng đúng liều lượng thì trẻ vẫn phát triển trí não và thể chất bình thường.
Nguồn Tổng Hợp
Discussion about this post