Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ và gây không ít hoang mang, lo lắng cho những ai lần đầu làm mẹ. Vậy trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng có sao không? Liệu có phải trẻ bị tiêu chảy không và cách xử lý như thế nào?
Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng báo hiệu bệnh gì?
Theo các bác sĩ, để biết trẻ đi ngoài ra nước có nguy hiểm hay không cần phải tùy thuộc vào chế độ ăn của mỗi bé sơ sinh và nhiều yêu tố khác. Trong đó:
![]() |
Ảnh minh họa |
– Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn: Thông thường, phân trẻ sơ sinh khi bú mẹ sẽ có màu xanh đậm, màu vàng – xanh hoặc đi “hoa cà hoa cải” nghĩa là phân có hạt, màu vàng. Một số trẻ có thể đi phân màu xanh sáng, có bọt, hơi lỏng, nhớt như tảo biển hoặc đi lỏng màu vàng. Đây đều là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh nếu bú mẹ hoàn toàn. Thông thường, 1 ngày trẻ sơ sinh có thể “xì xoẹt” từ 4-5 lần nếu mới chào đời khoảng 1 tháng. Sau 1 tháng số lần đi sẽ ít hơn khoảng 3-4 lần. Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vài lần trong ngày chưa thể coi là trẻ bị tiêu chảy được nếu trẻ vẫn bú sữa mẹ, chịu chơi và ngủ tốt.
XEM THÊM : Trẻ sơ sinh thở khò khè có sao không?
– Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ song song sữa ngoài hoặc uống sữa ngoài hoàn toàn thì có nguy cơ bị tiêu chảy rất cao nếu đi ngoài ra nước nhiều lần trong ngày. Vì thông thường, khi uống kèm sữa công thức, phân trẻ sơ sinh sẽ có màu nâu trung bình, vàng nâu hay xanh nâu do đó, nếu nhận thấy con đi ngoài ra nước liên tục, có màu vàng, lỏng thì cần theo dõi số lần con đi ngoài để thông báo cho bác sĩ và làm xét nghiệm xem trẻ có bị tiêu chảy hay không.
Nếu trẻ sơ sinh bú mẹ/bú mẹ + sữa công thức/sữa công thức đi ngoài ra nước liên tục, số lần đi trong ngày nhiều hơn 7-10 lần thì cần đưa trẻ đi thăm khám, làm các xét nghiệm lâm sàng để để chẩn đoán đúng bệnh. Vì nếu trẻ bị tiêu chảy có thể dẫn tới mất nước, rối loạn điện giải nguy kịch tới tính mạng trẻ nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời.
Nguồn Tổng Hợp
Discussion about this post