Trẻ 1 tháng tuổi có sức đề kháng yếu, trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho là những biểu hiện của viêm đường hô hấp trên hoặc viêm đường hô hấp dưới. Các chuyên gia sức khỏe khuyên cha mẹ hạn chế sử dụng thuốc khi trẻ bị ho, nghẹt mũi, chỉ dùng khi có chỉ định của bác sỹ.
Nguyên nhân và cách điều trị trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Trước khi bạn hoặc bác sĩ nhi khoa quyết định điều trị cho bé, bạn cần phải biết những nguyên nhân gây ra nghẹt mũi cho trẻ là gì. Nghẹt mũi xảy ra khi mạch máu và các mô trong khoang mũi bị lấp đầy bởi chất lỏng quá nhiều. Điều này có thể làm cho bé bị khó ngủ và dẫn đến các vấn đề nhiễm trùng xoang (viêm xoang).
Cảm thường là nguyên nhân chính gây nghẹt mũi ở trẻ mới biết đi. Bên cạnh nguyên nhân đó, khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có thể do một số nguyên nhân khác như:
- Cúm;
- Dị ứng với phấn hoa, bụi hoặc các món ăn;
- Viêm xoang;
- Không khí khô;
- Chất gây kích thích như bụi, khói thuốc lá hoặc nước hoa;
- Các bệnh do virus (như cảm lạnh).
Ưu tiên các biện pháp chăm sóc trẻ bị ho, nghẹt mũi không dùng thuốc
Với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cũng như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ các độ tuổi khác, các chuyên gia sức khỏe thường khuyên cha mẹ nên ưu tiên áp dụng các biện pháp chăm sóc không dùng thuốc cho trẻ. Chỉ nên dùng thuốc nếu những biện pháp này không hiệu quả và sử dụng dưới sự chỉ định của bác sỹ.
Khi bị ho, chúng ta có thể dùng thuốc không kê đơn cho trẻ để giảm triệu chứng bệnh nhưng hiện nay thị trường có nhiều loại thuốc ho có chống chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi, trong đó có trẻ 1 tháng tuổi do chúng có thể gây ra nhiều phản ứng phụ nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa tính mạng bé.
Với trẻ sơ sinh bị các bệnh đường hô hấp có kèm theo ho, ngạt mũi, bố mẹ có thể tham khảo một số biện pháp chăm sóc không dùng thuốc sau:
1.1 Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi
Nhiều trường hợp trẻ bị ho kèm tăng tiết nước mũi, gây nghẹt mũi khó thở, ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ và khiến trẻ khó bú, bỏ bú. Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi sẽ giúp giảm lượng chất nhầy trong mũi, làm sạch và giảm sưng đường hô hấp, như vậy sẽ giúp trẻ ho dễ hơn và dễ tống đờm ra ngoài hơn. Với trẻ 1 tháng tuổi, bố mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi hỗ trợ.
1.2 Cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn
Với trẻ em trên 6 tháng tuổi, việc bổ sung nước có thể giúp giảm chất nhầy ở mũi và đường hô hấp giúp trẻ sẽ đỡ khó thở và ho cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì chỉ nên cho bú sữa mẹ.

1.3 Không dùng mật ong làm dịu họng cho trẻ sơ sinh
Mật ong giúp làm dịu họng và giảm ho, được nhiều cha mẹ sử dụng khi con bị ho, nghẹt mũi. Tuy nhiên, lưu ý là không nên dùng biện pháp này cho trẻ dưới 1 tuổi.
1.4 Nâng cao đầu khi nằm
Có thể dùng một chiếc gối cao hơn hoặc kê thêm một chiếc khăn vào gối cho trẻ để nâng đầu cao hơn, việc này sẽ giúp trẻ thở dễ dàng hơn và cơn ho cũng sẽ giảm.
XEM THÊM : Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị
Khi nào bạn cần đưa trẻ đi khám
Các biện pháp trên sẽ giúp tình trạng nghẹt mũi ở trẻ nhỏ được cải thiện. Tuy nhiên, nếu trẻ có các triệu chứng sau, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay:
- Thường xuyên sốt cao;
- Chất nhầy trong mũi có màu xanh hoặc vàng;
- Trẻ khó thở hoặc thở rất nhanh. Nếu trẻ dưới hai tuổi và thở hơn 45 lần một phút, bạn hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay;
- Trẻ khó chịu ở tai, có nguy cơ nhiễm trùng;
- Phát ban;
- Nghẹt mũi cùng với sưng trán, mắt, mũi hoặc má;
- Nghẹt mũi hơn 2 tuần trở lên;
- Khó khăn khi ăn uống hoặc biếng ăn;
- Con quấy khóc hay có biểu hiện đau đớn.
Làm gì để phòng tránh nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh
- Vệ sinh nhà cửa, đồ dùng, đồ chơi của trẻ sạch sẽ
- Giữ ấm cho trẻ
- Nếu cho trẻ nằm điều hòa cần bổ sung đầy đủ độ ẩm trong không khí
- Vệ sinh điều hòa thường xuyên để không khí không bị nhiễm khuẩn
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá
- Hạn chế cho trẻ ngửi các mùi dễ kích ứng như nước hoa
- Không để trẻ tiếp xúc quá gần với các vật nuôi, có thể khiến lông vật nuôi bay vào mũi trẻ
- Cho trẻ uống sữa
- Vệ sinh mũi hằng ngày bằng Natriclorua 0.9%
Nguồn Tổng Hợp
Discussion about this post