Khi trẻ em bị chảy máu cam là hiện tượng xảy ra nhiều ở các trẻ, nhiều nhất với trẻ em từ 2 đến 10 tuổi. Hiện tượng chảy máu cam ở trẻ là do các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ ra và chảy máu. Nguyên nhân xuất hiện thường không rõ ràng và có nhiều cách nguyên nhân khác khau nhưng phần lớn là do chấn thương bởi niêm mạc mũi được bao bọc bởi các mạch máu ở ngay sát bề mặt.
Nguyên nhân trẻ em bị chảy máu cam
Có một số nguyên nhân thường gặp tác động đến những vi mạch máu này và dẫn đến việc trẻ bị chảy máu cam:
Nhóm nguyên nhân thường gặp:
- Chảy máu mũi vô căn – Chiếm 90%, lành tính và hay bị lặp lại khiến phụ huynh lo lắng.
Nhóm nguyên nhân ít gặp hơn:
- Dị vật mũi: Kèm chảy mũi một bên, dịch mũi hôi, nghẹt mũi.
- Viêm mũi xoang.
- Một số bệnh lý huyết học.
Nguyên nhân hiếm gặp:
- U vách ngăn, u xơ vòm mũi họng…
- Bệnh lý dị dạng mạch máu.

Cách xử trí khi trẻ em bị chảy máu cam
Bước 1: Xác định bên mũi chảy máu
Trẻ nhỏ thường chảy máu cam một bên mũi, tuy nhiên khi bị chảy máu trẻ thường có phản ứng dụi mũi khiến khó phân biệt máu cam chảy ra từ bên nào.
XEM THÊM : Cách nhận biết trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày là bất thường?
Vì vậy khi phát hiện trẻ bị chảy máu cam, tuyệt đối không để bé dụi mũi tiếp. Sau khi lau sạch mũi, hãy đặt đầu trẻ hơi cúi về phía trước để máu chảy ra, bạn sẽ nhận ra bên mũi nào bị chảy máu. Đồng thời, tư thế này khiến máu cam không chảy ngược về phía họng, gây nôn ói.
![]() |
Bước 2: Cầm máu
Lấy ngón tay đè lên cánh mũi trẻ, hơi ngửa đầu trẻ lên một chút và giữ nguyên khoảng 5 – 10 phút để máu ngừng chảy. Lưu ý, không bóp phần xương sống mũi hay chỉ ấn một bên cánh mũi vì làm vậy không thể giúp cầm máu mà còn làm trẻ bị đau. Bên cạnh đó cũng không được thả tay ra quá sớm hoặc nhiều lần có thể khiến máu chảy kéo dài hơn do chưa thể hình thành được cục máu đông ngăn cản máu chảy.
Bước 3: Chăm sóc sau chảy máu cam cho trẻ.
Để trẻ nghỉ ngơi ở trạng thái tĩnh. Nếu máu cam vẫn tiếp tục chảy và bị chảy xuống cổ họng thì đặt trẻ nằm nghiêng cho máu cam chảy ra ngoài. Không được để trẻ nuốt máu này vì rất có thể trẻ sẽ bị ngộ độc, gây nôn mửa, đau bụng và khó chịu.
Cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế nếu như có các triệu chứng:
– Sau khi sơ cứu, máu vẫn chảy liên tục.
– Chảy máu cam tái đi tái lại nhiều lần trong thời gian ngắn.
– Máu chảy ngày càng nhanh và nhiều.
– Chảy máu cam do chấn thương nặng.
– Người trẻ yếu ớt, chóng mặt, tim đập nhanh, khó thở.
– Có hiện tượng sốt do chảy máu cam.
– Trẻ bị nôn ra máu.
Nguồn Tổng Hợp
Discussion about this post