TTO – Bộ Y tế chiều 2-8 thông báo ghi nhận thêm 30 ca mắc COVID-19, trong đó Đà Nẵng 16 ca, Quảng Nam 9 ca, Đắk Lắk 2, Đồng Nai 1, Khánh Hòa 1, Hà Nam 1.
Nhân viên khử trùng trước khi vào làm việc để phòng COVID-19
Trong số bệnh nhân, có người làm quán ăn gần Bệnh viện Đà Nẵng, đi đám cưới cùng bệnh nhân 416, chăm người nhà tại Bệnh viện Đà Nẵng. Đặc biệt có 15 bệnh nhân (bệnh nhân 604-619) ghi nhận tại các đơn vị y tế trên địa bàn Đà Nẵng.
Như vậy từ 25-7 đến nay, đã có 173 ca liên quan tâm dịch Đà Nẵng được ghi nhận. Thông tin chi tiết các ca mắc mới như sau:
Ca bệnh 591 (bệnh nhân 591): nữ, 63 tuổi, Duy Xuyên, Quảng Nam. Ngày 19-20/7/2020 có tiếp xúc trực tiếp với BN456 tại TP. Đà Nẵng.
Ca bệnh 592 (bệnh nhân 592): nữ, 100 tuổi, Duy Xuyên, Quảng Nam. Ngày 22/7/2020 vào điều trị tại Bệnh viện Bình An, tỉnh Quảng Nam và sau đó có thời gian điều trị cùng khoa Nội với BN524.
Ca bệnh 593 (bệnh nhân 593): nam, 75 tuổi, TP. Hội An, Quảng Nam. Tháng 7 bệnh nhân thăm vợ điều trị khoa Nội – Thận – Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.
Ca bệnh 594 (bệnh nhân 594): nữ, 68 tuổi, TP. Hội An, Quảng Nam. Ngày 14 và 20/7/2020, bệnh nhân chăm con gái tại khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng.
Ca bệnh 595 (bệnh nhân 595): nữ, 50 tuổi, TP. Biên Hòa, Đồng Nai. Ngày 19/7/2020, bệnh nhân tới Bệnh viện Đà Nẵng thăm bố và có tiếp xúc với bệnh nhân 510. Từ ngày 20-25/7/2020, bệnh nhân 595 và bệnh nhân 510 thay nhau chăm sóc bố tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Ca bệnh 596 (bệnh nhân 596): nữ, 23 tuổi, Thăng Bình, Quảng Nam. Bệnh nhân là nhân viên y tế phòng khám tư. Các ngày 14, 15, 16, 17, 19/07/2020 vào khoa Ngoại chấn thương thần kinh, Bệnh viện C Đà Nẵng thăm người bệnh.
Ca bệnh 597 (bệnh nhân 597): Bệnh nhân nam, 39 tuổi, Thăng Bình, Quảng Nam. Bệnh nhân là con và sống cùng nhà với BN522 và BN523.
Ca bệnh 598 (bệnh nhân 598): Bệnh nhân nữ, 8 tuổi, Thăng Bình, Quảng Nam. Bệnh nhâ là cháu nội của bệnh nhân 522, bệnh nhân 523, là con của bệnh nhân 597, thường xuyên tiếp xúc với nhau.
Ca bệnh 599 (bệnh nhân 599): Bệnh nhân nữ, 9 tuổi, Thăng Bình, Quảng Nam.
Ca bệnh 600 (bệnh nhân 600): Bệnh nhân nữ, 7 tuổi, Thăng Bình, Quảng Nam
Bệnh nhân 599 và bệnh nhân 600 là cháu ngoại của bệnh nhân 522, bệnh nhân 523, là con của bệnh nhân 564, thường xuyên tiếp xúc với nhau.
Ca bệnh 601 (bệnh nhân 601): nữ, 41 tuổi, thường trú quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh; tạm trú tại TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.
Ca bệnh 602 (bệnh nhân 602): nam, 14 tuổi, TP. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk. Trong tháng 7/2020, bệnh nhân 601 và bệnh nhân 602 có đến thành phố Đà Nẵng và tham dự tiệc cưới tại Trung tâm For You Palace (nơi đã ghi nhận trường hợp nhiễm SARS-COV-2).
Ca bệnh 603 (bệnh nhân 603): nam, 21 tuổi, Bình Thạnh, TP.HCM. Là du học sinh ở California, Mỹ. Ngày 30/7/2020, bệnh nhân từ Mỹ nhập cảnh tại sân bay Cam Ranh, Khánh Hòa trên chuyến bay VN319, đã được cách ly tập trung ngay sau khi nhập cảnh. Hiện đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa.
Ca bệnh 604-619 (bệnh nhân 604-619): Các bệnh nhân được ghi nhận trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, được các đơn vị y tế trên (Bệnh viện Đà Nẵng; Bệnh viện Gia Đình; Bệnh viện 199; Trung tâm Y tế quận Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Thanh Kê) lấy mẫu gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng xét nghiệm ngày 02/8/2020.
Ca bệnh 620 (bệnh nhân 620): nữ, 44 tuổi, Phủ Lý, Hà Nam. Ngày 17 đến 25-7 vào thành phố Đà Nẵng làm quán ăn gần Bệnh viện Đà Nẵng.
Các thông tin về dịch tễ bệnh nhân 604-620 đang tiếp tục điều tra, cập nhật.
Tính đến 18h ngày 2-8, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 620 ca COVID-19, trong đó 373 ca đã khỏi, 5 ca tử vong.
Nguồn Báo Tuổi Trẻ
Như vậy:
Tổng số ca mắc: 620 ca
– Tính đến 18h ngày 02/8: Việt nam, có tổng cộng 620 ca mắc COVID-19, trong đó 307 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
– Số lượng ca mắc mới liên quan tới Đà Nẵng từ ngày 25/7 đến nay: 173 ca.
– Tính từ 6h đến 18h ngày 02/8: 30 ca mắc mới.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 94.216, trong đó:
– Cách ly tập trung tại bệnh viện: 920
– Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 14.249
– Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 79.047
Tình hình điều trị:
– Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 6 ca.
– Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: 8 ca.
– Số ca tử vong: 5 ca.
– Điều trị khỏi: 373 ca.
Bộ Giáo dục đề xuất chia kỳ thi THPT quốc gia thành 2 đợt
Bộ Giáo dục đề xuất chia kỳ thi THPT quốc gia thành 2 đợt. Đợt 1 cho những nơi an toàn với dịch Covid-19, đợt 2 với những nơi có nguy cơ cao.
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều 2/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết dư luận xã hội và các phụ huynh đang rất mong chờ chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành về kỳ thi THPT quốc gia. Vì vậy, ông giao Bộ trưởng Giáo dục chuẩn bị các phương án, tình huống đặt ra cho kỳ thi này để nhân dân yên tâm.
Địa phương an toàn thi trước, nơi có dịch thi sau
Báo cáo về việc này tại cuộc họp, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ cho biết Bộ đã phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức chu đáo, đến nay, công tác chuẩn bị cơ bản hoàn tất, từ ban hành quy chế đến giao đề thi đến các địa phương, thẩm định các phần mềm chấm thi…
Về phía các địa phương cũng đã chủ động, tích cực thực hiện các công việc liên quan tổ chức kỳ thi.
Do dịch Covid-19 xuất hiện lại, Bộ GD&ĐT quán triệt tổ chức thi nhưng phải đảm bảo an toàn về cả chuyên môn và sức khỏe.
![]() |
Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đề xuất tổ chức kỳ thi THPT quốc gia thành 2 đợt. Ảnh: Hoàng Hà. |
Theo ông Nhạ, sau khi tổ chức các cuộc họp và thảo luận, hầu hết địa phương báo cáo đã chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi, nhưng có 2 địa phương có ý kiến xin dừng thi và đặc cách là Quảng Nam và Đà Nẵng.
Để đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch, sau khi cân nhắc nhiều mặt, nhiều khía cạnh, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết Bộ Giáo dục đề xuất chia kỳ thi THPT quốc gia năm nay thành 2 đợt.
Đợt 1 tổ chức ở những địa phương không nằm trong nhóm nguy cơ cao, đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Với những địa phương có nguy cơ cao, xét thấy không an toàn như Đà Nẵng, Quảng Nam thì sẽ tổ chức thi đợt 2.
Ngoài ra, những thí sinh có nguy cơ F1, F2 cũng sẽ tổ chức thi đợt 2 cùng với những địa phương có nguy cơ cao.
“Việc này khó khăn nhưng Bộ sẽ cố gắng để đảm bảo kỳ thi chất lượng, công bằng, minh bạch. Đồng thời, đảm bảo những thí sinh thi sau vẫn không mất cơ hội”, ông Nhạ nói.
Không được đặc cách
Ở đầu cầu Hà Nội, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đồng tình với ý kiến của Bộ Giáo dục.
Ông cho biết Hà Nội đã chuẩn bị mọi công tác, với tình hình này có thể tổ chức kỳ thi bình thường. Các thí sinh đến thi sẽ được đo thân nhiệt, rửa tay xịt khuẩn trước khi vào phòng thi.
Phó chủ tịch TP.HCM Dương Minh Đức cho biết thành phố đã chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng để tổ chức kỳ thi THPT quốc gia. Nhưng có một điểm băn khoăn với những thí sinh là F1 theo quy định phải cách ly tập trung, nếu đi thi sẽ gặp khó khăn. Ông Đức đề nghị xem xét thời điểm thi, nếu từ ngày 8 đến 10/8 các thí sinh vẫn còn là F1 thì đặc cách cho các trường hợp này.
Đại diện tỉnh Quảng Nam đồng ý phương án tổ chức trên. Tuy nhiên, tỉnh đề xuất thêm với 6 địa bàn của tỉnh có ca dương tính sẽ thi vào đợt 2, còn kiến nghị cho 12 nơi trong tỉnh chưa có dịch lây lan sẽ được thi đợt 1 cùng các địa phương an toàn.
Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng của Quốc hội Nguyễn Thanh Bình cho rằng nếu tiến hành kỳ thi THPT quốc gia cần tuyên truyền và chuẩn bị thật tốt. Các địa phương quyết tâm tổ chức kỳ thi phải có cam kết đảm bảo tốt kỳ thi và đảm bảo an toàn.
Vấn đề khác được ông Bình đặt ra là việc đảm bảo an toàn cho lực lượng giáo viên của các trường Đại học đi giám sát và hỗ trợ thi. Theo ông, lực lượng này cần được giám sát chặt vì họ cần di chuyển đến các địa phương để coi thi. Hơn nữa còn là tâm lý của các giáo viên khi điều động đi hỗ trợ cho kỳ thi của các địa phương khác.
Nêu quan điểm dưới góc độ về luật, GS Nguyễn Thanh Bình cho hay Luật Giáo dục Đại học không bắt buộc thi THPT quốc gia, việc này có thể do Bộ trưởng GD&ĐT quy định về phương thức tổ chức thi.
“Nhưng luật không quy định việc đặc cách nên không thể đặc cách được”, ông Bình nhấn mạnh.
Nguồn Zing.vn