Giai đoạn thai nhi 22 tuần nặng bao nhiêu là lúc người mẹ sẽ thấy cơ thể mình trở nên tròn trịa hơn bao giờ hết với mức cân nặng tăng nhanh chóng. Đây hoàn toàn là điều bình thường để cơ thể mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Sự phát triển thai nhi 22 tuần nặng bao nhiêu là phù hợp?
Thai nhi tuần 22 đã có những đặc điểm phát triển như sau:
Em bé của bạn trông ngày một trông một em bé sơ sinh thu nhỏ, hầu hết các cơ quan của bé
đã phát triển hoàn thiện, đôi mắt và môi phát triển hoàn toàn
Tay chân bé đã cứng cáp hơn, vì vậy mà các động tác đấm, vặn mình, xoay người đều
dùng lực. Sự chuyển động của thai 22 tuần trong bụng mẹ là cực kỳ rõ ràng
Sự thay đổi của mẹ khi thai nhi được 22 tuần tuổi
Cân nặng của mẹ sẽ tiếp tục tăng nhanh chóng khi thai nhi 22 tuần tuổi. Tuy nhiên mẹ cần kiểm soát cân nặng trong mức độ cho phép, tránh để thừa cân béo phì làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Nuốt nước bọt thường xuyên là hiện tượng khá đặc biệt mà mẹ gặp phải khi mang thai tuần thứ 22. Đây là tình trạng hết sức bình thường nên mẹ cũng không cần phải lo lắng, hãy chấp nhận và khắc phục chúng bằng cách ngậm kẹo bạc hà, kẹo cao su và chuẩn bị sẵn khăn giấy.
XEM THÊM : Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp cho con bú có tác hại gì không?
Các vết rạn trên bụng, hông, đùi bắt đầu dày hơn khi em bé ngày càng lớn lên khiến mẹ cảm thấy chán nản. Tuy nhiên, hãy quên cảm xúc đó đi và cùng khắc phục chúng bằng cách bôi kem dưỡng da mẹ nhé.

3. Cột mốc siêu âm quan trọng khi thai nhi 22 tuần tuổi
Siêu âm thai nhi 22 tuần tuổi là một trong những cột mốc rất quan trọng vì đây là thời điểm giúp khảo sát và phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh ở trẻ. Trong lần siêu âm này, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ thực hiện siêu âm 3D hoặc siêu âm 4D để có thể nhìn rõ hơn sự phát triển của thai nhi nhằm dễ dàng phát hiện các dị tật nếu có.
Thông thường, khi siêu âm thai 22 tuần tuổi sẽ bao gồm các chỉ số cơ bản dưới đây:
- Đầu tiên, bác sĩ sẽ đo những chỉ số cơ bản để ước lượng trọng lượng thai của thai nhi như: chu vi vòng đầu, đường kính vòng đầu, chu vi vòng bụng, chiều dài xương đùi
- Kiểm tra tất cả các cơ quan từ đầu đến chân em bé bao gồm não bộ, khuôn mặt, tim, nội tạng, xương sống, bàn tay, chân để tìm kiếm xem có bất thường không
- Quan sát gương mặt của bé xem có đầy đủ các bộ phận chưa và các bộ phận này có phát triển đúng hướng hay không.
Từ các chỉ số này, bác sĩ sẽ đưa ra nhận định và biết được bé có bị dị tật bẩm sinh như bệnh tim, bệnh Down, hở hàm ếch, sứt môi hay dị tật tứ chi…hay không để từ đó có hướng giải quyết kịp thời và phù hợp.
Nguồn Tổng Hợp
Discussion about this post