Tất niên là gì?
Ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên.
Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết. Nó đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, nó được gọi là Giao thừa.
Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà.
Mâm lễ cúng Tất niên tùy theo điều kiện gia đình cũng như phong tục tập quán mỗi vùng có thể thịnh soạn hay thanh đạm, tuy nhiên một số thành phần bắt buộc phải có khi cúng theo phong tục của người Việt Nam gồm: hương hoa, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng, cỗ mặn được bầy biện đầy đặn, trang nghiêm.
Ý Nghĩa Của Việc Tổ Chức Tất Niên
Tri ân thần linh: Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ, một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà và một mâm cúng trời, đất ở khoảng sân trước nhà. Mâm lễ cúng Tất niên tùy theo điều kiện gia đình cũng như phong tục tập quán mỗi vùng mà thịnh soạn hay thanh đạm. Thế nhưng, một số thành phần bắt buộc phải có khi cúng theo phong tục của người Việt Nam gồm: hương hoa, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng… được bầy biện trang nghiêm.
Hướng dẫn cúng tất niên cuối năm
1/ Ý nghĩa của cúng tất niên:
Tất niên còn gọi là lễ Tất niên hay tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm đánh dấu kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Đây là phong tục tập quán lâu đời và mang nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.
Lễ tất niên được tiến hành vào chiều ngày 30 Tết. Vào ngày này, mọi người thường quây quần bên nhau, tổ chức tiệc mừng, văn nghệ, để tổng kết, nhìn lại một năm đã qua, cùng đón giao thừa và mừng năm mới. Họ tận hưởng bầu không khí ấm cúm và tràn ngập niềm vui bên cạnh các thành viên trong gia đình sau một năm tất bật học tập, làm việc và chạy đua với cuộc sống.
Cúng tất niên cũng thể hiện một nếp sống tâm linh của người Việt. Sau một năm làm ăn vất vả, vào những ngày cuối năm, mọi người đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tươm tất để cúng tất niên và chuẩn bị đón Tết.
2/ Cách sắm lễ vật cúng tất niên
- Trái cây
- Hoa
- Nhang rồng phụng
- Đèn cầy
- Gạo, muối
- Trà
- Rượu
- Nước lọc
- Giấy cúng
- Bánh kẹo
- Trầu cau
- Chè
- Xôi
- Cháo trắng
- Tam sên
- Gà ta 1,9kg – 2,1kg
- Heo sữa quay (3,5kg – 4kg)
- Bánh bao
- Bánh chưng/bánh tét
- Chả lụa
- Ly rót nước, rót rượu
- Chén, Đũa, Muỗng
- Bình hoa
- Lư Nhang
Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.
Miền Bắc:
Gồm những món: Bát móng giò hầm măng lưỡi lợn, bát bóng nấu thập cẩm, bát miến nấu lòng gà, bát mọc. Đĩa gồm đĩa xôi/bánh chưng, đĩa thịt đông,, đĩa thịt gà luộc đĩa giò lụa, đĩa giò xào, thêm đĩa nộm và đĩa dưa hành muối.
Miền Trung:
Gồm: bánh chưng, bánh tét và có nhiều món ăn được chế biến gồm đủ các thành phần để có bữa cỗ “hào soạn” gồm: đĩa dưa món, đĩa giò lụa Huế, đĩa gà bóp rau răm, đĩa thịt đông, đĩa chả Huế, đĩa thịt heo luộc, giá chua, bát ninh măng khô, bát miến Huế, đĩa cá chiên, hay đĩa ram
Miền Nam:
Gồm: bánh tét kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm; canh măng nấu (dùng măng tươi thay cho măng khô), thêm bát canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu (thịt heo, trứng với nước dừa); đĩa thịt heo luộc, đĩa gỏi tôm thịt, đĩa nem, đĩa chả giò, đĩa dưa giá, củ kiệu.
3/ Bài cúng tất niên cuối năm
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
– Con kính lạy HoàngThiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn phần.
– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, ngũ thổ Long Mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân cùng tất cả các vị Thần linh cai quản ở trong xứ này.
– Con kính lạy Chư gia Cao Tằng TỔ Khảo, Cao Tăng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ……….
Hôm nay là ngày 30 tháng chạp năm……….
Tín chủ (chúng) con là:…………
Ngụ tại:……….
Trước án kính cẩn thưa trình:
Đông tàn sắp hết
Năm kiệt tháng cùng
Xuân tiết gần kề
Minh niên sắp tới.
Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!./.
Mâm cơm tất niên gồm những gì?
Cúng tất niên thường được tiến hành vào trưa hoặc chiều cuối cùng của năm cũ. Tuy niên, tùy vào điều kiện kinh tết của mỗi gai đình mà các gia chủ sắm cho mâm cúng tất niên cũng khác nhau. Nhưng thông thường cúng tất niên gồm có mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà và mâm cỗ mặn. Mâm cỗ mặn thì thường bao gồm các món ăn ngày tết như canh mọc, canh măng, gà luộc, bánh chưng, nem rán, rau, giò, dưa muối, củ kiệu… Trong đó, mâm ngũ quả, hương hoa thường được đặt trên bàn thờ và sẽ thờ suốt Tết, mâm cỗ mặn được đặt ở bàn thờ phụ, hoặc một chiếc bàn nhỏ chữ nhật thấp hơn đặt trước bàn thờ chính. Tất cả phải được bày biện 1 cách trang nghiêm.
Mâm cơm cuối cùng của năm cũ được coi là quan trọng nhất trong mỗi gia đình. Đây là khoảng thời gian thiêng liêng mà các thành viên quây quần bên nhau. Tất cả cùng nhau vui đùa, nói chuyện vui, động viên nhau phấn đấu trong năm mới.
Với những năm trở lại đây, nhiều gia đình có xu hướng làm tất niên sớm hơn, luân phiên trong vài ngày trước tết để có thể đến được nhà nhau, hoặc hoàn thành sớm để tổ chức những kế hoạch nào đó như du lịch.
Về cơ bản, các gia đình vào ngày 30 Tết cần chuẩn bị 2 mâm: 1 mâm cúng tất niên và sau đó là ăn tối, còn 1 mâm khác chuẩn bị cho cúng giao thừa. Người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà thắp hương và đọc văn khấn, rồi các thành viên khác làm lễ vái. Nội dung chính là mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình. Để cho giản tiện, nhiều gia đình gộp chung lễ cúng tất niên với lễ cúng giao thừa.
Bữa cơm ngày cuối năm được làm thịnh soạn hơn ngày thường. Tùy từng vùng miền mà có những đặc trưng riêng, như miền Bắc hay có canh móng giò hầm măng, miến lòng gà, xôi, bánh chưng, nem, giò lụa, giò xào…; miền Trung hay có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua…; miền Nam hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, nem, chả giò…
Mỗi gia đình bày trí mâm lễ cúng một khác, tuy vậy cỗ cúng (mặn hay chay) nên đặt ở dưới cái bàn con bên dưới. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng. Cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính. Không nên cắm “cành vàng lá ngọc” (hàng mã) lên bàn thờ vì có chứa nhiều trường khí âm bất lợi.
Mâm ngũ quả dành cúng gia tiên nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín có thể ăn được. Hoa quả xanh, hoa quả giả (bằng nhựa) không được dùng cúng gia tiên. Đĩa/mâm ngũ quả không đặt trước chính giữa bát hương vì chắn mất trục khí chính, mà nên để ở hai bên.
Hoa bày trên bàn thờ cũng vậy, cần phải hoa tươi chứ không dùng hoa giả, hoa nhựa. Nhiều người hay lấy câu “miễn thành tâm là được” để ngụy biện, khi thực hiện lại chạy theo hình thức, khoe mẽ với người ngoài mà không chú trọng đến chất lượng của hoa quả để thờ cúng.
Gần đây nhiều người hay gán ghép phong thủy cho mọi lĩnh vực, từ hoa thờ đến mâm ngũ quả, rồi suy luận không căn cứ. Chẳng hạn quả lựu nhiều hạt, tượng trưng cho sự đầy đủ, phát triển; bưởi, dưa hấu căng tròn, tượng trưng cho sự đầy đủ, may mắn hoặc như cam, nghĩa gốc là ngọt (đồng cam cộng khổ, chia sẻ ngọt bùi) lại bị suy diễn thành cam chịu. Thậm chí một số người còn sa đà vào tâm linh không cần thiết như đếm nải chuối có quả lẻ mới mua, đếm phật thủ có lẻ nhánh mới được, tổng số quả trên mâm phải hợp mệnh chủ nhà… Đây là những suy luận về mặt ý nghĩa và khiên cưỡng. Nhiều khi suy luận quá đà thì sẽ không còn hoa quả nào để bày trí.
Trong bữa cơm tất niên, các thành viên nên có mặt đông đủ, nói những chuyện vui trong năm hay những dự định năm mới, động viên nhau vươn lên, nỗ lực hơn, tạo một bầu không khí đầm ấm, hòa thuận.
Những bài thơ tất niên cuối năm hay và thú vị
1/ Đón Tân Niên
Bây giờ châu Úc đầu năm
Châu Âu, châu Á hỏi thăm mấy giờ?
Ở đây châu Mỹ thờ ơ
Em ngồi viết những dòng thơ nhớ Nhà
Ba châu bao múi giờ xa?
Tất niên thiên hạ vui là vui ơi!
Mình em hướng về trùng khơi
Thương bao người đã xương rơi Thái Bình
Mình em, duy nhất một mình!
Nén hương em thắp cho tình Việt Nam
2/ HỘI XÓM NGHĨA TÌNH
Xóm Lá tưng bừng buổi tất niên
Hồ Tây điểm hẹn giữa ba miền
Bắt tay chúc rượu ươm lời đẹp
Đưa mắt trao câu gửi bạn hiền
Nhạc lượn khơi dòng còn mãi nhớ
Thơ hòa nảy tứ chẳng nào quên
Ra về liễu rủ chiều vương vấn
Liệu biết mai còn chốn cõi tiên
3/ KHẤN VÁI TẤT NIÊN
Kính cẩn thắp hương chư vị thần
Thành tâm bày cỗ của chủ nhân
Cơm canh thịnh soạn xin chứng giám
Ngũ quả đơm đầy muốn hiến dâng
Đông tàn tháng kiệt năm sắp hết
Năm mới gần kề đón tiết xuân
Cầu nguyện tốt lành và mạnh giỏi
Ước mong thịnh vượng và bình an!
4/ Thơ Tất Niên
Thôi phấn son đã nhũ màu hớt hải
Nên mỗi ngày tay chắp lạy cành mai
Tháng chạp ơi làm ơn chầm chậm lại
Cho nỗi buồn tôi kịp trả / chia ai
Ai áo ấm kịp khoe mùa tháng rét
Tóc vàng nào nhớ ngã rẽ ngôi xanh
Ai thiên hạ dục dồn mênh mang tết
Mỗi riêng tôi chật chội tất niên mình
Mong tết qua như xong ngày kinh nguyệt
Để cuối năm tôi vui bữa giỗ tình người
Ai mang cả mùa xuân đi biền biệt
Mười hai tháng tròn mừng nỗi hận thôi nôi
Thôi phấn son đã nhú lời hối hả
Đêm nhìn gương / nhan sắc / lai giao thừa . . . .!
5/ TÍNH SỔ TẤT NIÊN
Cuối năm ngồi tính sổ đời
Ít nhiều cũng có thu nhập
Một số thơ, một số nhạc
Làm vốn tóc bạc trên đầu
Chi tiêu chất xám khá nhiều
Từng đêm hao tốn giấc ngủ
Thơ, nhạc đâu phải quỉ sứ
Mà hút máu trái tim tôi
Cuối năm ngồi tính sổ đời
Bất chợt thấy nợ trần tục
Con tim hoá đá bất lực
Sổ đời chằng chịt băn khoăn
6/ TRẢ NỢ CUỐI NĂM
Mưa lâm thâm những giọt cuối năm
Như món nợ cuối cùng trời trả cho đất
Để trần gian an tâm đón Tết
Giàu nghèo gì ai cũng có một mùa Xuân
Giai điệu yêu thương vang ngân
Trời đất giao hòa chân thành tha thứ
Bỏ qua cho nhau những gì của năm cũ
Cùng dìu nhau đón năm mới an bình
Vạt nắng vàng tô sắc thắm ân tình
Điệu nhạc Xuân phổ vần thơ Tết
Những đôi môi nở đóa cười hạnh phúc
Trả nợ cuối năm và hẹn nhau đón giao thừa./.
7/ Tắm tất niên
Chẳng biết mấy tuần không chạm nước
Cuối năm đón tết tắm Tất Niên
Mẹ nhặt đá vườn kê thành bếp
Lá tre ẩm ướt, khói lên đen.
Con ngồi co ro lo trận tắm
Cẳng chân mốc thếch, gãi thành đường
Được nước mẹ kêu, con sợ lắm
Bước ra mỗi bước, mấy lần run.
Nồi nước mở vung, hơi nghi nhút
Khịt mũi mấy lần đoán mùi thơm
Mẹ bảo hoa mùi khô gác bếp
Tắm vào năm mới sẽ may hơn.
Cúi đầu mẹ gội từng gáo nhỏ
Thơm không ngăn nổi gió ngang vườn
Hừ… hừ… từng nhịp răng gõ mõ
Tắm xong thoát nợ, sướng gì hơn!
Xa quê giáp tết bao lần tắm
Hơi ấm phun mờ vòi hoa sen
Dầu gội xếp hàng, tha hồ chọn
Vẫn thèm mùi nước tắm Tất Niên.
Thơ chúc Tết
Đầu xuân năm mới chúc BÌNH AN
Chúc luôn TUỔI TRẺ chúc AN KHANG
Chúc sang năm mới nhiều TÀI LỘC
Công thành danh toại chúc VINH QUANG
Thơ Chúc Tết Đinh Dậu Tài Lộc, An Khang, Vạn Sự Lành
Năm mới Tết đến
Rước hên vào nhà
Quà cáp bao la
Mọi nhà no đủ
Vàng bạc đầy hũ
Gia chủ phát tài
Già trẻ gái trai
Sum vầy hạnh phúc
Cầu tài chúc phúc
Lộc đến quanh năm
An khang thịnh vượng.
BÀI THƠ TẤT NIÊN TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH
Thế là hết năm con Hổ
Tĩnh tâm suy ngẫm chuyện đời
Nóc dột thì cả nhà ướt
Trên tham thì dưới cũng xơi
Chữ nghĩa lời hay ý tốt
Thực hành, khoảng cách xa vời
Nói thật thì hay phạm húy
Đành nghe nói dối vậy thôi
Nước mạnh tất còn xa lắc
Dân giàu hiện tại là ai?
Vẫn còn người nghèo không Tết
Ốm đau chỉ biết kêu trời
G.P tăng tiền lạm phát
Giá cả leo thang ngút trời
Lương thấp, thắt lưng buộc bụng
Nhìn nhau thở ngắn than dài
Có quyền muốn gì cũng được
Lắm tiền mua chức dễ thôi
Hiền tài cũng thua bằng giả
Thời nay lắm chuyện nực cười
Phường kia có ông Chủ tịch
Văn bằng cũng chả kém ai
Hiềm nỗi kém phần trí dũng
Việc chi cũng phải nghe người!
28 -12 Canh Dần
Trung Ngôn
Nguyễn Trọng Vĩnh
Văn cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
– Con kính lạy HoàngThiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn phần.
– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, ngũ thổ Long Mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân cùng tất cả các vị Thần linh cai quản ở trong xứ này.
– Con kính lạy Chư gia Cao Tằng TỔ Khảo, Cao Tăng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ……….
Hôm nay là ngày 30 tháng chạp năm……….
Tín chủ (chúng) con là:…………
Ngụ tại:……….
Trước án kính cẩn thưa trình:
Đông tàn sắp hết
Năm kiệt tháng cùng
Xuân tiết gần kề
Minh niên sắp tới.
Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!./.
Chuẩn bị gì để cúng tất niên bạn xem tại đây