fbpx
Retail
No Result
View All Result
  • Tin Gia Lai
  • Pháp Luật
  • Tin Mới
  • Du Lịch
  • Công nghệ
  • Dịch vụ
  • Giải trí
  • Tin Gia Lai
  • Pháp Luật
  • Tin Mới
  • Du Lịch
  • Công nghệ
  • Dịch vụ
  • Giải trí
Baomoigialai.vn - Tin Tức Gia Lai Cập Nhật 24/7
No Result
View All Result
ADVERTISEMENT

Phân tích chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân

in Bài viết
ADVERTISEMENT

Với nghệ thuật vẽ mây, nảy trăng và nghệ thuật đối lập, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật hình tượng Huấn Cao và khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp. Các em cùng đọc, tham khảo bài viết để học hỏi thêm cách viết và hoàn thiện đề văn yêu cầu phân tích Chữ người tử tù của mình.

Bài viếtNỔI BẬT

Gỗ me tây là gì? Đặc điểm và những thông tin cơ bản về cây gỗ me tây

10k
Gia Lai : Đã bắt được phạm nhân trốn khỏi trại giam của Bộ công an

Gia Lai : Đã bắt được phạm nhân trốn khỏi trại giam của Bộ công an

10.5k

Bài cảm nhận về ngày thương binh liệt sỹ 27/07

10k

Top 3 bài văn phân tích bài thơ quê hương của Tế Hanh

10k
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Quang Hiếu/VGP.

Hà Nội, TP.HCM đều xuống nhóm có nguy cơ từ 23/4

10.3k
Học sinh sẽ trở lại trường sau thời gian nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19.

Gia Lai: Học sinh, học viên lớp 9, lớp 12 đi học trở lại

10.2k

I. Dàn Ý Phân Tích Chữ Người Tử Tù (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu về Nguyễn Tuân và truyện ngắn Chữ người tử tù

2. Thân bài

a.  Hoàn cảnh sáng tác:
– In trong tập Vang bóng một thời, ban đầu có tên Dòng chữ cuối cùng
– Nằm trong mạch cảm hứng chung của tập truyện, ca ngợi, khẳng định cái đẹp, ca ngợi những con người có lối sống đẹp, thanh bạch, cái đẹp là trung tâm của toàn câu chuyện.

b.  Về tình huống truyện:
– Tình huống của Chữ người tử tù: Viên quản ngục có cuộc gặp gỡ với Huấn Cao – một con người tài hoa, khí phách nhưng đồng thời cũng là tên tội phạm tử tù của triều đình. => Đây là một tình huống giàu kịch tính, lại éo le (về thời gian, không gian, thân phận của các nhân vật).

c. Phân tích nhân vật Huấn Cao
–  Hoàn cảnh: Nhân vật Huấn Cao – một vị quan coi sóc việc học tại một huyện đang trong vai một vị anh hùng thất thế, cái hoàn cảnh dễ biến con người thành kẻ tiểu nhân đê hèn.
–  Hình ảnh Huấn Cao được gián tiếp bộc lộ qua con mắt nhìn của quản ngục và thầy thơ lại:
+ Với quản ngục: Huấn Cao là “một ngôi sao …không định”, “một ngôi sao … vũ trụ”.
+ Không chỉ thế, còn có tài “bẻ khóa và vượt ngục” => Một người “văn võ toàn tài”.
=> Quản ngục vô cùng kính trọng Huấn Cao, tôn sùng như bậc hiền nhân.

– Huấn Cao hiện lên qua ba khía cạnh:
+ Người nghệ sĩ tài hoa với tài viết chữ thư pháp:
+ Một con người khí phách hiên ngang của một anh hùng
+ Huấn Cao còn là một con người có cái tâm thiên lương trong sáng:

ADVERTISEMENT

d. Phân tích nhân vật quản ngục
–  Hoàn cảnh: Sống giữa chốn đề lao, là chúa ngục nơi mà “người ta sống …lừa lọc”, “một đống cặn bã” => nơi con người dễ bộc lộ bản tính độc ác của mình nhất.
– Thế nhưng quản ngục lạ là con người “tính cách dịu dàng …người ngay”, “như một thanh âm …xô bồ”, một con người “thuần khiết” => miêu tả bằng bút pháp trữ tình, gợi lên hình ảnh của một con người với tâm hồn đẹp.
– Nhân vật quản ngục hiện lên qua hai phương diện:
+ Quản ngục là người say mê, quý trọng cái đẹp:
+ Quản ngục còn là một con người biết hướng thiện, dũng cảm sống đúng với thiên lương:

e. Cảnh cho chữ
– Đây là cảnh đắt giá nhất trong tác phẩm, là một cảnh “xưa nay chưa từng có”. Tất cả mọi thứ trong cái khung cảnh ấy đều đối lập với nhau.
– Thời gian: giữa đêm khuya “chỉ còn …vọng gác” – bình thường, người ta cho chữ lúc trời sáng sủa, đẹp đẽ.
– Không gian: buồng biệt giam “một buồng tối …phân gián”- cái đẹp.

-Con người: Huấn Cao cho chữ lúc chuẩn bị ra pháp trường – người ta cho chữ lúc tâm trạng thoải mái, vui vẻ nhất.
– Vị thế của các nhân vật cũng đảo ngược:
+ Về quyền uy: Kẻ uy quyền (quản ngục): khúm núm – kẻ có tội: hiên ngang, bay bổng trong từng nét chữ.
+ Thái độ: quản ngục: run run, khúm núm – Huấn Cao: bình thản, tĩnh lặng
+ Thân phận: Huấn Cao dạy dỗ, khuyên ngăn quản ngục “Ở đây …lương thiện đi”
=> Quản ngục cúi đầu trước Huấn Cao: sự hướng thiện trong ông, ông cúi đầu trước cái đẹp, cái uy nghi.=> làm sáng lên nhân các của quản ngục.
=> Quản ngục là nhân vật mà Nguyễn Tuân gửi gắm quan niệm nhân sinh: Mỗi con người dù sống ở đâu vẫn luôn có một tâm hồn khao khát cái đẹp, chực chờ thứ ánh sáng thiên lương soi tỏ.

f. Đặc sắc nghệ thuật:
-Bút pháp lãng mạn tài hóa: miêu tả con người trong sự hoàn thiện, hoàn mỹ, tới mức lý tưởng hóa
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật đối lập: Huấn Cao – quản ngục (tử tù -chúa ngục), đối lập trong chính nhân vật quản ngục (là người của triều đình, chúa ngục – nhỏ bé trước một tử tù như Huấn Cao).
– Nghệ thuật trong đoạn cho chữ: đối lập từ ánh sáng tới cái đẹp.
– Ngôn từ giàu hình ảnh, đa dạng các từ ngữ Hán Việt tạo nên không khí cổ kính cho tác phẩm.

3. Kết bài

– Khẳng định lại vấn đề

Bài mẫu Phân tích Chữ người tử tù, mẫu số 1:

Nhà thơ lừng danh người Mỹ Ralph Emerson từng có câu nói rất hay rằng: “Yêu cái đẹp là thường thức. Tạo ra cái đẹp là nghệ thuật. Nhưng biết trân trọng cái đẹp mới là người nghệ sĩ chân chính.” Có lẽ từ lâu nhà văn Nguyễn Tuân đã sớm thấm nhuần tư tưởng trên mà cả cuộc đời ông là một chặng đường say mê đi tìm cái đẹp thanh cao, cái đẹp của chuẩn mực tạo hoá. Tác phẩm Chữ người tử tù của ông đã khắc hoạ rất thành công chân dung vẻ toàn mỹ, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì nó vẫn luôn toả sáng và trường tồn với thời gian.

Nguyễn Tuân (1910 – 1987) xuất thân trong một gia đình Nho giáo, quê ông ở làng Mọc nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Nguyễn Tuân là nhà văn lớn có đóng góp vô cùng quan trọng cho nền văn học Việt Nam hiện đại, cả đời ông say mê đi tìm cái đẹp trong cuộc sống để từ đó thổi hồn vào trong các tác phẩm của mình những làn gió mới, những vẻ đẹp nhân văn cao đẹp. Các tác phẩm chính của ông gồm có : Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Sông Đà (1960),… Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 tên tạp chí Tao Đàn, sau đó được in trong tập truyện Vang bóng một thời và đổi tên thành Chữ người tử tù. Hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, lỗi lạc với ý chí hiên ngang, bất khuất, cho dù là chí lớn không thành nhưng ông cũng không bao giờ gục ngã, vẫn giữ cho mình tâm hồn thanh cao trước cảnh gục tù tối tăm, u uất.

Thành công của một tác phẩm truyện ngắn là đến từ tình huống truyện đặc sắc, đó chính là chiếc chìa khoá thúc đấy cốt truyện dâng lên cao trào như cách mà Nguyễn Minh Châu từng nói đó là: “Tình thế của câu chuyện, là khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc”. Chữ người tử tù cũng là một câu chuyện như thế, Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật của mình vào nghịch cảnh trớ trêu, cuộc hội ngộ giữa hai thế lực đối lập. Một bên đại diện cho con người tài hoa khí phách, một bên là quyền lực tăm tối của xã hội phong kiến. Cuộc gặp gỡ diễn ra đầy kịch tính, lôi cuốn người đọc, cuối cùng vẻ đẹp thiên lương tao nhã đã thắng thế trước sự xã hội tàn bạo, xấu xa.

phan tich truyen chu nguoi tu tu cua huan cao

Hướng dẫn Phân tích truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Chữ người tử tù xây dựng thành công tuyến nhân vật chính diện, họ là trung tâm đại diện cho cái đẹp thanh cao trong tâm hồn, dù ở trong hoàn cảnh nào, dù thực tại xã hội có dở bẩn ra sao cũng không thể nào làm vướng bẩn nhân cách thiên lương của họ. Trước tiên là hình tượng Huấn Cao – một vị anh hùng sa cơ, thất thế ông là người lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh đòi lại công bằng cho chính mình. Ấy thế mà trong con mắt của chế độ phong kiến ông lại bị gọi là kẻ “phản nghịch”, kẻ cầm đầu nguy hiểm cần phải tiêu diệt. Có ý kiến cho rằng Nguyễn Tuân sáng tạo hình tượng Huấn Cao dựa trên nguyên mẫu Cao Bá Quát – một người tài hoa, nghệ sĩ, tinh thần quả cảm và đặc biệt là có tài viết chữ đạt đến độ tuyệt mỹ. Huấn Cao là cách gọi kính trọng, là một người mang họ Cao giữ chức huấn đạo – chức quan trông coi việc học ở một huyện.

ADVERTISEMENT

Nguyễn Tuân khắc hoạ vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao qua nhiều bình diện để thấy được cái vẻ đẹp thanh cao đạt đến chân – thiện – mỹ của một người tài hoa bậc nhất. Trước tiên, nhà văn miêu tả Huấn Cao là một người nghệ sĩ tài hoa, lừng danh khắp chốn. Ông xuất hiện gián tiếp trong câu chuyện của viên quản ngục và thầy thơ lại, là người mà “vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”, không những thế ông còn có tài “bẻ khoá và vượt ngục”. Huấn Cao hiện lên trong tác phẩm quả là một người “văn võ song toàn”, hội tụ tất cả những khí chất của một người anh hùng tài ba. Tác giả giới thiệu Huấn Cao với lối miêu tả gián tiếp là hoàn toàn có dụng ý khéo léo, chu toàn ông muốn để cho nhân vật của mình xuất hiện một cách tự nhiên mà không đường đột, từ đó cho người đọc thấy được hình tượng nhân vật phi thường tiếng thơm đã truyền đi khắp nhân gian, khi nhắc đến tên tuổi cả viên quản ngục hay thầy thơ lại đều đã từng nghe qua. Cái tài hoa, nghệ sĩ của ông Huấn cao còn được bộc lộ rõ nét nhất khi viên quản ngục bất chấp hiểm nguy, chỉ với hy vọng có được chữ của ông, chữ ông “đẹp lắm, vuông lắm” chỉ cần có một đôi câu đối của Huấn Cao treo trong nhà coi như là “y đã mãn nguyện” bội phần, dường như trên đời sẽ chẳng có gì có thể làm cho viên quản ngục hạnh phúc hơn thế nữa.

Huấn Cao còn là vị anh hùng với khí phách hiên ngang ngút trời, dù lâm vào cảnh tù đày đối diện với án tử nhưng ông chẳng một chút sợ hãi vẫn giữ cho mình nhân cách thanh cao, không nhún nhường trước cường quyền tào bạo. Trước lời giễu cợt của bọn lính cai ngục, Huấn Cao im lặng “lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng” một hành động dứt khoát như là lời cảnh báo chắc nịch của người tử tù với bọn nha sai hách dịch, cậy quyền. Trong ngục tù tăm tối ông thản nhiên, ung dung “nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình”, thật là hiếm có người tù nào sắp chết mà vẫn giữ thái độ điềm nhiên, bình thản được như Huấn Cao. Chẳng sợ cường quyền, khinh bạc chế độ xã hội tàn bạo dù biết trước sẽ phải đối đầu với một trận “lôi đình báo thù và những thủ đoạn tàn bạo” thế nhưng người anh hùng cũng chẳng thể dối lòng “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là ngươi đừng đặt chân vào đây” Câu nói thẳng thừng như gáo nước lạnh tạt thẳng vào bộ mặt phong kiến. Nguyễn Tuân còn miêu tả người anh hùng kiên cường mang tấm lòng thiên lương cao cả. Huấn Cao từ thuở sinh thời không bao giờ ham phù hoa, danh lợi mà bán chữ. Đời ông cũng chỉ viết có “hai bộ tứ bình và một bức trung đường” cho những người bạn tri kỷ. Ông quan niệm cái đẹp thanh cao phải được trao cho đúng người mới phát huy được hết giá trị của nó. Huấn Cao đã bị cảm động trước sự đối đãi chân tình “biệt nhỡn liên tài” của chủ tớ Viên quản ngục. Tấm lòng nhân hậu không muốn phụ “một tấm lòng trong thiên hạ”.

Ngoài nhân vật trung tâm Huấn Cao, Nguyễn Tuân còn xây dựng thêm một tuyến nhân vật viên quản ngục, một người yêu thích cái đẹp, tâm hồn tài hoa nghệ sĩ nhưng lại bị lạc vào chốn nhơ bẩn, dung tục. Nhà văn xây dựng đồng thời hai nhân vật chính diện song song soi chiếu cho nhau toả sáng với vẻ đẹp tâm hồn tao nhã. Viên quản ngục dường như chọn nhầm nghề, ông là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. Như cách mà tác giả nói “Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cạn bã”. Thật đáng trân trọng sống giữa một xã hội rối ren, loạn lạc mà vẫn giữ cho tâm hồn mình không vị vùi lấp trong bùn lầy, ông còn còn biết trân trọng cái đẹp, biết nể trọng người tài, là người dũng cảm bất chấp hiểm nguy.

Vào một đêm hoang vắng, tại trại giam tỉnh Sơn đã xảy ra “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Trong buồng giam tăm tối, chật hẹp, mùi ẩm mốc bốc lên, xung quanh là đầy nhưng mạng nhện giăng, mùi hôi thốc của phân chuột, phân gián. Trong không khí khói toả, ngọn lửa đỏ rực của ngọn đuốc đang cháy hừng hực. “Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh”, viên quản ngục “khúm núm”, thầy thơ lại “run run bưng chậu mực”, vị thế nhân vật dường như đổi dời người nắm quyền thế bỗng dưng khép nép, kính cẩn trước một tử tù. Cái đẹp không lẻ loi đơn độc, nó không tồn tại cùng cái xấu xa mà chiến thắng chúng, nhân đạo hoá những tâm hồn đang vướng bụi trần giúp họ thức tỉnh, tìm lại con người nhân nghĩa vốn có của mình.

Chữ người tử tù của tác giả Nguyễn Tuân là một thiên truyện đã đạt “gần tới sự toàn diện, toàn mỹ”. Tác phẩm thể hiện phong cách nghệ thuật tài tình của nhà văn, tạo dựng thành công tình huống truyện độc đáo, khắc hoạ tính cách nhân vật qua thủ pháp đối lập, tương phản gay gắt, ngôn ngữ trang trọng giàu hình ảnh sinh động. Qua truyện, tác giả đã khẳng định sự tồn tại vĩnh cửu của cái đẹp, thể hiện lòng yêu nước thầm kín của Nguyễn Tuân.

ADVERTISEMENT

Phân tích Chữ người tử tù chi tiết, mẫu số 2:

Nguyễn Tuân sinh năm 1910 ở làng Nhân Mục, tục gọi là làng Mọc, thuộc Hà Nội. Ông là người có bản lỉnh cứng cỏi trong đời sống và trong sáng tác văn học; hiểu biết rộng, quý trọng tài năng, coi trọng nghề nghiệp, có những sáng tạo độc đáo trong lời văn cũng như trong cảm nghỉ. Sự nghiệp văn học của ông gồm hai giai đoạn. Các tác phẩm tiêu biểu trước 1945: Vang bóng một thời (1940), Tùy bút I (1941), Tùy bút II (1943). Sau 1945: Tình chiến dịch (1950), Tùy bút kháng chiến (1955), Sông Đà (1960), một số bài phê bình và giới thiệu chân dung văn học. Nguyễn Tuân có những đóng góp đáng kể cho nền văn xuôi hiện đại, nhất là ở thể loại tùy bút, ở cảm thụ sâu sắc và ở văn phong cẩu kì, đa dạng như một ống kính trăm màu.

Chữ người tử tù là câu chuyện về một viên quản ngục mến mộ tài năng, nhất là tài viết chữ Hán đẹp nổi tiếng của một người tù án chém, ông ta đã bí mật đối đãi trân trọng người tù với mong ước xin được chữ quý. Cuối cùng, tưởng đã hết hi vọng xin chữ thì ông lại được người tù vui vẻ cho chữ, kèm theo lời khuyên hãy bỏ nghề coi ngục, về quê sống thanh bần để giữ được tâm hồn trong sạch, xứng với thú chơi chữ đẹp. Thông qua câu chuyện ấy đặc biệt là cảnh cho chữ ban đêm trong ánh đuốc đỏ rực, tác giả muốn nêu bật giá trị cao,quý của Cái Đẹp: đẹp chữ viết, đẹp đức cao, đẹp nhân cách. Đồng thời ca ngợi người biết quý trọng gìn giữ Cái Đẹp ấy như một báu vật ở đời mà ngọc vàng, quyền thế cũng không sao đổi được. Người đọc ngày nay tìm hiểu văn chương xưa bao giờ cũng phải vượt qua một cửa ải khó khăn. Đó là vốn văn hoá, lịch sử làm nền cho tác phẩm. Nói về phong kiến là nhắc tới vua quan và dân đen, địa chủ và nông dân. Nói về đạo Nho là nhắc tới cương thường, trên trí quân, dưới trạch dân. Nói về đạo Phật là nhắc tới luân hồi, từ bi… thì có thể cũng hiểu được sơ sơ đôi chút, nhưng trước những sản phẩm vật chất và tinh thần của văn hóa phong kiến Gá ch đây trên một thế ki được để cập tới trong truyện ngắn này thì quả thật không dễ hiểu chút nào.

Chữ người tử tù rút từ tập truyện Vang bóng một thời. Như tựa đề, đó là cuốn sách ghi chép về một thời và một lớp người đã tàn trong quá khứ, mà bóng dáng hãy còn in đậm trong trí nhớ, trong sự kính phục, tôn sùng của tác giả. Nguyễn Tuân có dụng ý rõ ràng khi dựng lại một không khí xưa cũ như thế ở truyện Chữ người tử tù. Cảnh vật, con người, sự việc hiện ra cũng đậm màu sắc ấy, đưa chúng ta trở lại quá khứ cách đây hơn trăm năm. Mở đầu, nội dòng chữ : phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường, muốn hiểu cho thấu ngọn ngành, e đến bạc tóc. Bình thường, người ta viết là tờ trát, lá trát, nhưng tác giả vẫn để nguyên cách gọi của thời đó với nghĩa nghiêm trọng là phiến trát Còn tại sao ông không viết: của quan tổng đốc Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường theo kết cấu Hán văn y như trong phiến trát để cho nó giữ nguyên cái tính chất quan yếu, dậy mùi quyển lực ngay trong từng chữ… Đốc bộ đường là chữ dùng để chỉ chức vụ Tổng đốc. Lại thêm tên gọi tắt của ba tỉnh Sơn (Sơn Tây), Hưng (Hưng Hóa), Tuyên (Tuyên Quang) vì hồi ấy, tỉnh nhỏ đứng đầu chi là chức Tuần vũ, hai hay ba tỉnh nhỏ hợp lại mới có chức Tổng đốc trùm lên trên – ba tỉnh này đặt chung dưới quyền cai trị của một Tổng đốc. Mệnh lệnh từ dinh quan Tổng đốc phát ra cho cấp phủ, cấp huyện là rất uy nghi.

phan tich truyen chu nguoi tu tu

Hướng dẫn phân tích truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Người cầm bút mượn chữ xưa mà khơi dậy cái không khí, khung cảnh của một thời. Tả cảnh vật thì vọng canh (vọng canh là chiếc chòi canh được dựng khá cao để có thể trông xa (vọng), chiếc hèo hoa, giá gươm, án thư, con song, giấy bản, ty Niết, tàn đồn, chiếc gông, chậu mực, bức châm… Tả người thì thầy bát, ngục tốt, thằng thập, thủ xưởng… Tả việc thi cho chữ, thay bút con, đề xong lạc khoản, lĩnh ý, bái lĩnh… Đằng sau chữ nghĩa ấy là cà một nền văn hóa xưa mà truyện này chi xén ra có một mảnh, đủ đưa người đọc vào không khí của một cửa ngục tiêu biểu cho triều đình thời ấy, đầy quyền lực mà ngu xuẩn, hùa nhau hủy diệt nhân cách và đức tài. May mà trong đó còn nổi lên dè dặt mà sâu thiết một tấm lòng biết quý trọng, tôn kính cái đẹp của đức độ, tài ba. Những điều chứa chất bên trong nội dung của truyện đã chinh phục được người đọc. Đó là điều đáng chú ý trước tiên.

Cốt truyện Chữ người tử tù xoay quanh tài viết chữ đẹp của người tù án chém. Ý nghĩa dĩ nhiên có thể mở rộng ra nhiều, nhưng đó là cái cốt lõi. Có ba hạng người và ba thái độ trước cái đẹp ấy. Thái độ thứ nhất là hủy diệt; thái độ thứ hai là kính trọng, mến phục; thái độ thứ ba là đại lượng, trọng mình, trọng người của một bậc chính nhân quân tử. Đan dệt trong truyện là ba thái độ đối với cái đẹp.

Nói chủ đề của truyện là tôn vinh cái đẹp e hồ đồ chăng ? Cái đẹp ấy ở chữ viết của người tử tù là điểu khỏi bàn cãi. Viên quản ngục đã nghe cả vùng tỉnh Sơn vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp của người tù này. cố nhiên tài viết chữ ấy gắn liền với một cái tên cụ thể là Huấn Cao. Ông quan họ Cao có thời làm huấn đạo ở tỉnh Sơn Tây, nơi mà viên quản ngục gọi thân mật là tỉnh Sơn Tây. Ông Huấn Cao ấy bây giờ tên tuổi lại đứng đầu trong danh sách sáu tử tù phạm tội phản nghịch, dám cầm gươm chống lại triều đình. Lời văn chỉ kể có thế, còn nhân vật Huấn Cao có phải là Cao Bá Quát nổi tiếng thơ hay chữ đẹp, lại có thời gian bị triều đình đầy đi giữ chức giáo thụ ở phủ Quốc Oai tỉnh Sơn và đã cùng nông dân nổi lên chống vua quan hay không, thì chẳng biết. Đó là chỗ kín nhiệm của ngòi bút, chỗ để trăng ẩn vào mây như cách nói của người xưa. Nếu có gì trùng hợp thì cũng coi như là ngẫu nhiên vậy.

Lẽ thường, ở đời cái gì đẹp cũng quý bởi nó làm cho cuộc sống thêm tươi vui, ý nghĩa. Chữ đẹp cũng thế. Chữ đây là chữ Hán ngày xưa, một loại chữ tượng hình, các nét được cách điệu hóa qua nhiều đời thành một nghệ thuật viết chữ có phép tắc hẳn hoi (thư pháp). Sách xưa của ta và của Trung Quốc đều nhắc đến thiếp Lan Đình của Vương Hi Chi là nhắc đến mẫu chữ đẹp nổi tiếng, đổng thời cũng ghi chép sự xuất hiện của nhiều trường phái viết chữ Hán. Thuở xưa, trong những nhà giàu sang, nhất là nhà có học, thường treo nhiều hoành phi, câu đối, bức châm, bức trướng… bằng lụa bạch, bằng giấy dày in hoa, bằng gỗ sơn son thiếp vàng hoặc khảm xà cừ. Nhất là bức châm, bộ tứ bình lụa bồi thành tranh có chữ viết kiểu đới thảo chép những lời văn, những bài thơ Đường của bạn bè tri kỉ treo trong nhà là điều hãnh diện vinh dự, là bảo vật còn quý hơn vàng ngọc. Chữ đẹp là một cái đẹp hiếm có trên đời nhưng éo le thay, nó lại là của người tù mang án tử hình, nghĩa là người ấy chết thì nó cũng mất theo. Nguy cơ mất một báu vật trong thiên hạ đã rõ ràng. Châu ngọc còn tìm ra, chứ nét chữ rồng bay phượng múa ấy, nét chữ mà cả một tỉnh đều ca ngợi thì tìm ở đâu ra? Điều đó khiến cho vẻ đẹp của nó bỗng như lấp lánh thêm.

Cái hoa tay viết chữ đẹp ấy còn đi kèm với phẩm cách cao thượng lạ kì. Nhà văn có nhắc tới cái tài bẻ khóa vượt ngục của người tù chắc là để tô đậm tài võ bên cạnh tài văn. Xin đừng vội cho đó là hạ cấp. Bẻ khóa vượt ngục, dám làm giặc chống vua quan tàn bạo, cứu khổ dân lành thì ai dám bảo đó là điều đáng chê ? Viên quản ngục lễ phép nói lời kính phục người tù là người có nghĩa khí; một gọi ngài, hai gọi ngài, ngài có cần thêm gì nữa xin cho biết… nhất định không phải chi vì nghe cái tên Huấn Cao và nhớ tới tiếng đồn chữ đẹp, mà đã từng nghe, từng nghĩ nhiều điều khác nữa về con người ấy: Những người chọc trời khuấy nước, đến trên đầu người ta, người ta cũng chẳng còn biết có ai nữa… Ở nhân vật Huấn Cao, tâm hồn cũng đẹp, nhân cách cũng đẹp, hành động cũng đẹp, nhưng tất cả đều ẩn kín sau nét chữ đẹp. Những nét đẹp kia là đẹp đạo đức, còn đẹp chữ viết mới là nghệ thuật. Nghệ thuật hay và đẹp, không ai không say mê, ngưỡng mộ. Nguyễn Tuân lấy nó làm cốt truyện là vậy.

Trong tác phẩm, Nguyễn Tuân đề cập đến ba thái độ đối với Cái Đẹp. Thái độ thứ nhất là hủy diệt. Một số kẻ được miêu tả trong truyện nhưng đó là hạng thiên lôi chỉ đâu đánh đó, sống lâu ở chốn tù ngục nên nhiễm thói đầu trâu mặt ngựa. Đó là bọn lính tráng, những thằng thập, thằng cửu, lính canh, lính coi tù. Lối sống của chúng là sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc. Chúng là một đống cặn bã, một lũ quay quất Thấy đám tử tù bảo nhau quỳ xuống đất để thúc mạnh chiếc gông vào thềm đá cho rệp rơi bớt ra, một tên trong lũ lính áp giải đùa một câu độc miệng: Các người chả phải tập nữa. Mai mốt chi đây sẽ có người sành sỏi dẫn các người ra làm trò ở pháp trường. Bấy giờ tha hồ mà tập. Nó nói tiếp, giọng hách dịch: Đứng dậy không ông lại phết cho mấy hèo bây giờ. Cũng giọng ấy, hắn nhắc viên quản ngục khi thấy ông này lộ vẻ kiêng nể và có biệt nhỡn đối với Huấn Cao: Tên ấy chính là thủ xướng. Xin thầy để tâm cho. Hắn ngạo ngược và nguy hiểm nhất trong bọn. Thói sai nha nó vậy. Chốn ấy tất nhiên đẻ ra giống người ấy. Giá ai có tấm lòng trong sạch thì cũng khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả cái đời lương thiện đi. Lời ông Huấn Cao khuyên viên quản ngục ở cuối truyện chỉ nhắc lại một sự thật vĩnh hằng ở cửa ngục của giai cấp thống trị thời suy thoái. Nhà thơ Cao Bá Quát có bài thơ nói về cái gông: Mày chỉ biết gông người chứ mày biết gì phải trái, biết gì tốt xấu trên đời, đúng là để ám chỉ bọn đầu trâu mặt ngựa này. Những người tù kia, dù là Huấn Cao hay là quan gì đi nữa, dù chí cao tài cả đến đâu chăng nữa, đối với chúng chi là những tên tù, lại là tử tù, thì chúng chi nói bằng hèo, bằng tay thước, bằng thanh quất, bằng gươm. Chúng chỉ tuân thủ một mệnh lệnh là tiêu diệt. Một loại người nữa tuy không có mặt trong truyện nhưng lại là những tên tai to mặt lớn, ra lệnh từ xa. Đó là Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường, là Hình bộ Thượng thư trong kinh, là ty Niết, hoặc trừu tượng hơn nhưng kinh khủng hơn, là triều đình quốc gia… Vô hình, nhưng chính nó mới là bộ máy hủy diệt. Tài năng, đức hạnh, tiết tháo, khí phách, lo nước, lo dân, văn tài, nghệ thuật… nó không cần. Nó chỉ cần những tên nô tì càng ngu xuẩn càng tốt để giúp nó giữ thật chặt cái ngai vàng bẩn thỉu, mục ruỗng.

Thái độ thứ hai là thái độ quý trọng, kính phục tài năng, nghĩa khí. Đó là thái độ của viên quản ngục và thầy thơ lại. Cái Đẹp ai cũng quý, nhưng phải biết là đẹp thì mới biết quý. Thầy thơ lại biết Huấn Cao có cả tài văn lẫn võ, nhưng là biết qua lời viên quản ngục và ông này cũng chi nghe người ta đồn. Vậy mà, khi hay tin một con người như vậy sẽ bị chém đầu thì lại thấy tiêng tiếc. Cái tính lành trời sinh, thấy tài giỏi thì mến, khổ cực thì thương ở thầy thơ lại thuần phác này đáng quý biết bao nhiêu! Viên quản ngục thì chữ nghĩa thánh hiền có lẽ không nhiều, nhưng trình độ học vấn thể hiện ở câu cửa miệng: Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ. Quý hơn cả là con mắt biết nhìn Cái Đẹp, coi việc thưởng thức Cái Đẹp như là một thú chơi thanh nhã ở đời. Nhân cách của ông ta là một nhân cách trên mức bình thường. Biết quý trọng Cái Đẹp chữ viết, Cái Đẹp khí phách, biết trân trọng hoài bão của con người có tài viết chữ đẹp, thì lại càng đáng quý! Yêu Cái Đẹp, quý Cái Đẹp, kính phục Cái Đẹp cũng làm cho con người đẹp lên, phẩm chất lớn hơn, cao hơn, thơm ngát. Viên quản ngục đã bắt mạch được tấm lòng thuần hậu của thầy thơ lại, trước hết là từ cái cảm tưởng tiêng tiếc hồn nhiên, rồi từ đó khẳng định có căn cứ rằng: người đã biết kính mến khi phách, biết tiếc, biết trọng người có tài hẳn không phải là kẻ xấu. Không đơn thuần suy luận, mà từ bụng ta suy ra bụng người. Đó là nhận xét người, còn bản thân mình thì không giấu được sự kiêng nể, ý biệt nhỡn đối với Huấn Cao và lấy quyền lực của phép nước mà át tụi lính tráng quen thói lên mặt. Đắn đo mãi ông ta mới dám bước vào buồng giam, khép nép thưa bày, một phiền ngài hai xin ngài, để rồi phải nhận một câu cao ngạo như đuổi thẳng của Huấn Cao: Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây. Rồi ông ta lại lễ phép lui ra với một câu: Xin lỉnh ý!chứ không giở trò tiểu nhân thị oai và vẫn dâng cơm rượu hậu hơn trước. Như vậy là hạ mình, hạ mình quá mức. Thông thường, lũ quan quyền từ trên tột đỉnh xuống tận lính quèn, cứ việc ra oai, nói bằng tử hình, bằng gông, bằng hèo chứ đâu nói bằng đạo lí phải trái. Nhưng viên quản ngục này đã đến với người tử tù bằng tư cách của kẻ bề dưới, theo bảng giá trị đích thực của lẽ phải: người tài sơ đức thiểu kính trọng người tài cao đức cả… Huống chi ông ta lại muốn xin của người tử tù ấy những nét chữ tài hoa có một không hai, mà người ấy chết thì nó cũng chết theo. Chơi chữ đẹp, một mặt đã là thú chơi tao nhã, còn giữ cho được nét chữ đẹp ấy lưu lại với đời lại là một ý thức bảo tàng còn quá hiếm hoi ở cái xã hội trọng chức tước và tiền bạc hơn học vấn và văn hóa thuở bấy giờ. Thú chơi ấy, ý thức ấy, viên quản ngục mong ước biến nó thành hiện thực. Việc chuẩn bị ngày càng chu đáo và sự chờ đợi mỗi ngày mỗi thiết tha. ông đã mua sẵn chục vuông lụa trắng Mà can lại thật phẳng phiu. Chao ôi! Xin hiểu giùm cho lòng ông: Từ những ngày nào, cái sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết… Có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời. Một con người có tâm nguyện như vậy, trong nhân cách lại không có chỗ đáng nể hay sao? Chưa kể ông ta lại ở vào cái nơi toàn là cảnh của Diêm Vương, Âm phủ: không vạc dầu thì ngục tối, không cưa xẻ thì gông xiềng, hành hạ, kể cả biến người tù thành ma không đầu… Nơi ấy chi có tàn nhẫn và quay quắt, nơi ấy người ta vui khi thấy máu tù nhân đổ, người ta cười khi thấy tù nhân quằn quại. Nơi đó không có chỗ cho lẽ phải, tình thương, đạo lí, dù là một chút. Ấy vậy mà lại còn sót được hai tâm hồn, một thuần hậu, một cao quý, thì cái thuần hậu cao quý ấy càng đáng kính trọng biết bao! Trong bùn mà sen vẫn ngát thơm. Tính cách của thầy thơ lại và viên quản ngục bổ sung cho nhau để thể hiện trọn vẹn cái trật tự của bảng giá trị lẽ phải và đạo lí ở truyện này. Cảnh viết chữ trong buồng giam ban đêm dưới ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc và niềm vui giây lát của ông Huấn, sự thỏa nguyện của viên quản ngục cùng với lời bái lỉnh kính cẩn sau lời khuyên của ông Huấn là sự hòa hợp bừng nở viên mãn ba vẻ đẹp của ba con người xứng đáng là Con Người.

Thái độ thứ ba là thái độ cao rộng của bậc chính nhân quân tử. Đầu tiên, nhân vật Huấn Cao xuất hiện qua tiếng đồn. Mà đã là tiếng đồn thì không phải cái gì cũng chính xác. Phần khuếch đại theo quy luật dị bản của truyền miệng hẳn không tránh được, như tài bẻ khóa vượt ngục chẳng hạn, nhưng tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp, cả tỉnh đều khen chắc là sự thật. Còn phạm tội phản nghịch, làm giặc thì trong giấy tờ quan trên đã ghi rõ. Mà đã dám làm việc ấy thì đương nhiên phải là người có nghĩa khí, tài giỏi, nay bị giết đi thì thấy tiêng tiếc. Việc người ấy làm là việc quốc gia triều đình, những kẻ coi ngục biết gì mà nói. Như vậy là con người Huấn Cao tuy chưa thấy mặt mà uy tín, danh tiếng đã lẫy lừng. Trong suy nghĩ của hai viên chức nhà ngục cũng có điều tô đậm thêm tính cách Huấn Cao, kể cả lời bình có tính chất cảnh cáo của tên lính áp giải. Ba nhân vật có ba từ chứa đựng ý nghĩa đánh giá khá rõ: người thơ lại thì buồn. (Có tài thế mà đi làm giặc thì buồn lắm). Viên quản ngục thì bảo ông Huấn là khoảnh (tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ). Tên lính áp giải thì xếch mé bảo ông tù này là ngạo ngược: Tên ấy chính là thủ xướng. Xin thầy để tâm cho. Hắn ngạo ngược và nguy hiểm nhất trong bọn. Tại sao thầy thơ lại thấy buồn? Ấy là do thầy nhận ra rằng người tử tù kia có tài. Có tài thì phải được sống để đem tài giúp đời, đó là mong ước của người xưa. Có tài có đức, khổ mấy rồi cũng làm nên. Từng đọc tích xưa nên thầy thơ lại nghĩ: Có tài thế mà làm giặc thì đáng buồn lắm vì làm giặc chẳng biết đúng sai, nhưng bị khép vào tội chết. Tài ấy không được vua quan sử dụng, lại đem tiêu diệt đi, thiệt cho đời biết bao nhiêu ?! Đáng buồn cho đời bao nhiêu! Đây là một cách đánh giá cái tài mà cũng là Cái Đẹp ở đời. Còn khoảnh là thế nào? Khoảnh về cái gì? Khoảnh với ai? Chữ ông Huấn Cao đẹp, nhưng ông chỉ viết cho những bạn tri kỉ. ông tiếc công hay ông thiên vị ? Không phải! Mà ông nghỉ rằng chữ đẹp chẳng phải ai cũng biết thưởng thức và quý trọng. Bạn tri ki là bạn hiểu Cái Đẹp, quý Cái Đẹp ấy và những Cái Đẹp khác của con người mình. Viết cho tri kỉ là san sẻ tâm hồn, tài năng và Cái Đẹp của mình cho bạn. Khoảnh như vậy là trọng mình, trọng bạn, coi Cái Đẹp là báu vật trên đời, không dễ gì phung phí. Viết chữ cũng như viết văn, làm thơ. Cụ Tam Nguyên Yên Đổ thoáng liên hệ mình với ông Đào (nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng Đào Tiềm) đã thấy thẹn phải ngừng bút. Bao bậc tài hoa trước khi chết đã đốt tất cả chữ nghĩa của mình vì cho là không xứng đáng để đời. Đâu phải chỗ nào cũng dễ dàng hạ bút để vẽ vời?! Ta sẽ thấy tự miệng ông Huấn nói ra cũng cùng một ý như trên. Biết nhận ra Cái Đẹp thì tất nhiên cũng biết quý trọng nó. Đào tiên Tây Vương Mẫu năm trăm năm mới ra được một trái, đó là thần thoại nhưng ý nghĩa vằn là đề cao Cái Đẹp.

Còn tên lính áp giải bảo Huấn Cao là ngạo ngược thì chẳng cần bàn. Con mắt ếch ngồi đáy giếng của hắn thì thấy trời chỉ to bằng cái vung. Sự tự trọng của Huấn Cao nó cho là ngạo ngược. Theo nó, đã là tù nhân thì chi biết cúi đầu, chết cũng phải chịu, huống gì giữ phẩm giá làm người. Lũ tay sai ở thời đó chẳng khác những cái gông, chỉ biết gông người chứ biết gì phải trái, đạo lí và danh dự. Nhưng đánh giá Huấn Cao như vậy, tên lính gián tiếp đã coi Huấn Cao là hạng người trên, dám khinh thường bọn hắn ra mặt.

Trên đây mới là tiếng tăm Huấn Cao qua lời đồn, trong ý nghĩ hai con người đáng quý ở nhà ngục và cả trong lời nói của tên sai nha. Còn ông Huấn tự nghĩ về mình, về người và nói năng, hành động ra sao? Trước sự biệt đãi của viên quản ngục mà người trực tiếp săn sóc là thầy thơ lại, ban đầu Huấn Cao tiếp nhận rượu thịt thản nhiên, coi như là việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh. Đến khi viên quản ngục đích thân vào buồng giam, lễ độ, cung kính tôn xưng ông là người có nghĩa khí, xin ông cho biết cần gì thêm thì ông đáp một cách trịch thượng: Nhà ngươi đừng đặt chân vào đây. Đẩy người ta ra và chờ sự đáp trả bằng uy lực, nhưng người ta chi một mực lễ phép lui ra với một câu bất ngờ: Xin lỉnh ý, tức là xin tuân lệnh, hỏi làm sao ông Huấn không nghi ngờ? Cái trò dụ dỗ mua chuộc nơi giam cầm là mánh khóe quá bình thường, ông Huấn càng bực vì tưởng viên quản ngục có mưu đồ thâm hiểm gì đây. Suy xét mọi lẽ, ông thấy hóa ra không phải. Mãi đến khi thầy thơ lại hớt hải đem nguyện ước sâu xa của viên quản ngục bày tỏ với ông, cùng cái tin khẩn cấp là sáng hôm sau ông Huấn và các bạn sẽ bị đưa vào tận trong Kinh để chịu tội, thì Huấn Cao mới vỡ lẽ vì sao có những hành động đối xử lạ lùng của thầy trò ông quản và nhận ra viên quản ngục này chính là hạng người biết quý Cái Đẹp. Ông mỉm cười dạy thầy thơ lại chuẩn bị chu đáo để ông có cơ hội đáp lại tấm thịnh tình của viên quản ngục ngay đêm nay. Giọng Huấn Cao trở nên từ tốn: về bảo với chủ ngươi, tối nay… đem lụa, mực, bút và cả một bó đuốc xuống đây ta cho chữ. Cho chữ chứ không phải viết chữ. Nghe như lời của bề trên, của thần tiên phán bảo. Huấn Cao khẳng định: Chữ thì quý thực. Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức tranh đường cho ba người bạn thân của ta thôi.

Lần này là lần thứ tư ông Huấn cho chữ. ông tự giữ giá chữ đẹp của mình đến mức ấy, vậy thì cái gì đã khiến ông hạ bút lần này ? Chính là do lòng thành, biết quý trọng, biết lưu giữ Cái Đẹp hiếm hơn vàng ngọc của viên quản ngục: Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, tà đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ. Lòng tự trọng của ông Huấn đã gặp lòng trân trọng của viên quản ngục. Không phải phi là sự hiểu biết mà còn là sự thông cảm, cao hơn nữa là sự kính trọng đã nâng ông quản lên vị trí của một bậc tri kì một tấm lòng liên tài hiếm có trong thiên hạ. Lời khuyên sau đó của Huấn Cao thốt ra một cách tự nhiên. Phải xa cuộc sống nơi tù ngục này, tắm gội mình trong cuộc sống trong sạch chốn quê nhà thì mới giữ gìn được cái tính lành trời sinh và mới đeo đuổi được thú chơi chữ đẹp.

XEM THÊM Những tác phẩm văn học nổi tiếng nhất mọi thời đại

Quang cảnh buổi ông Huấn cho chữ vừa lạ vừa đẹp, vừa như một ảo ảnh, một ánh hào quang không phải của thế giới này mà của cõi nào trong thần thoại, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Buồng giam hẹp, bẩn, ẩm ướt, tối mịt, ánh đuốc đỏ rực như một đám cháy nhà. Ba bóng người hoạt động. Một người ngồi dưới đất, hai tay nâng tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Một người khác run run bưng chậu mực. Người thứ ba cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang cầm bút viết thoăn thoắt trên mặt lụa. Đó là viên quản ngục, thầy thơ lại và Huấn Cao. Viết xong, ông Huấn đỡ viên quản đứng dậy, rồi nhìn lại chữ mình viết đẹp tươi, nó nói lên những hoài bão của một đời người, ông đỉnh đạc có lời khuyên cuối cùng cho viên quản ngục: muốn treo chơi trong nhà bức chữ đẹp ấy thì phải thay đổi môi trường sống. Lần này, viên quản ngục lùi ra mà nói gần như muốn khóc: Kẻ mê muội này xin bái lỉnh. Ở cuộc giáp mặt lần trước, sau câu sẵng giọng của Huấn Gao, viên quản lễ phép lui ra và lắp bắp: Xin lỉnh ý! Lần này, câu nói của ông ta ấp úng trong nghẹn ngào cảm động. Trên kia là chưa hiểu nhau, đến đây cả ba người đổng cảm trong một tấm lòng chung: tha thiết yêu Cái Đẹp, Cái Đẹp chữ viết đi liền với Cái Đẹp tâm hồn.

Truyện chấm dứt với lời nghẹn ngào nhiều ý nghĩa ấy. Thái độ Huấn Cao trước sau có khác nhưng vẫn là thái độ của một bậc chính nhân quân tử. Đối với thầy trò viên quản ngục, ông Huấn vẫn giữ một khoảng cách trên dưới nhất định, trước lạnh nhạt sau thân mật, ân cần; vẫn phong thái đĩnh đạc, ung dung, độ lượng, cao rộng đối với cái đẹp dù là nhỏ nhất, dù ở bất kì hoàn cảnh nào.

Viết truyện này, Nguyễn Tuân có ngụ ý gì nữa không? Điều chắc chắn là tác giả muốn nói lên nỗi tiếc nuối đối với một con người tài giỏi, nghĩa khí, một nhân cách lớn lao ở cái thời đất nước suy vong, đồng thời cũng kín đáo lồng vào đó một nỗi đau chung cho đất nước và cho tất cả những gì tốt đẹp, tài ba trong đời mà lũ thống trị thực dân phong kiến đã vùi dập một cách bạo tàn. Đồng thời, tác giả khẳng định: cuộc đời dù đen tối đến đâu, trong nhân dân vẫn có những tấm lòng ngời sáng.

 

Nguồn Tổng Hợp

Tags: phân tích Chữ người tử tù
Share2402

Related Posts

Gỗ me tây là gì? Đặc điểm và những thông tin cơ bản về cây gỗ me tây

by Báo mới Gia Lai
0
10k

Gỗ me tây là gì? Gỗ me tây là dòng vật liệu được đưa vào rất nhiều trong chế...

Gia Lai : Đã bắt được phạm nhân trốn khỏi trại giam của Bộ công an

Gia Lai : Đã bắt được phạm nhân trốn khỏi trại giam của Bộ công an

by Báo mới Gia Lai
0
10.5k

 Trong lúc lao động cải tạo tại Trại giam Gia...

Bài cảm nhận về ngày thương binh liệt sỹ 27/07

by Báo mới Gia Lai
0
10k

Ngày thương binh liệt sĩ 27/7 là một ngày lễ...

Top 3 bài văn phân tích bài thơ quê hương của Tế Hanh

by Báo mới Gia Lai
0
10k

Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều...

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Quang Hiếu/VGP.

Hà Nội, TP.HCM đều xuống nhóm có nguy cơ từ 23/4

by Báo mới Gia Lai
0
10.3k

Thủ tướng quyết định nới lỏng giãn cách xã hội...

Xem thêm
Bài tiếp theo

Top những bài hát về tuổi học trò mới nhất 2020

Những bộ phim Trung Quốc hay nhất mọi thời đại không thể bỏ qua

Top 3 bài văn phân tích bài thơ quê hương của Tế Hanh

Bài viết mới

Glar: Xử lý thanh niên tung tin bịa đặt về dịch Covid-19

Glar: Xử lý thanh niên tung tin bịa đặt về dịch Covid-19

10k
CẢNH đẹp ngỡ ngàng “THIÊN ĐƯỜNG SỐNG ẢO” trên núi lửa Chư Đăng Ya, Gia Lai

CẢNH đẹp ngỡ ngàng “THIÊN ĐƯỜNG SỐNG ẢO” trên núi lửa Chư Đăng Ya, Gia Lai

10.1k
Camera quay lén là gì?

Camera quay lén là gì?

11k

Cách vào các trang web bị chặn ở Việt Nam

10k

Chuyên mục

  • Ẩm Thực
  • An Ninh – Trật Tự
  • An Toàn Thực Phẩm
  • Ảnh Kỉ Yếu
  • Bài viết
  • Bệnh Viện
  • Bình luận công nghệ
  • Các vị thuốc tự nhiên
  • Cẩm nang nghề nghiệp
  • Châm ngôn cuộc sống
  • Chân Lí Sống
  • Chính trị
  • Chư Pưh
  • Chuyện cổ tích
  • Chuyện công nghệ
  • Chuyện Showbiz
  • Chuyện thương trường
  • Công nghệ
  • Công nghệ mới
  • Cộng Đồng
  • Dạy nấu ăn
  • Dịch bệnh
  • Dịch vụ
  • Dinh Dưỡng – Làm Đẹp
  • Doanh Nhân
  • Dự Báo Thời Tiết
  • Du Lịch
  • Giá Cà Phê
  • Giá Cao Su
  • Giá Hồ Tiêu
  • Giải trí
  • Giảm cân
  • Giáo Dục
  • Giao Thông
  • Hệ thống
  • Hình Sự – Dân Sự
  • Huyện, Thị xã Gia Lai
  • Iphone/Ipad
  • Khí Hậu
  • Kỉ niệm thời học sinh
  • Kinh Doanh
  • Kinh Nghiệm Du Lịch
  • Kinh Tế
  • Kinh Tế – Chính Trị
  • Kông Chro
  • Lịch Sử
  • Mang Yang
  • Mẹo Vặt
  • Môi Trường – Khí Hậu
  • Mỹ Phẩm Tốt
  • Nghệ Thuật
  • Người Tốt Việc Tốt
  • Nông nghiệp
  • Pháp Luật
  • Phim ảnh
  • Phòng – Chống Dịch Bệnh
  • Phong thủy
  • Sống
  • Sống Khỏe
  • Sự kiện trong năm
  • Sức khỏe & Đời sống
  • Sức Khỏe – Y Tế
  • Tấm Gương Hiếu Học
  • Tăng cân
  • Thế giới Hoang Dã
  • Thể Thao
  • Thiên Tai
  • Thơ ca
  • Thủ Thuật
  • Tiểu Sử Nhà Văn Nhà Thơ
  • Tin công nghệ
  • Tin Gia Lai
  • Tin Mới
  • Tin Tức Mới Nhất Gia Lai
  • Tin tức thể thao
  • Tin việc làm Gia Lai
  • Tin247
  • Tình Yêu – Hôn Nhân
  • TOP
  • Trí tuệ nhân tạo AI
  • Tử vi
  • Ứng dụng
  • Văn Hóa
  • Vị Trí Vùng Miền
  • Vị Trí địa lí Tỉnh Gia Lai
  • Video An Toàn Giao Thông
  • Video Du lịch
  • Video Gia Lai
  • Video Giải trí
  • Video Sức khoẻ
  • Video Tin tức
  • Việc làm
  • Xã Hội
  • Xe khách
  • Đắk Đoa
  • Đánh giá (Review)
  • Điện Ảnh
  • Đồ dùng cho Mẹ và Bé
  • Đời Sống
  • Đức Cơ
No Result
View All Result

Highlights

Nữ sinh viên năm nhất quê Gia Lai tàng trữ ma túy trong phòng trọ

Gia Lai: Hai mẹ con tử vong sau va chạm với xe khách

Chư Prông: Tạm giữ “tú ông” 76 tuổi môi giới mại dâm

Giả danh Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai để lừa đảo

Phát hiện 2 vụ vận chuyển hơn 300kg pháo nổ tại tỉnh Gia Lai

Bình Dương: Bé 12 tuổi dương tính với SARS-CoV-2

Trending

Gia Lai Cach Ly Tap Trung 1 Truong Hop Nhap Canh Trai Phep 2
Tin Mới

Gia Lai: Cách ly tập trung 1 trường hợp nhập cảnh trái phép

by Báo mới Gia Lai
0
10.2k

Theo thông tin từ Sở Y tế Gia Lai, mới đây, 1 trường hợp nhập cảnh trái...

Luu Ban Nhap Tu Dong 3 2

Phó Thủ tướng yêu cầu điều tra vụ phá rừng ở Gia Lai

10.1k
Giet Nguoi1 Kfiz 2

Gia lai: Khuyên vợ ngừng uống rượu không được, chồng đánh chết vợ

10.1k
1393733852152366735708911664321515624519309n 1611116889512390985746 3

Nữ sinh viên năm nhất quê Gia Lai tàng trữ ma túy trong phòng trọ

12.7k
Z2288460158353 E9b51ad79642bd7c6a2099b1a83557cd 2

Gia Lai: Hai mẹ con tử vong sau va chạm với xe khách

11.4k
ADVERTISEMENT
Báo Mới Gia Lai – baomoigialai.vn | Trang tin tự động cập nhật các tin tức Gia Lai và các tỉnh được tổng hợp từ các báo và trang tin điện tử hàng đầu.
20.png
19.png
18.png
16.png
15.png
14.png
13.png
12.png
11.png
10.png
17.png
CÔNG TY NỔI BẬT
  • Gỗ me tây
  • Phatdattools máy cơ khí chính hãng
  • Gỗ me tây nguyên tấm
  • Dịch vụ sửa máy tính giá rẻ tại Gia Lai
  • Tranh treo tường đẹp nhất Gia Lai
CÔNG TY NỔI BẬT | GIA LAI
  • Cơm trưa văn phòng tại Gia Lai
  • Cửa Hàng Bán iPhone Gia Lai uy tín
  • Lịch Cúp Điện Gia Lai
  • Thời Tiết Gia Lai
  • Lịch Chiếu Phim Gia Lai
CÔNG TY NỔI BẬT | GIA LAI
  • Cơm trưa văn phòng tại Gia Lai
  • Cửa Hàng Bán iPhone Gia Lai uy tín
  • Lịch Cúp Điện Gia Lai
  • Thời Tiết Gia Lai
  • Lịch Chiếu Phim Gia Lai
CÔNG TY NỔI BẬT | GIA LAI
  • Cơm trưa văn phòng tại Gia Lai
  • Cửa Hàng Bán iPhone Gia Lai uy tín
  • Lịch Cúp Điện Gia Lai
  • Thời Tiết Gia Lai
  • Lịch Chiếu Phim Gia Lai
CÔNG TY NỔI BẬT | GIA LAI
  • Cơm trưa văn phòng tại Gia Lai
  • Cửa Hàng Bán iPhone Gia Lai uy tín
  • Lịch Cúp Điện Gia Lai
  • Thời Tiết Gia Lai
  • Lịch Chiếu Phim Gia Lai
LIÊN KẾT
  • Blog
  • Liên hệ
  • Quy định pháp lý
  • Chính sách bảo mật
QUY ĐỊNH VÀ CHÍNH SÁCH
  • Về chúng tôi
  • Quy định pháp lý
  • Chính sách bảo mật
  • Bản quyền thông tin
LIÊN HỆ HỢP TÁC KINH DOANH
  • Hotline: 098.2222.874
  • Email: contact.kenh81@gmail.com
  • Tầng 2, 240 Phan Đăng Lưu - Gia Lai
  • Liên hệ quảng cáo: 098.2222.874
KHÁM PHÁ GIA LAI
  • Website: Báo Mới Gia Lai - Baomoigialai.vn
  • Website: Chợ Gia Lai - Chogialai.vn
  • Website: Tinh Gia Lai - Tinhgialai.vn
  • Website: Người Gia Lai - Nguoigialai.vn
KHÁM PHÁ GIA LAI
  • Website: Kênh 81 - Kenh81.vn
  • Website: Tinh Gia Lai - Tinhgialai.vn
  • Website: Địa điểm Gia Lai - Diadiemgialai.vn
  • Website: Người Tây Nguyên - Nguoitaynguyen.vn

© 2018 – 2020 Gia Lai. All rights reserved –  Kênh 81 [Kenh81.vn & Kenh81.com.vn]

No Result
View All Result
  • Tin Gia Lai
  • Pháp Luật
  • Tin Mới
  • Du Lịch
  • Công nghệ
  • Dịch vụ
  • Giải trí

© 2019 Báo mới Gia Lai - Trang cập nhật tin tức Gia Lai 24/7 | Website đang trong quá trình thử nghiệm.