Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có kinh? Mỗi một tháng các bạn nữ sẽ có kinh nguyệt một lần với biểu hiện ra máu âm đạo trong một vài ngày. Hiện tượng này là do sự bong tróc niêm mạc tử cung gây ra. Niêm mạc tử cung sẽ thay đổi liên tục trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
Độ dày niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn trước rụng trứng (giai đoạn trứng hay giai đoạn Estrogen): Là giai đoạn đầu của mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Ở giai đoạn này, niêm mạc tử cung chịu ảnh hưởng của hormon Estrogen. Giai đoạn này được tính từ lúc bắt đầu hành kinh cho đến khi rụng trứng, thông thường khoảng 14 ngày.
Giai đoạn sau rụng trứng (giai đoạn hoàng thể hay giai đoạn Progesteron): Ở giai đoạn này niêm mạc tử cung lại chịu ảnh hưởng của hormon Progesteron. Hoàng thể chính là phần còn lại sau khi nang trứng giải phóng trứng ra khỏi buồng trứng. Giai đoạn sau rụng trứng được tính từ lúc bắt đầu rụng trứng cho đến ngày hành kinh đầu tiên của chu kỳ tiếp theo.

Niêm mạc tử cung và quá trình thụ thai
Lớp niêm mạc hay còn gọi là nội mạc tử cung là lớp phủ toàn bộ mặt trong của tử cung. Chúng có vai trò quan trọng trong việc thụ thai cũng như mang thai.
Dưới tác động của hooc-mon sinh dục nữ, lớp nội mạc tử cung sẽ dày lên tùy theo thời điểm trong từng tháng. Niêm mạc dày lên là “lót ổ” sẵn sàng để làm tổ cho trứng đã thụ tinh vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
Nếu như quá trình thụ tinh không diễn ra thì lớp niêm mạc này sẽ bong tróc và được đẩy ra ngoài cơ thể gây nên hiện tượng hành kinh. Nếu quá trình thụ thai diễn ra thì hormone tiếp tục tác động để lớp niêm mạc này dày hơn và chuẩn bị cho quá trình làm tổ của thai nhi.
Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai?
Muốn trả lời câu hỏi trên, bạn nên biết về độ dày niêm mạc tử cung theo các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt :
– Giai đoạn đầu chu kỳ được tính sau khi sạch kinh: niêm mạc tử cung thường khoảng 3-4mm.
– Giai đoạn phát triển được tính gần thời gian rụng trứng, giữa chu kỳ kinh nguyệt: niêm mạc tử cung khoảng 8-12mm
– Giai đoạn chế tiết, được xác định trước khi có kinh: niêm mạc tử cung khoảng 12-16mm.
Kích thước dày mỏng của niêm mạc tử cung đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai cũng như nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Quá dày hay quá mỏng đều ảnh hưởng đến việc thụ thai.
Niêm mạc tử cung mỏng hơn 8mm khó đậu thai.
Lý do niêm mạc tử cung mỏng do thiếu estrogen, tổn thương nội mạc tử cung hay dính lòng tử cung. Nội mạc tử cung mỏng quá làm phôi thai không có bám được vào lòng tử cung và dẫn đến thai chết lưu.
Niêm mạc tử cung dày hơn 20mm khó đậu thai.
Lý do vì niêm mạc dày gây hiện tượng vô kinh hoặc rong kinh, hoặc dẫn đến đa nang buồng trứng, rối loạn phóng noãn…
Độ dày của niêm mạc tử cung lý tưởng nhất để trứng làm tổ và phát triển thành thai nhi khỏe mạnh là 8-10mm, tương ứng với thời kỳ phát triển của nội mạc trong chu kỳ kinh nguyệt.
Điều trị niêm mạc tử cung bất thường để tăng khả năng có con
Trường hợp niêm mạc tử cung mỏng
Niêm mạc tử cung mỏng có thể do các nguyên nhân: Thiếu Estrogen, nội mạc tử cung tổn thương do nạo phá thai trước đó, do thiếu máu hoặc tình trạng mô tuyến của nội mạc tử cung phát triển bên trong cơ của thành tử cung… Như vậy, tùy từng nguyên nhân khác nhau mà bác sỹ có phác đồ điều trị phù hợp.
Trường hợp niêm mạc tử cung dày
Phụ nữ béo phì, phụ nữ mắc bệnh buồng trứng đa nang hoặc sử dụng thuốc chứa estrogen liên tục không kèm progesterone dễ mắc phải tình trạng tăng sinh niêm mạc tử cung.
Người có niêm mạc tử cung dày thường được điều trị bằng hooc-mon để tái thiết lập sự cân bằng estrogen – progesterone trong cơ thể, nhờ đó gia tăng khả năng thụ thai của người phụ nữ.
Niêm mạc tử cung thay đổi như thế nào trong chu kỳ kinh nguyệt?
Giai đoạn 1: Sau rụng trứng
Mốc thời gian: kéo dài từ sau khi rụng trứng đến khi bắt đầu hành kinh của chu kỳ sau.
Những thay đổi về niêm mạc tử cung: Sau hành kinh, niêm mạc tử cung sẽ bong ra gần hết, chỉ còn 1 lớp mỏng ở mô đệm, một ít tế bào biểu mô ở đáy của các tuyến. Sau đó, các thành phần này sẽ tăng sinh nhanh chóng dưới tác dụng của hoocmon Estrogen và được biểu mô hóa lại trong 4 – 7 ngày. Niêm mạc tử cung sẽ lại dày dần lên, các tuyến sẽ dài ra cùng với sự phát triển của mạch máu. Cuối giai đoạn này, niêm mạc tử cung sẽ dày khoảng 3 – 4mm. Các tuyến của cổ tử cung sẽ bài tiết một lớp chất nhầy tạo thành kênh dẫn tinh trùng di chuyển vào cổ tử cung.
Giai đoạn 2: Trước rụng trứng
Mốc thời gian: kéo dài từ khi bắt đầu hành kinh đến khi rụng trứng, khoảng ngày thứ 14 kể từ ngày đầu tiên hành kinh của chu kỳ kinh nguyệt.
Những thay đổi niêm mạc tử cung: Ở giai đoạn này, không chỉ chịu tác động từ hormon Estrogen mà còn chịu tác động của Progesteron làm nội mạc tử cung dày lên nhanh chóng và tiết dịch. Các tuyến dài ra, cong queo, và chứa đầy dịch tiết. Các mạch máu phát triển và xoắn lại cung cấp máu cho niêm mạc tử cung phát triển. Sau phóng noãn 1 tuần, niêm mạc tử cung sẽ dày khoảng 5 – 6mm, và tăng thêm cho đến khi hành kinh. Sự tăng lên này tạo cho niêm mạc tử cung chứa đầy chất dinh dưỡng cung cấp cho trứng được thụ tinh khi di chuyển vào buồng tử cung.
Giai đoạn 3: Những ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt
Vào khoảng 02 ngày cuối chu kỳ kinh nguyệt, khi trứng không được thụ tinh, hoàng thể sẽ bị thoái hóa. Nồng độ hormon Estrogen và Progesteron sẽ sụt giảm một cách đột ngột đến mức rất thấp. Lượng máu cung cấp cho niêm mạc tử cung ngừng lại khiến cho chúng teo. Lúc này lớp niêm mạc tử cung sẽ dày, thường là 12 – 15mm. Sau một vài ngày, toàn bộ lớp niêm mạc tử cung sẽ bị bong ra. Dưới tác dụng co bóp của tử cung, niêm mạc tử cung bị đẩy ra ngoài cùng với một ít chất dịch lẫn máu. Đây là hiện tượng hành kinh, thường kéo dài khoảng 3 – 5 ngày. Lượng máu mất trung bình trong mỗi chu kỳ là 38,13 ± 24,76 ml và máu kinh nguyệt (gồm máu và dịch) là máu không đông.
XEM THÊM : Nguyên nhân kinh nguyệt không đều là gì?
Sau khi hết kinh nguyệt niêm mạc lại được tái tạo dưới tác dụng của Estrogen. Niêm mạc tử có vai trò quan trọng với sự thụ thai, vì đây là nơi làm tổ của trứng sau khi đã thụ tinh. Niêm mạc tử cung dày quá hay mỏng quá cũng là yếu tố bất lợi.
Nguồn Tổng Hợp
Discussion about this post