Nguyên nhân trẻ dậy thì sớm là một trong những từ khóa được search nhiều nhất trên google về chủ đề sức khỏe đời sống. Trong bài viết này, baomoigialai.vn sẽ viết bài Dậy thì là gì? 10 Nguyên nhân trẻ dậy thì sớm, phương pháp điều trị tình trạng dậy thì sớm ở trẻ.
Dậy thì là gì?
Dậy thì là quá trình thay đổi thể chất qua đó cơ thể của một đứa trẻ trưởng thành thành một cơ thể trưởng thành có khả năng sinh sản hữu tính . Nó được bắt đầu bởi các tín hiệu nội tiết tố từ não đến tuyến sinh dục : buồng trứng ở em gái và tinh hoàn ở em trai. Để đáp ứng với các tín hiệu này, các tuyến sinh dục sản xuất hormone kích thích ham muốn và sự tăng trưởng, chức năng và sự biến đổi của não, xương, cơ, máu, da, tóc, vú và các cơ quan sinh dục . Tăng trưởng thể chất – chiều cao và khối lượng cơ thể tăng mạnh trong nửa đầu tuổi dậy thì và được hoàn thành khi cơ thể trưởng thành được phát triển hoàn toàn. Cho đến khi hoàn toàn trưởng thành về khả năng sinh sản, sự khác biệt về thể chất trước tuổi dậy thì giữa bé trai và bé gái là cơ quan sinh dục bên ngoài.
Trung bình, các bé gái bắt đầu dậy thì vào khoảng 10 – 11 tuổi và kết thúc dậy thì vào khoảng 15-17 tuổi; các cậu bé bắt đầu khoảng 11-12 tuổi và kết thúc vào khoảng 16-17 tuổi. [1] [2] [3] Cột mốc chính của tuổi dậy thì đối với nữ là khởi phát kinh nguyệt, xảy ra trung bình ở độ tuổi 12 đến 13. [2] Đối với nam giới, xuất tinh đầu tiên xảy ra trung bình ở tuổi 13. [4] Trong thế kỷ 21, độ tuổi trung bình mà trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái đến tuổi dậy thì thấp hơn so với thế kỷ 19, khi đó là 15 đối với con gái và 16 tuổi đối với con trai. [5] Điều này có thể là do bất kỳ yếu tố nào, bao gồm cải thiện dinh dưỡng dẫn đến tăng trưởng cơ thể nhanh chóng, tăng trọng lượng và lắng đọng chất béo, [6] hoặc tiếp xúc với các chất gây rối loạn nội tiết như xenoestrogen, đôi khi có thể là do tiêu thụ thực phẩm hoặc các yếu tố môi trường khác. [7] [8] Tuổi dậy thì bắt đầu sớm hơn bình thường được gọi là dậy thì sớm và dậy thì muộn hơn bình thường được gọi là dậy thì muộn .
Đáng chú ý trong số các thay đổi hình thái về kích thước, hình dạng, thành phần và chức năng của cơ thể tuổi dậy thì là sự phát triển của các đặc điểm giới tính thứ cấp, “lấp đầy” cơ thể trẻ em; từ con gái thành đàn bà, từ con trai thành đàn ông. Từ dậy thì từ mô tả những thay đổi về thể chất để trưởng thành tình dục, không phải là các thay đổi về tâm lý xã hội trưởng thành và văn hóa biểu hiện bằng từ phát triển vị thành niên (adolescent development) trong văn hóa phương Tây, trong đó thanh thiếu niên là thời kỳ quá độ tinh thần từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, mà chồng lấn nhiều với giai đoạn dậy thì của cơ thể. [9]
Phân loại dậy thì sớm ở trẻ

Theo tốc độ tiến triển
- Tiến triển nhanh: phần lớn các bé gái bị dậy thì sớm (đặc biệt là các trường hợp bắt đầu dậy thì trước 6 tuổi) thuộc nhóm này. Các bé trải qua từng giai đoạn (bao gồm đóng sụn tăng trưởng của xương) với tốc độ rất nhanh nên trẻ sẽ mất rất nhiều chiều cao tiềm năng có thể đạt tới khi đến tuổi trưởng thành. Khi trưởng thành, các bé sẽ thuộc nhóm 5% có chiều cao thấp nhất so với các bạn cùng lứa tuổi.
- Tiến triển chậm: nhiều bé gái tuy bắt đầu dậy thì sớm (đặc biệt là trường hợp bắt đầu dậy thì sau 7 tuổi) nhưng vẫn trải qua tất cả các giai đoạn với tốc độ trung bình. Trẻ sẽ cao vọt lên sớm nhưng vẫn tiếp tục lớn cho đến khi xương đạt độ trưởng thành cuối cùng vào khoảng 16 tuổi.
- Không kéo dài: một vài trẻ dậy thì sớm với những thay đổi dậy thì bắt đầu rồi nhanh chóng kết thúc.
Theo tác động của các cơ quan
- Dậy thì sớm trung ương (hoặc dậy thì sớm thật): do hoạt động sớm của trục hạ đồi – tuyến yên – sinh dục và phụ thuộc chủ yếu vào hormone hướng sinh dục.
- Dậy thì sớm ngoại biên (hoặc dậy thì sớm giả): là dạng dậy thì sớm độc lập với sự kích thích của tuyến yên, không phụ thuộc hormone hướng sinh dục.
- Dậy thì sớm một phần (hoặc dậy thì sớm riêng lẻ, không hoàn toàn): là dạng dậy thì chỉ phát triển sớm và riêng lẻ một đặc tính sinh dục thứ phát, không tiến triển hoặc tiến triển rất chậm.
Nguyên nhân dẫn tới dậy thì sớm ở trẻ
Tuổi dậy thì thường bắt đầu ở trẻ em gái ở độ tuổi từ 8 và 12 và ở các bé trai ở độ tuổi từ 9 và 14. Tuổi dậy thì sớm là tuổi dậy thì bắt đầu trước 8 tuổi (đối với bé gái) và trước 9 tuổi (đối với bé trai).
Phân loại dậy thì sớm người ta chia làm hai loại là dậy thì sớm trung ương (trung tâm) và ngoại vi.
Dậy thì sớm trung ương: là do nồng độ GnRH tăng cao từ sự hoạt động quá sớm của trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục. Trong trường hợp hiếm hoi, những điều sau đây có thể gây dậy thì sớm trung ương: khối u trong não hoặc tuỷ sống, viêm não hay viêm màng não; Bức xạ vào não hay cột sống; Sự tắc nghẽn gây thiếu máu cục bộ não, suy giáp (tuyến giáp không sản xuất đủ hormon). Các bệnh lý bẩm sinh của hệ thần kinh trung ương (não úng thuỷ, các kytse màng nhện, loạn sản vách-thị, harmatome…); Hội chứng McCune-Albright-Tăng sản thượng thận bẩm sinh (một nhóm các rối loạn di truyền liên quan đến sản xuất nội tiết tố bất thường của tuyến thượng thận)…
Ngoài ra, thể không hoàn toàn chỉ có một đặc tính sinh dục phụ xuất hiện như: tuyến vú phát triển đơn độc, hay lông mu phát triển sớm đơn độc, hoặc kinh nguyệt xuất hiện sớm đơn độc…
Dậy thì sớm ngoại vi: dậy thì sớm ngoại vi là ít phổ biến hơn so với dậy thì sớm trung ương. Nguyên nhân không phải do tăng nồng độ GnRH, mà các hormon steroids sinh dục tăng cao do bệnh lý tuyến sinh dục (buồng trứng, tinh hoàn) hay thượng thận, một số trường hợp đặc biệt có thể do bài tiết lạc chỗ các hormon hướng sinh dục, có thể do nguồn hormon ngoại sinh quá mức. Cả bé gái và bé trai bị dậy thì sớm ngoại vi có thể do: khối u ở tuyến thượng thận hoặc trong tuyến yên tiết ra estrogen hoặc là testosteron; hội chứng McCune-Albright; tiếp xúc với các nguồn bên ngoài của estrogen hay testosteron, chẳng hạn như các loại kem hoặc thuốc mỡ. Ở trẻ gái cũng có thể được kết hợp với: u nang buồng trứng, các khối u buồng trứng. Ở trẻ trai cũng có thể là do khối u trong các tế bào sản xuất tinh trùng (tế bào mầm), hoặc trong các tế bào mà sản xuất testosteron (tế bào Leydig). Ngoài ra, gene đột biến – một rối loạn hiếm gặp gọi là gonadotropin, là do một khiếm khuyết ở gen, có thể dẫn đến việc sản xuất ban đầu của testosteron ở các bé trai, thường là ở độ tuổi từ 1 đến 4.
- Trẻ mắc bệnh u não, u nang buồng trứng, u tinh hoàn, các bệnh tuyến giáp.
- Dậy thì sớm phổ biến ở bé gái hơn bé trai.
- Lượng estrogen đưa vào cơ thể trẻ quá nhiều qua thực phẩm, đồ nhựa,…
- Nguyên nhân huyết thống.
- Do thuốc
Nguyên nhân và dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái
Dậy thì sớm ở trẻ tức là trẻ có các dấu hiệu dậy thì trước 8 tuổi và thường xuất hiện nhiều ở bé gái. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ và khiến cha mẹ cảm thấy lo lắng. Không những vậy, ngoài việc phải đương đầu với những thay đổi về mặt cảm xúc, trẻ còn phải đối mặt với những thay đổi của cơ thể khi còn quá nhỏ. Các nguyên nhân dậy thì sớm ở bé gái bao gồm:
- Có khối u trong não hoặc tủy sống
- Tổn thương ở các cơ quan của hệ thần kinh trung ương
- Chịu tác động của bức xạ lên não và tủy sống
- Có các dị tật bẩm sinh của hệ thần kinh trung ương như khối u hoặc có ứ đọng dịch lỏng dư thừa
- Tăng sản thượng thận bẩm sinh (một nhóm các rối loạn di truyền hiếm gặp do rối loạn tổng hợp hormone vỏ thượng thận)
- Suy giáp, tình trạng tuyến giáp không sản sinh đủ hormone
- Hội chứng McCune-Albright – một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến xương, da và nội tiết tố
- Hormone tuyến thượng thận hoặc tuyến yên tiết ra estrogen hoặc progesterone
- Tiếp xúc với các loại kem thoa chứa estrogen và progesterone
- Khối u buồng trứng
- U nang buồng trứng.
Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở bé gái như:
- Tiếp xúc với hormone giới tính dưới dạng kem hoặc thuốc mỡ
- Tiêu thụ một số chất làm tăng nguy cơ dậy thì sớm
- Béo phì
- Do xạ trị.
Nguyên nhân và dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai
Dậy thì là giai đoạn mà cơ thể và trí não của trẻ phát triển trọn vẹn. Dậy thì xảy ra khi vùng dưới đồi (phần não kiểm soát tuyến yên) kích thích tuyến yên giải phóng các hormone. Điều này kích thích tinh hoàn của các bé trai phát triển. Ở các bé trai, giai đoạn này thường bắt đầu khi trẻ được 12 tuổi. Thế nhưng, cũng có một số trẻ bắt đầu quá trình dậy thì khá sớm. Nguyên nhân là do:
- Có thương tích ở não
- Có khối u trong não hoặc hệ thần kinh trung ương
- Nhiễm trùng não
- Có vấn đề với tuyến giáp.
Các dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai thường là:
- Dương vật và tinh hoàn phát triển
- Tóc, lông nách và lông ở vùng kín bắt đầu xuất hiện
- Tăng trưởng chiều cao
- Vỡ giọng
- Mụn trứng cá xuất hiện
- Cơ thể có mùi.
Một số bé trai có thể chỉ dậy thì sớm một phần. Chẳng hạn như chỉ có lông nách và lông ở vùng kín là phát triển trong khi những dấu hiệu khác hoàn toàn không có. Nếu bé trai có các dấu hiệu trên trước 9 tuổi, bạn hãy đưa con đến gặp bác
Dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ

Dậy thì sớm ở bé gái có biểu hiện đặc trưng là ngực phát triển, mọc lông mu hoặc lông nách, thay đổi hình dáng cơ quan sinh dục ngoài, bắt đầu có kinh nguyệt. Dậy thì sớm ở bé trai có các dấu hiệu như tinh hoàn hoặc dương vật to lên, xuất hiện lông mu hoặc lông nách, nổi mụn trứng cá, giọng trầm đi. Chiều cao, cân nặng tăng nhanh là biểu hiện dậy thì sớm ở trẻ được ghi nhận ở cả hai giới.
Trong suốt thời kỳ dậy thì, xương trẻ liên tục trưởng thành. Ở trẻ dậy thì sớm, giai đoạn trẻ cao lên nhanh sẽ bắt đầu sớm và kết thúc sớm hơn bình thường. Đầu tiên, trẻ sẽ lớn vọt lên so với bạn bè cùng lứa nhưng sau vài năm trẻ sẽ ngừng phát triển chiều cao và thường không thể đạt được chiều cao tối đa của người trưởng thành.
Dậy thì sớm ở trẻ gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn như giới hạn sự phát triển chiều cao, gây rối loạn tâm lý cho trẻ,… Vì vậy, nếu nghi ngờ trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm, các bậc phụ huynh nên cho con đi thăm khám, chẩn đoán và can thiệp sớm để đưa tốc độ tăng trưởng của trẻ về mức bình thường.
Dậy thì sớm ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?
1. Giai đoạn dậy thì ngắn
Những trẻ bước vao giai đoạn dậy thì khi còn quá nhỏ có giai đoạn dậy thì ngắn. Một khi trẻ đã vượt qua giai đoạn này thì sự tăng trưởng sẽ dừng lại. Do đó, việc tăng trưởng của trẻ sẽ ngừng lại sớm hơn so với những đứa trẻ khác.
2. Lo âu và trầm cảm
Dậy thì sớm có thể gây trầm cảm và căng thẳng tâm lý ở trẻ. Bé có thể cảm thấy xấu hổ vì cơ thể phát triển khiến bé trông khác bạn bè. Điều này khiến bé thường phải đối mặt với sự lo lắng và trầm cảm nhiều hơn những trẻ khác. Đặc biệt là vấn đề này có thể kéo dài đến khi trẻ học đại học.
Để giúp con tránh căng thẳng khi có sự thay đổi này, bố mẹ cần trò chuyện với bé hoặc tạo cho bé cơ hội trò chuyện với một người đáng tin cậy hay thậm chí là chuyên gia tư vấn tâm lý nếu con thấy không thoải mái về cơ thể và những thay đổi xảy ra mà con đang phải đối mặt.
3. Lạm dụng ma túy
Những trẻ bước vào giai đoạn dậy thì khi còn quá nhỏ thường dễ rơi vào bẫy của tệ nạn ma túy hoặc các chất kích thích. Do đó hút thuốc và uống rượu thường là những vấn đề phổ biến ở những trẻ dậy thì sớm.
4. Quan hệ tình dục sớm ở tuổi dậy thì
Việc trẻ phải đối mặt với giai đoạn dậy thì khi còn quá nhỏ cũng làm tăng nguy cơ quan hệ tình dục sớm hơn độ tuổi. Các bé gái thường có quan hệ tình dục nhiều hơn các bé trai. Điều này làm tăng nguy cơ mang thai ở tuổi vị thành niên. Hệ quả kéo theo là tình trạng bỏ học, thất nghiệp và làm mẹ khi còn quá nhỏ.
5. Gặp các vấn đề về vóc dáng
Những bé gái dậy thì sớm thường gặp các vấn đề về vóc dáng cơ thể. Điều này khiến trẻ cảm thấy thiếu tự tin hơn những trẻ khác. Tuy nhiên, với các bé trai thường không gặp vấn đề này.
6. Ảnh hưởng đến việc học tập
Những bé gái dậy thì sớm thường học yếu hơn những đứa trẻ khác, điều này có thể kéo dài trong suốt những năm trung học hoặc sau đó. Tuy nhiên, các bé trai sẽ không gặp phải vấn đề này.
7. Những rủi ro khác ở tuổi dậy thì sớm
Một số nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa dậy thì sớm và nguy cơ mắc ung thư vú sau này. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa có nhiều bằng chứng