ADVERTISEMENT
Retail
  • Trang chủ
  • Tin Gia Lai
  • Pháp Luật
  • Sức khỏe & Đời sống
  • Du Lịch
  • Dịch vụ
  • TOP
No Result
View All Result
Book bài PR
Retail
  • Trang chủ
  • Tin Gia Lai
  • Pháp Luật
  • Sức khỏe & Đời sống
  • Du Lịch
  • Dịch vụ
  • TOP
No Result
View All Result
Baomoigialai.vn - Tin Tức Gia Lai Cập Nhật 24/7
Book bài
No Result
View All Result
ADVERTISEMENT

Miệt vườn giữa cao nguyên Gia Lai, Nông dân Ia Pa liên kết sản xuất lúa giống

in Du Lịch
Mảnh đất cằn cỗi nay đã được phủ một màu xanh mướt của cây trái. 

Mảnh đất cằn cỗi nay đã được phủ một màu xanh mướt của cây trái. 

1.3k
Lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter
ADVERTISEMENT

Nằm cạnh hồ làng Al (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah, Gia Lai), 4 ha đất cằn cỗi tưởng như bỏ không đã được ông Vũ Văn Trung (60 tuổi) một tay cải tạo, khoác lên tấm áo xanh mướt với hơn chục loài cây ăn trái. Mảnh đất xanh lành ấy đang biến ước mơ của ông Trung về một khu du lịch sinh thái dần trở thành hiện thực.

CẬP NHẬT - TIN LIÊN QUAN

Hut Hon Ngam Nang Cong Chua Ngu Trong Rung O Gia Lai 11

Hút hồn ngắm ‘nàng công chúa ngủ trong rừng’ ở Gia Lai

Dai Truyen Hinh Viet Nam Vtv Quay Phim Quang Ba Du Lich Gia Lai Nam 2020 2

Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) Quay phim quảng bá du lịch Gia Lai năm 2020

Nu Phuot Thu U60 O Gia Lai Va Hanh Trinh Xuyen Viet Bang Xe May 3

Nữ phượt thủ U60 ở Gia Lai và hành trình xuyên Việt bằng xe máy

Miệt vườn giữa cao nguyên Gia Lai

Đất cằn nở hoa

Sau nhiều năm bôn ba làm ăn khắp nơi, năm 2011, ông Trung trở về Ia Mơ Nông, thuê lại 4 ha đất cạnh hồ nước làng Al để trồng trọt và nuôi giấc mơ làm du lịch. “Ban đầu gia đình tôi ai cũng can ngăn, bởi đất ở ven hồ này rất cằn cỗi, không trồng trọt gì được. Nhưng quyết tâm trong tôi cao lắm, đã nói là phải làm cho bằng được”-ông Trung mở đầu câu chuyện.

Từ kinh nghiệm nhiều năm làm trong ngành liên doanh sản xuất phân bón, ông Trung mạnh dạn cải tạo đất. Ông không nhớ đã phải chở bao nhiêu xe đất đỏ, đất màu từ nơi khác về san trải lên mảnh vườn của mình; cũng không nhớ nổi đã mua bao nhiêu bao trấu ủ vi sinh, xử lý đất. Bao nỗ lực của ông cuối cùng cũng được đền đáp. Những chồi non cứ thế vươn lên, xòe tán khiến cả khu đất rộng nhanh chóng được lấp đầy bởi cây cối xanh mướt. Ông Trung rất kỹ lưỡng trong khâu chọn cây giống; đó phải là các loài cây đặc sản, giống mới, lạ và năng suất cao. Hiện tại, hơn 600 cây dừa xiêm và 300 cây mít Thái đã đem lại thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm. Các loại cây trái khác như: ổi, vú sữa hoàng kim, cóc, xoài, sầu riêng, chôm chôm… đủ để mùa nào thức nấy, vừa tạo nguồn thu nhập ổn định vừa phục vụ cho ý định làm du lịch sau này.

Xen kẽ trên mảnh vườn, ông Trung đào 10 ao nuôi cá nhằm tạo thêm thu nhập, dự trữ nguồn nước tưới vào mùa khô và tạo cảnh quan cho nơi này. “Tôi dự định sẽ trồng thêm các loại rau sạch, tự sản xuất cám, thức ăn sạch để chăn nuôi bò, heo, gà, các loại cá, nhất là cá chép giòn để phục vụ nhu cầu gia đình, thị trường và kinh doanh trong khu du lịch của mình”-ông Trung cho hay. Hiện tại, ông đã thả cá hồng, cá trắm, cá rô trong các ao và nuôi thêm bò, gà, heo sọc dưa… Cả khuôn đất rộng lớn được ông tận dụng tối đa vào hoạt động chăn nuôi, trồng trọt. Đi dạo dưới tán cây xanh mát, khó có thể nghĩ chỉ cách đây hơn 5 năm nơi này hoàn toàn hoang vắng, cằn cỗi.

Khát khao làm du lịch

Từ tỉnh lộ 673 đoạn qua xã Ia Mơ Nông rẽ phía tay phải chỉ chừng 500 m đã tới ngay khu vườn của ông Trung nằm dọc bên bờ hồ làng Al. Nền trời in bóng lên mặt hồ trong xanh, phẳng lặng. Xa xa ở bờ bên kia là những mái nhà nâu cũ ẩn hiện trong màu xanh của nương rẫy, cây cối. Khung cảnh hiện lên thật yên bình. Dọc bờ nước, ông trồng 2 hàng dừa, ở giữa lát đá. Những tàu dừa xòe bóng, che mát cả con đường. Dừa còn được ông trồng xung quanh các ao cá. Dạo quanh khu vườn rợp bóng cây, nghe hơi mát thổi vào từ hồ nước mênh mông, nghe mùi bùn, mùi cây lá thoảng đưa, du khách tưởng như đang lạc vào chốn miệt vườn nào đó.

2Ông Vũ Văn Trung (bìa trái) rất tâm huyết với dự án du lịch sinh thái tại Ia Mơ Nông-ảnh PL
Ông Vũ Văn Trung (bìa trái) rất tâm huyết với dự án du lịch sinh thái tại Ia Mơ Nông.

Ông Trung tâm sự: “Tôi muốn làm du lịch từ lâu rồi. Đi rất nhiều nơi, học hỏi cũng rất nhiều, tôi vẫn thấy du lịch sinh thái là xu hướng bền vững. Quê hương mình rất đẹp, tại sao lại không làm để thu hút khách thập phương. Tôi tin mình sẽ làm được”. Những bước đi đầu tiên của ông trên mảnh đất cằn đã bắt đầu cho kết quả. Ông Trung xác định, làm du lịch không thể ngày một ngày hai mà là quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì. “Lấy ngắn nuôi dài” là kế sách của ông trong làm du lịch sinh thái. Vừa trồng trọt, chăn nuôi để có thu nhập, nuôi sống gia đình vừa tái đầu tư cho ý tưởng làm du lịch tương lai. Ngày ngày nhìn khu du lịch dần thành hình, ông Trung không khỏi vui mừng. Vợ và các con ông cũng ủng hộ ông hiện thực hóa ước mơ.

Lần lượt chỉ tay vào từng góc vườn, ông chia sẻ dự định sắp tới: “Chỗ này tôi sẽ xây một sân bóng thật hiện đại, chỗ kia sẽ là nhà hàng ẩm thực, khu lưu trú cho khách, bên các ao cá sẽ làm chòi nhỏ để mọi người câu cá thư giãn. Khách đến vườn có thể tham quan, dạo chơi, hái quả, tự tay chế biến thức ăn, đạp vịt, đi thuyền trên lòng hồ… Không lâu đâu, vài năm tới thôi sẽ hoàn thiện”. Hiện tại đã có nhiều lượt khách đến tham quan và tổ chức picnic tại khu vườn của gia đình ông. Ông Trung cũng dự định sẽ bắt đầu các hoạt động phục vụ du lịch vào dịp Tết Nguyên đán 2020.

Ông Nguyễn Minh Châu-Chủ tịch UBND xã Ia Mơ Nông nhận định: “Với địa thế thuận lợi, hữu tình, ý tưởng phát triển khu du lịch sinh thái của ông Trung hoàn toàn có thể trở thành hiện thực nếu được đầu tư bài bản. Nằm trên tuyến đường dẫn vào Nhà máy thủy điện Ia Ly (thị trấn Ia Ly), khá gần các khu du lịch cộng đồng của xã tại làng Phung, làng Kép 1, khu du lịch sinh thái mà ông Trung đang hướng đến là nơi dừng chân lý tưởng, níu giữ du khách ở lại lâu hơn để tìm hiểu con người và văn hóa truyền thống của vùng đất này”.

Theo Baogialai.com.vn

Nông dân Ia Pa liên kết sản xuất lúa giống

Vụ mùa 2019, từ việc ký hợp đồng với doanh nghiệp để sản xuất nguồn lúa giống xác nhận TH6 và TBR1, nông dân các xã Chư Răng, Chư Mố và Ia Kdăm (huyện Ia Pa, Gia Lai) đã thu được lợi nhuận lớn, mở ra cơ hội cho các vụ tiếp theo.

Huyện Ia Pa có trên 3.000 ha đất trồng lúa nước, trong đó hơn 1/2 diện tích được tưới bởi công trình đại thủy nông Ayun Hạ, phần còn lại được tưới chủ động bằng hệ thống trạm bơm điện, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân sản xuất mỗi năm 2 vụ lúa nước. Dù vậy, mấy năm gần đây, năng suất và chất lượng hạt lúa trên địa bàn tăng chưa cao và thiếu tính bền vững do người dân sử dụng nhiều giống lúa khác nhau, giống lúa không rõ nguồn gốc để gieo trồng.

Ruộng lúa của người dân xã Chư Mố tham gia mô hình liên kết sản xuất giống lúa xác nhận.                     Ảnh: Đ.P
Ruộng lúa của người dân xã Chư Mố tham gia mô hình liên kết sản xuất giống lúa xác nhận.
Bà Đoàn Thị Phú Hòa-Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Pa: “Theo cam kết thì cả 2 công ty tham gia mô hình sẽ tiếp tục thu mua giống lúa TBR1 và TH6 cho bà con trong các vụ tới. Đây là điều kiện thuận lợi để người trồng lúa trên địa bàn được chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa giống, là bước đi vững chắc nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho bà con nông dân”.

Để khắc phục tình trạng trên, trong vụ mùa 2019, UBND huyện Ia Pa cho phép Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed-Chi nhánh miền Trung-Tây Nguyên và Công ty TNHH Giống cây trồng Thành Lợi (tỉnh Bình Định) triển khai mô hình sản xuất giống lúa xác nhận TH6 và TBR1 tại địa bàn xã 3 xã: Chư Răng, Chư Mố và Ia Kdăm. Với kinh phí hơn 270 triệu đồng từ nguồn sự nghiệp nông nghiệp, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã ký hợp đồng với 2 công ty trên cung cấp lúa giống TBR1, TH6 nguyên chủng cho nông dân gieo sạ và cam kết bao tiêu sản phẩm lúa giống xác nhận do người dân làm ra. Có 120 hộ dân ở 3 xã tham gia mô hình với diện tích 50 ha. Ngoài được hỗ trợ lúa giống, nông dân tham gia mô hình phải góp 50% chi phí, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…

Ngay từ đầu vụ, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, UBND các xã tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc lúa theo quy trình “3 giảm, 3 tăng, 4 cùng” cho các hộ tham gia mô hình. Trong suốt vụ mùa, Trung tâm cử cán bộ kỹ thuật cùng cán bộ chuyên môn của 2 công ty theo sát để hướng dẫn nông dân cách thức chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Nhờ đó, sau 105 ngày từ khi gieo trồng, năng suất lúa TBR1 đạt bình quân 1 tấn/sào và lúa TH6 đạt 9,5 tạ/sào, cao hơn hẳn ruộng lúa gieo trồng theo phương pháp truyền thống gần 2 tạ/sào.

Ông Ksor Grem (buôn Ama Hlim, xã Chư Mố) cho biết: Giống lúa TH6 nguyên chủng được cấp không theo tiêu chuẩn 13 kg/sào, khi thu hoạch lại được lúa giống xác nhận nên có thể sử dụng để làm lúa giống sản xuất cho 2 vụ tiếp theo. “Trước đây, tôi gieo sạ 18-20 kg giống/sào, giờ giảm xuống còn 13 kg/sào. Lượng phân bón cũng giảm xuống một nửa, kể cả lượng thuốc bảo vệ thực vật. Ruộng lúa gieo sạ thưa hơn, đỡ tốn giống mà cây lúa vẫn phát triển tốt, năng suất đạt 9,5 tạ/sào trong khi trước đây chỉ đạt 8 tạ/sào”-ông Grem nói về những đặc điểm nổi trội của giống lúa nguyên chủng.

Điều đặc biệt khi tham gia mô hình là lượng lúa giống sản xuất ra được người dân tranh nhau mua. Ông Grem cho biết thêm: “Nhà tôi trồng 1,2 ha lúa TH6, cho thu hoạch tổng cộng 11,4 tấn lúa giống xác nhận, được bà con đăng ký mua rất nhiều. Phía Công ty Giống cây trồng Thành Lợi cũng cam kết thu mua toàn bộ với giá 4.300 đồng/kg lúa tươi, cao hơn thị trường 300 đồng/kg”.

Tương tự, ông Nguyễn Viết Kiên (thôn Bình Tây, xã Chư Răng) cũng phấn khởi cho hay: Gia đình có 7 ha lúa, trong đó, ông tham gia mô hình trồng 2,5 ha lúa TBR1. Nhờ được cấp giống lúa nguyên chủng và tập huấn kỹ thuật nên lúa phát triển tốt, năng suất trên 1 tấn/sào, đạt lợi nhuận 41 triệu đồng/2,5 ha, cao hơn ruộng lúa giống ML48 bên cạnh 10 triệu đồng/ha. “Rất nhiều nông dân trong xã đến tham quan ruộng lúa của gia đình tôi. Họ rất thích và đăng ký mua lúa giống xác nhận do tôi sản xuất để vụ sau trồng tiếp. Sản xuất lúa giống cũng không vất vả, chỉ cần khi đi thăm ruộng mình chú ý nhổ bỏ các bông lúa giống khác bị lẫn vào ruộng là được”-ông Kiên bày tỏ.

Bà Đoàn Thị Phú Hòa-Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Pa-cho biết: Giống lúa TH6 và TBR1 cho năng suất lên đến 9,5-10 tạ/sào, hạt gạo tròn, nhiều tinh bột. Nông dân đạt doanh thu xấp xỉ 40 triệu đồng/ha, trừ chi phí sản xuất còn lãi hơn 16,4 triệu đồng/ha với lúa TBR1 và 14 triệu đồng/ha với lúa TH6, cao hơn cách làm truyền thống 10 triệu đồng/ha. Lượng lúa giống TBR1 và TH6 cấp xác nhận được sản xuất ra trong vụ mùa này khoảng 480 tấn, trừ đi khoảng gần 100 tấn do phía Công ty TNHH Giống cây trồng Thành Lợi cam kết thu mua cho dân thì vẫn còn hơn 380 tấn là nguồn lúa giống để người dân nhân rộng mô hình sản xuất trong các vụ tiếp theo.

Theo Baogialai.com.vn

XEM THÊM : Đại ngàn Ia Pa vẫn “chảy máu”: UBND tỉnh chỉ đạo kiểm tra, xử lý, Nông dân Ia Pa liên kết sản xuất lúa giống

Đại ngàn Ia Pa vẫn “chảy máu”: UBND tỉnh chỉ đạo kiểm tra, xử lý, Nông dân Ia Pa liên kết sản xuất lúa giống

ADVERTISEMENT
Share61Tweet20

HOT - BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hút hồn ngắm ‘nàng công chúa ngủ trong rừng’ ở Gia Lai

by Báo mới Gia Lai
0
Hut Hon Ngam Nang Cong Chua Ngu Trong Rung O Gia Lai 11

Đại ngàn Tây Nguyên có Thác K50 như ‘nàng công chúa ngủ trong rừng’ nằm trong Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng (ở huyện Kbang, Gia Lai) với...

Đọc thêm

Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) Quay phim quảng bá du lịch Gia Lai năm 2020

by Báo mới Gia Lai
0
Dai Truyen Hinh Viet Nam Vtv Quay Phim Quang Ba Du Lich Gia Lai Nam 2020 2

Bên cạnh hình thức thông tin, giới thiệu du lịch Gia Lai thông qua các ấn phẩm, brochure truyền thống trong những năm qua công tác xúc tiến đầu tư,...

Đọc thêm

Nữ phượt thủ U60 ở Gia Lai và hành trình xuyên Việt bằng xe máy

by Báo mới Gia Lai
0
Nu Phuot Thu U60 O Gia Lai Va Hanh Trinh Xuyen Viet Bang Xe May 3

Đam mê du lịch và mong muốn khám phá những cảnh đẹp của đất nước, bà Nguyễn Thị Bích Vân (SN 1965, phường An Phú, thị xã An...

Đọc thêm

Gia Lai : Đổ xô tới ngọn đồi bị loại cỏ ‘nhuộm’ màu hồng quyến rũ

by Báo mới Gia Lai
0
Gia Lai Do Xo Toi Ngon Doi Bi Loai Co Nhuom Mau Hong Quyen Ru 17

Hàng nghìn lượt khách mỗi ngày đổ về đồi cỏ hồng và rừng thông ở xã Glar (huyện Đắk Đoa, Gia Lai) chụp ảnh, dựng trại hóng gió,...

Đọc thêm

Hướng dẫn chi tiết đường đi hàng thông trăm tuổi ở Pleiku, Gia Lai

by Báo mới Gia Lai
0
Huong Dan Chi Tiet Duong Di Hang Thong Tram Tuoi O Pleiku Gia Lai 23

Phía bên kia Hồ T'Nưng của thành phố Pleiku, con đường thông xã Nghĩa Hưng được coi là con đường đẹp nhất phố núi Gia Lai ngày nay,...

Đọc thêm
Xem thêm
Bài tiếp theo
Top 10 thực phẩm khắc tinh của nếp nhăn

Top 10 thực phẩm khắc tinh của nếp nhăn

NÊN UỐNG NHỮNG LOẠI NƯỚC NÀY TRƯỚC KHI ĂN SÁNG

NÊN UỐNG NHỮNG LOẠI NƯỚC NÀY TRƯỚC KHI ĂN SÁNG

Những thực phẩm không bao giờ hết hạn trong nhà bếp của bạn

Những thực phẩm không bao giờ hết hạn trong nhà bếp của bạn

Chuyên mục

  • An Ninh – Trật Tự
  • Chính trị
  • Chư Pah
  • Dịch vụ
  • Dinh Dưỡng – Làm Đẹp
  • Doanh Nhân
  • Dự Báo Thời Tiết
  • Du Lịch
  • Giá Cà Phê
  • Giá Cao Su
  • Giá Hồ Tiêu
  • Giải trí
  • Giảm cân
  • Hình Sự – Dân Sự
  • Huyện, Thị xã Gia Lai
  • Ia Grai
  • Khí Hậu
  • Kinh Doanh
  • Kinh Nghiệm Du Lịch
  • Kinh Tế
  • Kinh Tế – Chính Trị
  • Kông Chro
  • Mẹo Vặt
  • Mỹ Phẩm Tốt
  • Pháp Luật
  • Phong thủy
  • Sống Khỏe
  • Sức khỏe & Đời sống
  • Sức Khỏe – Y Tế
  • Tăng cân
  • Tin Gia Lai
  • Tin Mới
  • TOP
  • Vị Trí Vùng Miền
  • Xe khách
  • Đắk Đoa
  • Đánh giá (Review)
  • Điện Ảnh
  • Đồ dùng cho Mẹ và Bé
  • Đời Sống
  • Đức Cơ
ADVERTISEMENT
Logo Bao Moi Gia Lai
Báo Mới Gia Lai – baomoigialai.vn | Trang tin tự động cập nhật các tin tức Gia Lai và các tỉnh được tổng hợp từ các báo và trang tin điện tử hàng đầu.
Liên kết
  • Dịch vụ
  • Ẩm thực
  • Du lịch
  • Công ty
Liên hệ hơp tác
  • Hotline: 098.2222.874
  • Email: [email protected]
  • Liên hệ quảng cáo: 098.2222.874
  • Tầng 2, 240 Phan Đăng Lưu - Gia Lai
Hệ sinh thái Website
  • Website: Chợ Gia Lai - Chogialai.vn
  • Website: Tinh Gia Lai - Tinhgialai.vn
  • Website: Báo Mới Gia Lai - Baomoigialai.vn
  • Website: Người Gia Lai - Nguoigialai.vn
Hệ sinh thái Website
  • Website: Kênh 81 - Kenh81.vn
  • Website: Tinh Gia Lai - Tinhgialai.vn
  • Website: Địa điểm Gia Lai - Diadiemgialai.vn
  • Website: Người Tây Nguyên - Nguoitaynguyen.vn
  • iPhone Bến Cát
  • Về chúng tôi
  • Quy định pháp lý
  • Chính sách bảo mật
  • Bản quyền thông tin

© 2021 - Baomoigialai.vn | Website đang chạy thử nghiệm

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tin Gia Lai
  • Pháp Luật
  • Sức khỏe & Đời sống
  • Du Lịch
  • Dịch vụ
  • TOP

© 2019 Báo mới Gia Lai - Trang cập nhật tin tức Gia Lai 24/7 | Website đang trong quá trình thử nghiệm.

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?