Đã bao giờ bạn sử dụng các loại thuốc chống, kem chống muỗi cho người lớn và có sự nghi ngại về những nguy cơ bạn có thể gặp phải.
Hãy cùng Baomoigialai tìm hiểu 4 điều có thể bạn hoàn toàn chưa hiểu rõ về kem chống muỗi đốt cho người lớn sau đây.
CÁC PHẢN ỨNG PHỤ KHI DÙNG KEM CHỐNG MUỖI
Nguy cơ viêm da dị ứng
Trên thị trường hiện nay có nhiều các sản phẩm chống muỗi với cách cách thức sử dụng khác nhau. Loại diệt muỗi đốt nhanh, bình xịt, đèn diệt muỗi, đuổi muỗi bằng sóng siêu âm, có loại dùng ở dạng bôi kem, gel; loại miếng dán chống muỗi…
Các sản phẩm này đa phần dùng các nguyên liệu bằng hoá chất nên ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Thành phần chính của các loại sản phẩm này là chứa DEET với tỷ lệ thấp nhất là 15% cùng các loại hóa chất khác. Đối với trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi không nên sử dụng hoặc tiếp xúc với các sản phẩm này do hệ thống chức năng miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh. Đặc biệt trong khói nhang có chứa nhiều hóa chất sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hô hấp nếu sử dụng trong thời gian dài.
Nếu trường hợp bất khả kháng phải bôi thuốc cho trẻ thì chúng ta nên tuân thủ đúng các quy định trong phần hướng dẫn sử dụng. Sau khi không cần thiết phải bôi thuốc cho trẻ nữa phải tắm rửa sạch sẽ để loại bỏ hóa chất có hại.

Những người viêm da cơ địa, có làn da rất dễ mẫn cảm nên cẩn thận khi sử dụng các loại sản phẩm này. Nhiều trường hợp đã ghi nhận các tác dụng phụ như da đỏ lên, rát, bong vảy, sưng nề, đỏ lên, ngứa, mụn nước li ti hoặc có mủ.
Nguy cơ phơi nhiễm hóa chất và gây hại hô hấp: Khi các vùng da hở như vết thương, nốt muỗi đốt cũ đã gãi trầy xước… tiếp xúc với các loại thuốc chống muỗi, cơ thể có nguy cơ bị phơi nhiễm hóa chất qua các vùng da hở này.
Không chỉ vậy, nếu bạn để các loại kem bôi chống muỗi cho người lớn ở gần trẻ em, hoặc trẻ em không biết và vô tình tiếp xúc, sẽ gây ra nhiều triệu chứng.
KEM BÔI CHỐNG MUỖI CÓ THỂ GÂY HẠI DA
Bôi kem chống muỗi đốt chỉ có tác dụng tạm thời, khi kem bay hết lại phải bôi tiếp. Nếu bôi kéo dài và bôi nhiều cũng có thể gây hại cho da.
Đôi khi còn xuất hiện các tác dụng phụ như phản ứng kích ứng (da đỏ lên, rát, bong vảy) hoặc gây dị ứng da (da sưng nề, đỏ lên, ngứa, mụn nước li ti hoặc có mủ…). Những trường hợp viêm da cơ địa có làn da rất mẫn cảm nên cẩn thận khi sử dụng các sản phẩm chống muỗi.
Trường hợp bị tác dụng phụ trên da, bệnh nhân rất ngứa và khi có mủ thì bị đau. Khi các sẩn lặn đi thường để lại các vết mất sắc tố hoặc tăng sắc tố sau viêm nhưng thường là tăng sắc tố. Một số khác bị những vết trắng lẫn vết thâm.
XEM THÊM : Top 5 loại kem che hình xăm tốt nhất hiện nay
Các vết thâm thường tồn tại rất dai dẳng và nếu cứ bị muỗi đốt liên tục thì các vết thâm xuất hiện ngày càng dày đặc. Nếu gãi hoặc chà xát nhiều thì các vết thâm còn bị dày lên sần sùi trông rất xấu. Nghiêm trọng hơn, điều này có thể dẫn đến viêm da dị ứng, nhiễm trùng, sưng tấy…
LỜI KHUYÊN CHO NGƯỜI SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG MUỖI AN TOÀN
Khi đã biết sản phẩm có thể gây hại như thuốc chống muỗi thì việc hạn chế dùng sẽ tốt hơn cả. Tuy nhiên, khi thực sự cần thiết (đi đến nơi xa lạ, du lịch, sống trong vùng có dịch sốt xuất huyết…) buộc phải dùng kem chống muỗi thì mọi người cần dùng đúng phương pháp để kem phát huy hết hiệu quả, người dùng được an toàn.
Khi thoa kem cho vùng mặt, nên lưu ý tránh miệng, mắt và mũi. Trước khi sử dụng cho toàn thân, nên thử dùng trước cho một vùng da nhỏ mặt trong cánh tay. Nếu không xuất hiện kích ứng, mẩn ngứa thì từ đó mới áp dụng cho toàn bộ cơ thể.
Nguồn Tổng Hợp