Công ty TNHH MTV Cao Su Trung Nguyên là công ty thứ 3 được HAGL Agrico “bán đứt” cho Thadi theo thỏa thuận hứa mua bán cổ phần-phần vốn góp được ký ngày 4/4/2019
HAGL Agrico “bán đứt” Cao su Trung Nguyên cho Thadi
Hội đồng quản trị CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico – Mã CK: HNG) vừa thông qua Nghị quyết số 0909/19/NQHĐQT-HAGL Agrico về việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp thuộc sở hữu bởi HNG tại Công ty TNHH MTV Cao Su Trung Nguyên (CSTN).
Đối tác nhận chuyển nhượng số cổ phần này là CTCP Sản xuất Chế biến và Phân phối Nông nghiệp Thadi (Thadi) – công ty con của CTCP Ô tô Trường Hải (Thaco).
Theo tìm hiểu của VietTimes, CSTN được thành lập vào tháng 2/2008, đăng ký địa chỉ trụ sở chính tại số 15 Trường Chinh (Phường Phù Đổng, Pleiky, Gia Lai). Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật hiện nay của CSTN là bà Nguyễn Ngọc Ánh (sinh năm 1961).
Hoạt động chính của công ty này là trồng trọt, kinh doanh cây cao su, nuôi bò và các loại cây ăn quả.
Khoảng 8 năm sau khi đi vào hoạt động, đến ngày 9/12/2016, HAGL Agrico cùng nhóm công ty liên quan đã hoàn tất nghiệp vụ mua hơn 81,9 triệu cổ phiếu CSTN với chi phí bỏ ra là 3.277,7 tỷ đồng. Sau giao dịch HAGL Agrico trở thành công ty mẹ của CSTN với tỷ lệ sở hữu 99,9% vốn điều lệ.
Tính đến ngày 30/6/2019, một số tài sản của CSTN đang được HAGL Agrico thế chấp để vay vốn ngân hàng, bao gồm: quyền sử dụng và khai thác 1.194,74 ha cao su tại Huyện Iapa, tỉnh Gia Lai, Việt Nam; toàn bộ cây ăn trái và quyền khai thác hình thành trong tương lai của dự án trông cây ăn trái.
Được biết, HAGL Agrico và Thadi đã ký kết Thỏa thuận hứa mua bán cổ phần – Phần vốn góp (ngày 4/4/2019). Giá trị thỏa thuận lên tới hơn 7.626,9 tỷ đồng (tính đến ngày 30/6/2019, Thadi đã ứng trước 4.337,5 tỷ đồng).
Cụ thể, bên cạnh CSTN, HAGL Agrico sẽ thực hiện chuyển nhượng phần vốn góp trong: Đông Pênh và công ty con – Daun Penh; Cao su Đông Dương và các công ty con – Bình Phước Krate, Eastern Rubber; Sovann Vuthy.
Trong đó, HAGL Agrico đã bán công ty TNHH Đầu tư và phát triển cao su Đông Dương (Cao su Đông Dương) với giá trị hợp đồng là 3.054 tỷ đồng và công ty TNHH Đông Pênh (Đông Pênh) với giá trị hợp đồng 2.869 tỷ đồng.
Như vậy, chỉ cần chuyển nhượng nốt số cổ phần tại Sovann Vuthy, thỏa thuận giữa HAGL Agrico và Thadi sẽ cơ bản hoàn tất./.
Bộ trưởng: Phải xử lý các cá nhân liên quan dự án ở Chư Sê
“Nhiều công trình của đơn vị có nguy cơ chậm tiến độ và một số dự án có vấn đề về chất lượng (tuyến tránh Chư Sê). Bên cạnh đó, một số dự án trọng điểm, cấp bách, Ban QLDA 6 triển khai còn chậm, kết quả giải ngân của đơn vị còn thấp so với mặt bằng chung…”.

Bộ trưởng, Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đánh giá như vậy trong buổi làm việc với Ban Quản lý dự án 6 về tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2019.
Về chất lượng công trình, Bộ trưởng yêu cầu Ban Quản lý dự án 6 phải rút ra bài học kinh nghiệm, tổ chức kiểm điểm và có giải pháp xử lý mạnh tay đối với những cá nhân, tổ chức liên quan trực tiếp tham gia dự án. Đặc biệt là những dự án có vấn đề về chất lượng công trình, điển hình là tuyến tránh Chư Sê (Gia Lai).
“Ban Quản lý dự án 6 phải có trách nhiệm xử lý đối với những cá nhân có liên quan đến dự án này. Về phía Bộ GTVT, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông cần căn cứ vào các quy định, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ để đưa ra quyết định xử lý nghiêm minh. Nếu không kỷ luật được, phải tạm đình chỉ công tác những người có liên quan của Ban Quản lý dự án 6…”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.
Ông cũng yêu cầu Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông rà soát lại hồ sơ thiết kế, từ địa chất, địa hình, thủy văn,… để có giải pháp xử lý tổng thể. “Trong quá trình khắc phục sự cố tuyến tránh Chư Sê, các đơn vị phải có giải pháp đồng bộ, đào tới đâu phải khôi phục lại toàn bộ hiện trạng chất lượng của từng hạng mục tới đó, phải làm đúng quy định, tuyệt đối không được lấp liếm, xóa hiện trường…”, Bộ trưởng chỉ đạo.
Như đã đưa tin, dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh thị trấn Chư Sê có chiều dài 10,8 km với tổng mức đầu tư gần 250 tỉ đồng do Ban Quản lý dự án 6 (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư. Dự án vẫn đang trong thời gian chờ nghiệm thu, bàn giao để đưa vào khai thác.
Vị trí bị hư hỏng gần 100 m thuộc gói thầu số 10 dài 3,8 km với giá hơn 71 tỉ đồng, do Công ty CP 471 (TP Vinh, Nghệ An) thi công.
Theo : plo.vn