fbpx
Retail
No Result
View All Result
  • Tin Gia Lai
  • Pháp Luật
  • Tin Mới
  • Du Lịch
  • Công nghệ
  • Dịch vụ
  • Giải trí
  • Tin Gia Lai
  • Pháp Luật
  • Tin Mới
  • Du Lịch
  • Công nghệ
  • Dịch vụ
  • Giải trí
Baomoigialai.vn - Tin Tức Gia Lai Cập Nhật 24/7
No Result
View All Result
ADVERTISEMENT

Giới Thiệu Sơ Lược Về Nhà Thơ Nguyễn Bính

in Tiểu Sử Nhà Văn Nhà Thơ, Giáo Dục
Giới Thiệu Sơ Lược Về Nhà Thơ Nguyễn Bính

Nhà Thơ Nguyễn Bính

ADVERTISEMENT

Nguyễn Bính (tên thật là Nguyễn Trọng Bính; 1918–1966) là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Ông được coi như là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc.

Bài viếtNỔI BẬT

Gia Lai Trao 40 Suat Hoc Bong Cho Hoc Sinh Khuyet Tat Mo Coi 4

Gia Lai: Trao 40 suất học bổng cho học sinh khuyết tật, mồ côi

10k
Gia Lai Tang Qua Cho Thieu Nhi Va Nguoi Ngheo Xa Ia Mor 2

Gia Lai: Tặng quà cho thiếu nhi và người nghèo xã Ia Mơr

10k
118911736 2696705443919399 2088983686428924542 O 2

NHỮNG ĐÔI DÉP ĐỨT NGÀY TỰU TRƯỜNG.

10.1k
Tra cứu thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và một số mốc thời gian cần chú ý

Tra cứu thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và một số mốc thời gian cần chú ý

10.1k

Cách bỏ header and footer trong word 2010 mới nhất 2020

10.1k

Cách viết địa chỉ bằng tiếng Anh chính xác nhất và dễ nhất

10k

Tiểu sử Nhà Thơ Nguyễn Bính

Thân thế

Nguyễn Bính sinh ngày 13-2-1918, tức mồng ba Tết năm Mậu Ngọ với tên thật là Nguyễn Trọng Bính tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.[1]

Cha Nguyễn Bính tên là Nguyễn Đạo Bình, làm nghề dạy học, còn mẹ ông là bà Bùi Thị Miện, con gái một gia đình khá giả. Ông bà sinh được ba người con trai là Nguyễn Mạnh Phác (Trúc Đường), Nguyễn Ngọc Thụ và Nguyễn Bính.

Bà Miện bị rắn độc cắn rồi mất năm 1918, lúc đó bà mới 24 tuổi. Để lại cho ông Bình ba đứa con thơ, khi đó Nguyễn Mạnh Phác mới sáu tuổi, Nguyễn Ngọc Thụ ba tuổi và Nguyễn Bính mới sinh được ba tháng. Đúng như câu thơ ông viết:

Còn tôi sống sót là may

Mẹ hiền mất sớm trời đày làm thơ

Mấy năm sau ông Bình cưới bà Phạm Thị Duyên làm vợ kế (bà sinh được bốn người con, hai trai hai gái).

Bà cả Giần là chị ruột của mẹ Nguyễn Bính, nhà bà lại giàu có, nên bà cùng ông Bùi Trình Khiêm là cậu ruột của Nguyễn Bính và là cha của nhà văn Bùi Hạnh Cẩn, đón ba anh em Nguyễn Bính về nuôi cho ăn học. Nguyễn Bính làm thơ từ thuở bé, được cậu Khiêm khen hay nên được cưng

Năm 13 tuổi Nguyễn Bính được giải nhất trong cuộc thi hát trống quân đầu xuân ở hội làng với sáng tác:

…Anh đố em này:
Làng ta chưa vợ mấy người ?
Chưa chồng mấy ả, em thời biết không
Đố ai đi khắp tây đông,
Làm sao kiếm nổi tấm chồng như chúng anh đây?
Làm sao như rượu mới say,
Như giăng mới mọc, như cây mới trồng ?
Làm sao như vợ như chồng ?
Làm sao cho thỏa má hồng răng đen
Làm sao cho tỏ hơi đèn ?
Làm sao cho bút gần nghiên suốt đời ?
Làm sao ? anh khen em tài ?
Làm sao ? em đáp một lời làm sao… ?[2]

ADVERTISEMENT

Trúc Đường thi đỗ thành trung (đíp-lôm) vào loại giỏi ở Hà Nội, rồi dạy học trong một trường tư thục ở Hà Đông, Trúc Đường bắt đầu viết văn và làm thơ. Ông đón Nguyễn Bính lên và truyền đạt cho Nguyễn Bính văn học Pháp. Cuộc đời của Nguyễn Bính gắn bó Với Trúc Đường cả về văn chương và đời sống.

Thi sĩ giang hồ

Năm 1932, 1933 Nguyễn Bính có theo người bạn học ở thôn Vân lên Đồng Hỷ, Thái Nguyên dạy học, có lẽ những vần thơ như:

ADVERTISEMENT

Cỏ đồi ai nhuộm mà xanh
Áo em ai nhuộm mà anh thấy chàm
Da trời ai nhuộm mà lam
Tình ta ai nhuộm ai làm cho phai

Là được Nguyễn Bính viết trong thời gian này.

Bài thơ của ông được đăng báo đầu tiên là bài Cô hái mơ. Năm 1937 Nguyễn Bính gửi tập thơ Tâm hồn tôi tới dự thi và đã được giải khuyến khích của nhóm Tự lực văn đoàn. Họa sĩ Nguyệt Hồ nhớ lại: Tôi quen Nguyễn Bính từ khi anh chưa có tiếng tăm gì, ngày ngày ôm tập thơ đến làm quen với các tòa soạn báo. Tôi thích thơ anh và đã giới thiệu anh với Lê Tràng Kiều, chủ bút Tiểu thuyết Thứ Năm, đã đăng bài “Cô hái mơ”, bài thơ đầu tiên của anh đăng báo. Tôi khuyên anh gửi thơ dự thi, và anh đã chiếm giải thưởng của Tự Lực Văn Đoàn… chúng tôi thân nhau từ đó, khoảng 1936-1940, quãng đầu đời thơ của anh,…[3]

Từ năm 1940, Nguyễn Bính bắt đầu nổi tiếng với số lượng thơ khá dày, đề tài phong phú, trong đó chủ yếu là thơ tình.

Cũng trong năm này Trúc Đường chuyển ra Hà Nội ở và đang viết truyện dài Nhan sắc, Nguyễn Bính tỏ ý muốn đi Huế tìm đề tài sáng tác. Trúc Đường tán thành nhưng không có tiền, ông đã cho Nguyễn Bính chiếc máy ảnh và về quê bán dãy thềm đá xanh (vật báu duy nhất của gia đình) đưa tất cả số tiền cho Nguyễn Bính.

Vào Huế Nguyễn Bính Gửi thơ ra cho Trúc Đường đọc trước, rồi đăng báo sau. Cuối năm 1941, đầu năm 1942, Trúc Đường nhận được nhiều bài thơ của Nguyễn Bính trong đó có: Xuân tha hương và Oan nghiệt. Sau đó Nguyễn Bính lại trở về Hà Nội, rồi lại đi vào Sài Gòn.

ADVERTISEMENT

Lần chia tay cuối cùng với Trúc Đường là vào năm 1943, đến năm 1945 tin tức thưa dần. Năm 1946 thì mất liên lạc hẳn. Trong thời gian này Nguyễn Bính đã gặp nhà thơ Đông Hồ, Kiên Giang.

Có lúc ông cư ngụ trong nhà Kiên Giang. Đó là thời ông viết những bài Hành Phương Nam, Tặng Kiên Giang, Từ Độ Về Đây,…

Cũng trong thời gian này Nguyễn Văn Thinh (Thủ tướng chính phủ “Nam Kỳ tự trị”) có treo giải: Ai đưa được nhà thơ Nguyễn Bính “dinh tê” (vào thành) theo chính phủ (“Nam Kỳ tự trị”) sẽ được thưởng 1000 đồng Đông Dương! Nếu nhà thơ tự vào thành cũng được hưởng như thế (1000 đồng Đông Dương hồi đó là cả một cơ nghiệp). Nhiều thi sĩ là bạn Nguyễn Bính viết thư “thuyết khách” mời ông vào. Hồi đó ông đang lang thang ở Rạch Giá, ngày thì ăn ở nhờ một người bạn, đêm ra đình ngủ, ông chỉ có cái bao cói để chui vào cho khỏi muỗi, nên có nhiều người tưởng ông vào thành với Chính phủ Cộng hòa Nam Kỳ. Ấy vậy mà trong một bài thơ của mình ông đã viết hai câu khẳng định:

… Mình không bỏ Sở sang Tề
Mình không là kẻ lỗi thề thì thôi.
Nhiều người ở Nam Bộ hồi đó biết chuyện gọi Nguyễn Bính là có chí khí của một sĩ phu yêu nước.

Năm 1947 Nguyễn Bính đi theo Việt Minh, việc này được Bảo Định Giang nhớ lại: Tôi không nhớ rõ cuối 1947 hay đầu năm 1948, khoảng 3 giờ chiều, em bé giúp việc cho tôi chạy vào nơi tôi làm việc bảo: “Có một người xưng là Nguyễn Bính đến đây muốn gặp chú”… Trên thực tế, Nguyễn Bính đã gia nhập đội ngũ Vệ quốc đoàn từ 3 giờ chiều hôm đó vì Bộ Tư lệnh là đồng chí Trần Văn Trà và đồng chí Nguyễn Văn Vịnh đã chấp nhận yêu cầu của tôi ngay ngày hôm sau. Chẳng những chấp nhận mà các đồng chí còn dặn tôi: “đối đãi đàng hoàng, chăm sóc chu đáo tác giả Lỡ bước sang ngang”

Nhưng theo lời giới thiệu của Đỗ Đình Thọ trong tập Thơ tình Nguyễn Bính, xuất bản năm 1991 thì Nguyễn Bính đã đến với cách mạng khá sớm – ngay từ 1945 trước ngày khởi nghĩa tháng tám.

Một thời gian sau, nhờ sự mai mối của ông Lê Duẩn, ông kết hôn với bà Nguyễn Hồng Châu (một cán bộ Việt Minh), ông sinh một con gái với bà này, đặt tên là Nguyễn Bính Hồng Cầu. Sau đó ông lại kết hôn với bà Mai Thị Mới, ở ấp Hương Mai, xã Khánh Lâm, huyện U Minh và lại sinh một con gái được đặt tên là Nguyễn Hương Mai. Trong thời gian này máy bay Pháp lượn vòng từ đập đá dài theo kênh Chắc Băng xuống Thới Bình, rải truyền đơn kêu gọi đích danh tác giả “Lỡ bước sang ngang” – Nguyễn Bính “quay về với chính nghĩa Quốc gia để được trọng đãi”.[4]

Năm 1954 theo Hiệp định Genève, Nguyễn Bính cũng như bao cán bộ Việt Minh khác tập kết ra Bắc. Ông về công tác tại Nhà xuất bản Văn nghệ, sau đó ông làm chủ bút báo Trăm hoa.

Báo Trăm hoa

Lúc đầu Trăm hoa là một tờ báo do Nguyễn Mạnh Phác làm Chủ nhiệm, còn có phụ đề là “tuần báo tiểu thuyết”, toà soạn đặt tại 15 Hai Bà Trưng, Hà Nội, gọi là tuần báo nhưng khuôn khổ lại có vẻ “tạp chí” nhiều hơn. Số 1 ra ngày 2/9/1955.

Tờ Trăm hoa loại cũ cỡ nhỏ này ra được cả thảy 31 số, tồn tại từ tháng 9/1955 đến giữa tháng 5/1956; mỗi số thường có 26 trang ruột và 4 trang bìa, khổ báo 18×26 cm; ban đầu trang bìa chỉ ghi chức danh Chủ nhiệm Nguyễn Mạnh Phác; từ số 11 (19/11/1955) trên tiêu đề mới xuất hiện thêm chức danh Chủ bút Nguyễn Bính.

Tuần báo Trăm hoa do Nguyễn Bính làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút là Trăm hoa loại mới, toà soạn đặt tại 17 Lê Văn Hưu, Hà Nội; số một loại mới ra ngày thứ bảy 20/10/1956; sau số 11 (chủ nhật 6/1/1957) là hai số cuối cùng, đều không đánh số: Trăm hoa Xuân, và Trăm hoa số đặc biệt đầu Xuân, đều phát hành trước và sau Tết Ất tỵ. Trăm hoa số thường gồm 8 trang in typo 28x40cm giá bán 300 đ; hai số cuối là hai đặc san: Trăm hoa Xuân gồm 24 trang giá bán 1000 đ, phát hành từ 23 Tết; Trăm hoa số đặc biệt đầu Xuân gồm 16 trang giá bán 600 đ, phát hành đầu xuân Ất tỵ.

Gọi là ban biên tập tòa soạn nhưng thực tế chỉ có bốn người đó là: Nguyễn Bính;

Nguyễn Thị Hạnh (con gái Nguyễn Mạnh Phác); Phạm Vân Thanh (vợ Nguyễn Bính); và một người được Nguyễn Bính tuyển từ Nam Định lên tên là Trần Đức Quyền, ông này lấy bút danh là Tùng Quân

Cả hai tờ Trăm hoa và Trăm hoa loại mới đều là báo tư nhân. Trăm hoa của Nguyễn Mạnh Phác (Trúc Đường) bị “chết” vì lỗ vốn, thì ít lâu sau Nguyễn Bính tục bản thành Trăm hoa loại mới, và tờ này cũng lại “chết” vì lỗ vốn. Ở miền Bắc khi đó báo chí và xuất bản tư nhân còn được phép tồn tại, nhưng phải bán với giá cao vì phải mua giấy giá cao hơn so với giá cung cấp dành cho các báo nhà nước và đoàn thể; các cơ sở phát hành lớn của hệ thống “hiệu sách nhân dân” không nhận bán các báo tư nhân;

Ngoài ra còn một trở ngại đáng kể là cán bộ chính quyền và đoàn thể các địa phương thường gây trở ngại cho phóng viên và người phát hành các báo tư nhân.

Theo hồi ức của Tô Hoài: không biết ai đã giúp tiền cho Nguyễn Bính ra những số báo Trăm hoa đầu tiên, thế rồi “cấp trên” có sáng kiến lấy giấy và tiền nhà xuất bản Văn nghệ giúp Trăm hoa, và chính Tô Hoài được giao nhiệm vụ “thuyết phục một tờ báo tư nhân nhưng có tiếng nói chống những luận điệu ngang ngược của báo Nhân văn giai phẩm.

Theo Tô Hoài, do sự can thiệp này, “tờ Trăm hoa rõ ra một vẻ khác. Không về bè với Nhân văn giai phẩm, nhưng chẳng đi với ai “. Cấp trên của Tô Hoài nhận xét từng số từng bài, “cho là chưa đủ hơi sức hỗ trợ cần thiết”. Tô Hoài đem nhận xét ấy bàn lại với Nguyễn Bính. Nguyễn Bính bảo Tô Hoài: Trăm hoa phải thế mới là báo của Nguyễn Bính chứ. Nếu không thì mày làm quách cho xong !. Sáng kiến “đầu tư” cho Trăm hoa kết thúc ở đấy. Một buổi tối, Nguyễn Bính rủ Tô Hoài đến ăn ở nhà hàng Lục Quốc. Nguyễn Bính bảo: Hôm nay ăn cỗ đám ma Trăm hoa![5].

Những năm tháng ở Nam Định

Bút tích của Nguyễn Bính trong sách Tuyển tập Nguyễn Bính 1986

Chu Văn viết về Nguyễn Bính trong lời bạt của cuốn Tuyển tập Nguyễn Bính như sau: Nguyễn Bính về Nam Hà, tuổi gần năm mươi, gầy, đen, tóc cắt ngắn gần như trọc. Anh ăn mặc thật giản dị: một sơ mi nâu, một quần ka ki bạc màu, và đôi dép cao su. Toàn bộ hình thức ấy không gợi một vẻ gì một nhà thơ lớn trước – sau này người ta gọi là “thi nhân tiền chiến”. Anh cười đôi mắt nâu, sắc sảo, ánh hơi lạnh, và nụ cười khô, hàm răng ám khói thuốc lào. [6]

Các tác phẩm

Trong suốt 30 năm, Nguyễn Bính đã sáng tác nhiều thể loại như thơ, kịch, truyện thơ… Ông sáng tác rất mạnh, viết rất đều và sống hết mình cho sự nghiệp thi ca. Ông được đông đảo độc giả công nhận như một trong các nhà thơ xuất sắc nhất của thi ca Việt Nam hiện đại.: Một số tác phẩm:

Qua nhà (Yêu đương 1936)
Những bóng người trên sân ga (Thơ 1937)
Cô hái mơ (Thơ 1939)
Tương tư
Chân quê (Thơ 1940)
Lỡ bước sang ngang (Thơ 1940), 34 bài
Tâm hồn tôi (Thơ 1940), 23 bài
Hương cố nhân (Thơ 1941)
Hồn trinh nữ (Thơ 1958)
Một nghìn cửa sổ (Thơ 1941)
Sao chẳng về đây (Thơ 1941)
Người con gái ở lầu hoa (Thơ 1942), 24 bài
Mười hai bến nước (Thơ 1942), 12 bài
Mây tần (Thơ 1942), 9 bài
Bóng giai nhân (Kịch Thơ 1942)
Truyện Tỳ Bà (Truyện Thơ 1942)
Ông lão mài gươm (Thơ 1947)
Chiến dịch mùa xuân (Thơ, 1949)
Đồng Tháp Mười (Thơ 1955)
Trả ta về (Thơ 1955)
Gửi người vợ miền Nam (Thơ 1955)
Trong bóng cờ bay (Truyện Thơ 1957)
Nước giếng thơi (Thơ 1957)
Tiếng trống đêm xuân (Truyện Thơ 1958)
Tình nghĩa đôi ta (Thơ 1960)
Cô Son (Chèo cổ 1961)
Đêm sao sáng (Thơ 1962)
Người lái đò sông Vỹ (Chèo 1964)

Ngoài những tác phẩm kể trên, còn một số bài thơ viết trong năm 1964, 1965 và 1966 chưa kịp xuất bản.

Qua đời

Hầu như ai cũng biết rằng nhà thơ Nguyễn Bính qua đời vào một ngày giáp Tết Bính Ngọ (1966), chính xác là ngày 29 Tết (tháng chạp này không có ngày 30). Tuy nhiên, kể về cái chết của ông thì mỗi người nói một kiểu, không thống nhất. Theo nhà văn Vũ Bão, người bạn thân thiết với Nguyễn Bính ở Ty Văn hóa Hà Nam và là người hỏi những người chứng kiến sự ra đi của Nguyễn Bính sớm nhất (mùng 4 tết) ông đã kể lại như sau:

Khi làm báo Hà Nam, tôi và Nguyễn Bính có một người bạn chung tên là Đỗ Văn Hứa, người thôn Mạc Hạ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Anh này làm nghề bốc thuốc Đông y nhưng cũng viết báo, làm thơ, lấy bút hiệu là Tân Thanh.
Đặc biệt, anh rất yêu thích thơ Nguyễn Bính nên mỗi lần về Ty Văn hóa Hà Nam họp, Tân Thanh lại khẩn khoản mời Nguyễn Bính về nhà mình chơi.

Được cái cô Sang – vợ Tân Thanh – là người rất mến khách, mỗi lần chúng tôi về nhà là cô tiếp đón niềm nở… Mùng 4 Tết tôi mới được nghỉ, đạp xe đi thăm đây đó… 10 giờ ngày mùng 4 Tết, tôi tới nhà Tân Thanh ở Mạc Hạ. Vừa nhìn thấy tôi dắt xe đạp vào trong sân, cô Sang đã nói ngay: “Bác Vũ ơi, bác Bính mất rồi!”. Tôi đứng sững lại: “Ai nói với cô?”. Cô Sang nói tiếp: “Tuần trước, bác ấy đạp xe về nhà em.
Trời trở gió, vừa vào tới nhà, bác ấy đã bảo nhà em đưa bác đi bệnh viện. Thời may, bệnh viện huyện lại sơ tán ngay xã em. Bác ấy bị thổ ra máu. Nằm ở bệnh viện huyện 3 ngày, sức khỏe hơi đỡ, lại về nhà em lấy xe đạp tính về Đại Hoàng ăn tết với vợ con.

Hôm ấy đã là 29 Tết rồi. Thấy bác còn mệt, chúng em sợ bác không đủ sức về tận Đại Hoàng nên cố giữ bác lại ăn Tết cùng chúng em… Sáng sớm 30, nhà em tính sang chỗ hàng xóm chia thịt lợn mang về cái đùi và một ít lòng, tiết canh để hai anh em ăn cơm.

Bác Bính bảo nhà em cứ ở nhà ăn với bác bát cơm cái đã. Nể bác, nhà em ngồi nán lại ăn cơm. Bác Bính có thói quen ăn xong là đi rửa tay. Bác vắt khăn lên vai, lò dò bước xuống cầu ao. Bỗng chúng em nghe tiếng bác gọi “Tân Thanh!”

Nhà em chạy vội ra sân, thấy bác Bính đang gục xuống bên gốc mít, cạnh hố vôi. Nhà em xốc bác lên, tựa người bác vào ngực mình. Miệng bác đầy máu, bác thổ ra huyết. Nhà em chạy đi gọi anh Huê và anh Đáp, nhờ họ cáng bác lên bệnh viện gấp. Y sĩ khám cho bác ấy xong mới cho nhà em biết bác ấy mất rồi. Nhà em ra bưu điện huyện gọi điện báo tin cho bác Trúc Đường và Ty Văn hóa..

Gia đình

Anh em

Nguyễn Bính Hồng Cầu. Trưởng nữ của thi sĩ Nguyễn Bính (ảnh chụp năm 1995)

Cùng cha mẹ (con bà Bùi Thị Miện)

Anh ruột: Nguyễn Mạnh Phác
Anh ruột: Nguyễn Ngọc Thụ

Cùng cha khác mẹ (con bà Phạm Thị Duyên)

Em trai: Nguyễn Thiện Căn
Em trai:Nguyễn Thiện Cơ
Em gái: Nguyễn Thị Tuyết (tức Yến)
Em gái: Nguyễn Thị Nhự

Vợ

Vợ đầu: Nguyễn Lục Hà (Tức Nguyễn Hồng Châu – cán bộ Việt Minh)

Vợ hai: Mai Thị Mới

Vợ ba: Phạm Vân Thanh (không chính thức)

Vợ tư: Trần Thị Lai

Con

Nguyễn Bính Hồng Cầu – Con bà Hồng Châu (vợ đầu)

Nguyễn Hương Mai – con bà Mai Thị Mới

Nguyễn Hiền (mất tích khi còn nhỏ) – con bà Phạm Vân Thanh (vợ không chính thức)

Nguyễn Mạnh Hùng (hiện đang sinh sống ở Nga) – con bà Trần Thị Lai

XEM THÊM : Đôi Nét Về Huy Cận

Đôi Nét Về Huy Cận

Tags: nguyễn bínhnguyễn bính thơ
Share2406

Related Posts

Gia Lai Trao 40 Suat Hoc Bong Cho Hoc Sinh Khuyet Tat Mo Coi 4

Gia Lai: Trao 40 suất học bổng cho học sinh khuyết tật, mồ côi

by Báo mới Gia Lai
0
10k

 Ngày 30-10, Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo...

Gia Lai Tang Qua Cho Thieu Nhi Va Nguoi Ngheo Xa Ia Mor 2

Gia Lai: Tặng quà cho thiếu nhi và người nghèo xã Ia Mơr

by Báo mới Gia Lai
0
10k

Tối 26-9, tại Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (xã Ia...

118911736 2696705443919399 2088983686428924542 O 2

NHỮNG ĐÔI DÉP ĐỨT NGÀY TỰU TRƯỜNG.

by Báo mới Gia Lai
0
10.1k

Ngày khai giảng, có những đứa trẻ mang dép đứt,...

Tra cứu thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và một số mốc thời gian cần chú ý

Tra cứu thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và một số mốc thời gian cần chú ý

by Báo mới Gia Lai
0
10.1k

Thí sinh có thể tra cứu kết quả theo nhiều...

Cách bỏ header and footer trong word 2010 mới nhất 2020

by Báo mới Gia Lai
0
10.1k

Vì một lý do nào đó mà bạn muốn xóa...

Xem thêm
Bài tiếp theo
Những bài thơ Xuân Diệu hay nhất mọi thời đại

Những bài thơ Xuân Diệu hay nhất mọi thời đại

Giới Thiệu Sơ Lược Về Nhà Thơ Nguyễn Bính

Top những bài thơ Nguyễn Bính hay nhất

Báo mới Gia Lai cập nhật ngày 14/10. Giả vờ hỏi đường rồi hiếp dâm học sinh, thầy giáo lĩnh án 8,5 năm tù

Báo mới Gia Lai cập nhật ngày 14/10. Giả vờ hỏi đường rồi hiếp dâm học sinh, thầy giáo lĩnh án 8,5 năm tù

Bài viết mới

Mo De Kieng Quan He Bao Lau 1

Tìm hiểu và giải đáp thắc mắc mổ đẻ kiêng quan hệ bao lâu để đảm bảo sức khỏe cho mẹ?

10k
Gia Lai:  Hoang tàn rừng huyện Mang Yang

Gia Lai: Hoang tàn rừng huyện Mang Yang

10.1k
Odd 1

Bị ong đốt phải làm gì?

10k

CÔNG TY TNHH MTV VƯƠNG TƯỜNG VĂN GIA LAI TUYỂN DỤNG 01 LÁI XE TẢI NHỎ

10k

Chuyên mục

  • Ẩm Thực
  • An Ninh – Trật Tự
  • An Toàn Thực Phẩm
  • Ảnh Kỉ Yếu
  • Bài viết
  • Bệnh Viện
  • Bình luận công nghệ
  • Các vị thuốc tự nhiên
  • Cẩm nang nghề nghiệp
  • Châm ngôn cuộc sống
  • Chân Lí Sống
  • Chính trị
  • Chư Pưh
  • Chuyện cổ tích
  • Chuyện công nghệ
  • Chuyện Showbiz
  • Chuyện thương trường
  • Công nghệ
  • Công nghệ mới
  • Cộng Đồng
  • Dạy nấu ăn
  • Dịch bệnh
  • Dịch vụ
  • Dinh Dưỡng – Làm Đẹp
  • Doanh Nhân
  • Dự Báo Thời Tiết
  • Du Lịch
  • Giá Cà Phê
  • Giá Cao Su
  • Giá Hồ Tiêu
  • Giải trí
  • Giảm cân
  • Giáo Dục
  • Giao Thông
  • Hệ thống
  • Hình Sự – Dân Sự
  • Huyện, Thị xã Gia Lai
  • Iphone/Ipad
  • Khí Hậu
  • Kỉ niệm thời học sinh
  • Kinh Doanh
  • Kinh Nghiệm Du Lịch
  • Kinh Tế
  • Kinh Tế – Chính Trị
  • Kông Chro
  • Lịch Sử
  • Mang Yang
  • Mẹo Vặt
  • Môi Trường – Khí Hậu
  • Mỹ Phẩm Tốt
  • Nghệ Thuật
  • Người Tốt Việc Tốt
  • Nông nghiệp
  • Pháp Luật
  • Phim ảnh
  • Phòng – Chống Dịch Bệnh
  • Phong thủy
  • Sống
  • Sống Khỏe
  • Sự kiện trong năm
  • Sức khỏe & Đời sống
  • Sức Khỏe – Y Tế
  • Tấm Gương Hiếu Học
  • Tăng cân
  • Thế giới Hoang Dã
  • Thể Thao
  • Thiên Tai
  • Thơ ca
  • Thủ Thuật
  • Tiểu Sử Nhà Văn Nhà Thơ
  • Tin công nghệ
  • Tin Gia Lai
  • Tin Mới
  • Tin Tức Mới Nhất Gia Lai
  • Tin tức thể thao
  • Tin việc làm Gia Lai
  • Tin247
  • Tình Yêu – Hôn Nhân
  • TOP
  • Trí tuệ nhân tạo AI
  • Tử vi
  • Ứng dụng
  • Văn Hóa
  • Vị Trí Vùng Miền
  • Vị Trí địa lí Tỉnh Gia Lai
  • Video An Toàn Giao Thông
  • Video Du lịch
  • Video Gia Lai
  • Video Giải trí
  • Video Sức khoẻ
  • Video Tin tức
  • Việc làm
  • Xã Hội
  • Xe khách
  • Đắk Đoa
  • Đánh giá (Review)
  • Điện Ảnh
  • Đồ dùng cho Mẹ và Bé
  • Đời Sống
  • Đức Cơ
No Result
View All Result

Highlights

Gia Lai : Bé 9 tuổi nghi bị cha bạo hành dã man

Bắt “tú bà” trên biên giới Đức Cơ

Gia Lai: Bỏ gần 1 tỉ mua lan đột biến nhưng khi chăm sóc mới phát hiện chỉ là lan thường

Bắt giam Chủ tịch công ty trong vụ phá 30.000m2 rừng để ‘trồng rừng’

Đức Cơ: Bắt quả tang 2 cặp nam nữ mua bán dâm trong nhà nghỉ

Gia Lai: Đánh công an rồi lái xe gỗ bỏ trốn

Trending

Duc Co Nong Tinh Trang Buon Lau Phao No Qua Bien Gioi 2
Tin Mới

Đức Cơ: “Nóng” tình trạng buôn lậu pháo nổ qua biên giới

by Báo mới Gia Lai
0
10k

Cứ đến dịp cuối năm, huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) lại trở thành điểm nóng về buôn...

Img5343 16106092439949872098 4

Ngăn chặn 1,7 tấn nội tạng thối tuồn ra thị trường, 8 cán bộ được khen thưởng

10k
Gia Lai Chi Dao Nong Vu Doan Xe Do Che Ram Rap Hut Mau Rung Xanh Tay Nguyen 5

Gia Lai: Chỉ đạo “nóng” vụ đoàn xe độ chế rầm rập “hút máu” rừng xanh Tây Nguyên

10.1k
Z227512049300869da58434920df3d07b83f5b56b713ff 1610427668847573631776 1610427842766624128748 2

Gia Lai : Bé 9 tuổi nghi bị cha bạo hành dã man

10.1k
Bat Tu Ba Tren Bien Gioi Duc Co 1

Bắt “tú bà” trên biên giới Đức Cơ

10.4k
ADVERTISEMENT
Báo Mới Gia Lai – baomoigialai.vn | Trang tin tự động cập nhật các tin tức Gia Lai và các tỉnh được tổng hợp từ các báo và trang tin điện tử hàng đầu.
20.png
19.png
18.png
16.png
15.png
14.png
13.png
12.png
11.png
10.png
17.png
CÔNG TY NỔI BẬT
  • Gỗ me tây
  • Phatdattools máy cơ khí chính hãng
  • Gỗ me tây nguyên tấm
  • Dịch vụ sửa máy tính giá rẻ tại Gia Lai
  • Tranh treo tường đẹp nhất Gia Lai
CÔNG TY NỔI BẬT | GIA LAI
  • Cơm trưa văn phòng tại Gia Lai
  • Cửa Hàng Bán iPhone Gia Lai uy tín
  • Lịch Cúp Điện Gia Lai
  • Thời Tiết Gia Lai
  • Lịch Chiếu Phim Gia Lai
CÔNG TY NỔI BẬT | GIA LAI
  • Cơm trưa văn phòng tại Gia Lai
  • Cửa Hàng Bán iPhone Gia Lai uy tín
  • Lịch Cúp Điện Gia Lai
  • Thời Tiết Gia Lai
  • Lịch Chiếu Phim Gia Lai
CÔNG TY NỔI BẬT | GIA LAI
  • Cơm trưa văn phòng tại Gia Lai
  • Cửa Hàng Bán iPhone Gia Lai uy tín
  • Lịch Cúp Điện Gia Lai
  • Thời Tiết Gia Lai
  • Lịch Chiếu Phim Gia Lai
CÔNG TY NỔI BẬT | GIA LAI
  • Cơm trưa văn phòng tại Gia Lai
  • Cửa Hàng Bán iPhone Gia Lai uy tín
  • Lịch Cúp Điện Gia Lai
  • Thời Tiết Gia Lai
  • Lịch Chiếu Phim Gia Lai
LIÊN KẾT
  • Blog
  • Liên hệ
  • Quy định pháp lý
  • Chính sách bảo mật
QUY ĐỊNH VÀ CHÍNH SÁCH
  • Về chúng tôi
  • Quy định pháp lý
  • Chính sách bảo mật
  • Bản quyền thông tin
LIÊN HỆ HỢP TÁC KINH DOANH
  • Hotline: 098.2222.874
  • Email: contact.kenh81@gmail.com
  • Tầng 2, 240 Phan Đăng Lưu - Gia Lai
  • Liên hệ quảng cáo: 098.2222.874
KHÁM PHÁ GIA LAI
  • Website: Báo Mới Gia Lai - Baomoigialai.vn
  • Website: Chợ Gia Lai - Chogialai.vn
  • Website: Tinh Gia Lai - Tinhgialai.vn
  • Website: Người Gia Lai - Nguoigialai.vn
KHÁM PHÁ GIA LAI
  • Website: Kênh 81 - Kenh81.vn
  • Website: Tinh Gia Lai - Tinhgialai.vn
  • Website: Địa điểm Gia Lai - Diadiemgialai.vn
  • Website: Người Tây Nguyên - Nguoitaynguyen.vn

© 2018 – 2020 Gia Lai. All rights reserved –  Kênh 81 [Kenh81.vn & Kenh81.com.vn]

No Result
View All Result
  • Tin Gia Lai
  • Pháp Luật
  • Tin Mới
  • Du Lịch
  • Công nghệ
  • Dịch vụ
  • Giải trí

© 2019 Báo mới Gia Lai - Trang cập nhật tin tức Gia Lai 24/7 | Website đang trong quá trình thử nghiệm.