ADVERTISEMENT
Retail
  • Trang chủ
  • Tin Gia Lai
  • Pháp Luật
  • Sức khỏe & Đời sống
  • Du Lịch
  • Dịch vụ
  • TOP
No Result
View All Result
Book bài PR
Retail
  • Trang chủ
  • Tin Gia Lai
  • Pháp Luật
  • Sức khỏe & Đời sống
  • Du Lịch
  • Dịch vụ
  • TOP
No Result
View All Result
Baomoigialai.vn - Tin Tức Gia Lai Cập Nhật 24/7
Book bài
No Result
View All Result
ADVERTISEMENT

Gia Lai Truy tìm ốc đại bổ giữa rừng sâu

in Du Lịch
Món ốc rừng trở thành đặc sản ở vùng núi Trường Sơn Đông, huyện Kbang

Món ốc rừng trở thành đặc sản ở vùng núi Trường Sơn Đông, huyện Kbang

1.5k
Lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter
ADVERTISEMENT

CẬP NHẬT - TIN LIÊN QUAN

Hut Hon Ngam Nang Cong Chua Ngu Trong Rung O Gia Lai 11

Hút hồn ngắm ‘nàng công chúa ngủ trong rừng’ ở Gia Lai

Dai Truyen Hinh Viet Nam Vtv Quay Phim Quang Ba Du Lich Gia Lai Nam 2020 2

Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) Quay phim quảng bá du lịch Gia Lai năm 2020

Nu Phuot Thu U60 O Gia Lai Va Hanh Trinh Xuyen Viet Bang Xe May 3

Nữ phượt thủ U60 ở Gia Lai và hành trình xuyên Việt bằng xe máy

Khi cơn mưa rừng vừa ngớt, trên các đỉnh núi ở xã Đăk Smar (huyện Kbang, Gia Lai) những con ốc đại bổ giữa rừng sâu bỗng nhiên lũ lượt bò ra.
Keyword đầu tiên có dấu
Đinh Sâm (22 tuổi, trú làng Cam, xã Đăk Smar) – một tay bắt ốc đại bổ giữa rừng sâu đầy lão luyện

Người Bahnar ở đây đồn đại rằng, loài ốc đại bổ giữa rừng sâu này ăn ngon chẳng khác ốc hương ở biển mà phần ruột của chúng còn chứa nhiều vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe.

Tháng 11, mùa mưa lan nhanh trên những cánh rừng già dọc theo dãy Đông Trường Sơn đoạn qua huyện Kbang. Đây cũng là lúc loài “ốc thuốc” chỉ có ở vùng rừng ẩm thấp nơi đây xuất hiện. Và khi cơn mưa rừng dứt hạt, những “phu rừng” bắt ốc người Bahnar mới bắt đầu hành trình.

Kỳ bí loài ốc núi, ốc đại bổ giữa rừng sâu

Từ những lời truyền tai lan nhanh như lửa cháy về loài ốc đại bổ giữa rừng sâu được xem là đặc sản của núi rừng, chúng tôi quyết định kết nối với Đinh Sâm (22 tuổi, trú làng Cam, xã Đăk Smar) – một tay bắt ốc đầy lão luyện. Trên đường dẫn đến vùng rừng nơi loài ốc núi trú ngụ, Sâm cho biết, nghề bắt ốc núi không quá vất vả, chỉ cần có sức khỏe để lội rừng, vượt suối. Đặc biệt, người bắt ốc phải có đôi mắt thật tinh. Bởi, loài ốc này chỉ xuất hiện sau những cơn mưa, chỉ khi trời nắng lên chúng mới bò ra kiếm ăn, lúc này mới bắt được. Bình thường ốc sẽ chui sâu xuống đất hoặc nấp dưới đám lá mục, hốc cây nên rất khó tìm”.

Sau một hồi nhọc nhằn luồn lách dưới đám cây rừng rậm rạp, Sâm tiếp tục dẫn đoàn chúng tôi men theo con suối leo đến lưng chừng dốc, nơi có nhiều ánh nắng chiếu loang lổ xuống đám lá mục. Lúc này, Sâm dừng lại bảo chúng tôi tỏa ra các hướng tìm. “Loài ốc này ưa sống ở môi trường ẩm ướt nhưng lại thích “phơi nắng”. Hôm nào mưa to, có nắng lên là ốc bò ra nhiều để tìm, nhấm nháp thức ăn. Thức ăn khoái khẩu của ốc là các loại lá cây dược liệu mọc nhiều trong cánh rừng này. Vì thế, loài ốc trên núi này còn được đặt thêm tên là ốc lá”, Sâm giải thích.

Đang mải mê đảo mắt tìm ốc thì bất ngờ Đinh Sâm reo vui: “Đây đây, ốc đây rồi, lại đây”. Dưới đất, nơi Sâm chỉ tay là 2 chú ốc to hơn đầu ngón tay cái đang vươn dài thân mình ra khỏi chiếc vỏ, gặm nhấm chiếc lá non xanh. Vỏ ốc có màu xám nâu hệt với màu đất, viền miệng màu trắng đục. Người thợ rừng vừa nhón tay bắt con ốc lên vừa giải thích rằng, lá cây mà chúng ăn đều là những cây thuốc của núi rừng. Vậy nên, ốc này người dân Bahnar ở đây hay gọi là “ốc thuốc”.

Trong khi Sâm liên tục bắt được ốc thì chúng tôi đưa mắt tìm mãi, thậm chí lấy cây cào cả đám lá mục, lật những thanh củi, hòn đá lên nhưng chỉ bắt được vài con. Sau gần 4 giờ đồng hồ mò mẫm tìm ốc, đôi chân ai nấy cũng đều rã rời, mồ hôi túa ra trên mặt, nhóm chúng tôi quyết định xuống núi. Thành quả của chuyến đi bắt “ốc thuốc” đầy thú vị với hơn 3kg ốc mang về. Được xem là thành quả của cả nhóm, nhưng thực ra là do Sâm bắt đến 8-9 phần. Thấy chúng tôi có vẻ thất vọng, Sâm cười bảo rằng năm nay do trời hạn quá. Với lại mấy hôm nay trời cũng mưa ít, chứ mưa nhiều thì tha hồ nhặt ốc, có khi đến hơn chục cân.

Vị thuốc bồi bổ

64dd9458a91b4045190a
Món ốc rừng trở thành đặc sản ở vùng núi Trường Sơn Đông, huyện Kbang

Chúng tôi trở về sau một ngày đi rừng, lội bộ “vạch lá tìm ốc”. Lúc hăm hở bắt ốc nên không chú ý, giờ nhìn lại tay chân bị cành cây va quệt hằn lên nhiều vết trầy xước.

Thấy chúng tôi như đi đánh trận trở về, ông Nguyễn Quý Thao, Chủ tịch UBND xã Đăk Smar cười hỉ hả: “Muốn ăn ốc quý không dễ đâu nhà báo ơi”. Như muốn giúp chúng tôi chút kiến thức về loài ốc núi nổi tiếng của địa phương, ông Thao cho biết, cứ mùa mưa là người dân đi nhặt ốc về cải thiện bữa ăn trong gia đình. Ốc này thịt rất lành vì chỉ ăn các loại lá thuốc dưới tán rừng nên giá trị dinh dưỡng khá cao. Không những món ăn này giúp bồi bổ sức khỏe mà còn có vị thuốc giúp chữa bệnh xương khớp, trị nhức mỏi. Vì vậy, khi sơ chế ốc núi người ta thường không ngâm kỹ như những loại ốc khác vì sợ chúng thải hết các vị thuốc lưu giữ ở phần đuôi ốc ra ngoài. “Chỉ cần chế biến đơn giản là có thể làm mồi, nhậu mãi không say”, ông Thao cười nói.

Vị chủ tịch xã cũng khoe thêm: “Món ốc này qua tay những người sành ăn đã nâng tầm lên thành đặc sản. Ngon và bổ gấp chục lần ốc hương ở biển. Thịt ốc giòn, ngon mà còn rất thơm mùi dược liệu. Vì vậy, không riêng gì người dân Bahnar mà cả mình cũng tin rằng ốc núi (ốc đại bổ giữa rừng sâu) có khả năng chữa được bệnh, nhất là các bệnh về khớp. Một số người còn rỉ tai nhau cho rằng thịt ốc núi còn có khả năng tăng cường sinh lực, kiểu “ông ăn, bà khen”.

Săn lùng thưởng thức đặc sản

Mỗi mùa bắt ốc kéo dài đến vài tháng, người dân chăm chỉ vào rừng nhặt ốc cũng kiếm được vài triệu đồng, đây là số tiền không nhỏ giúp họ trang trải cuộc sống. Nếu có thể kết hợp với phát triển du lịch, biết đâu giá trị của loại đặc sản này sẽ được nâng lên, kéo theo mức sống của người dân nơi đây ngày một khấm khá. Và biết đâu, đây sẽ là “con” thoát nghèo của người dân Bahnar vùng đất núi rừng Trường Sơn ở huyện Kbang.

Trên đường rời xã Đăk Smar về lại thị trấn Kbang, chúng tôi quyết định ghé vào quán tạp hóa của chị Trần Thị Thảo ở xã Đăk Smar (đầu mối thu mua ốc núi duy nhất trong vùng) để hiểu thêm về loài ốc quý. Chị Thảo cho hay, ban đầu thấy người dân đi tìm ốc trên rừng về ăn, vợ chồng tôi cũng mua về chế biến ăn thử. Đặc biệt, chồng chị “bén” mồi ngon, ăn liền một lúc hết 4kg. Thử thăm dò về lời dồn thổi việc “ông ăn, bà khen, cả xóm thèm”, chị Thảo không trả lời mà cứ mãi cười tủm tỉm.

Chị Thảo cho biết, có người đặt mua cả tháng mà loại ốc đặc sản này vẫn chưa đến tay, dù lúc cao điểm người dân trong xã Đăk Smar bán cho thương lái thu mua tại chỗ gần 100kg/ngày. Đợt nào nhiều mưa, ốc bán ra chỉ với giá 40.000 – 50.000 đồng/kg nhưng có thể lên đến 100.000 đồng/kg những lúc trời ít mưa. Đối với những ai đã trót thưởng thức loại ốc này sẽ bị “nghiện” bởi loại thịt thơm ngon mà không loại ốc nào sánh được.

“Lúc đầu, tôi chỉ dám thu mua mỗi tháng khoảng 50kg rồi bán từ từ, nhưng giờ thì có bao nhiêu khách lấy hết bấy nhiêu. Khách hàng gọi điện liên tục đặt mua nhưng không có ốc để bán. Ốc thu mua được chủ yếu gửi đi TP Pleiku, có lúc tận TP HCM. Khách đặt hàng qua điện thoại hoặc cho địa chỉ, chúng tôi gửi xe chuyển đến tận nơi. Thu được bao nhiêu là hết ngay bấy nhiêu”, chị Thảo cho biết.

Số ốc núi chúng tôi bắt mang về được anh bạn “sành ăn” ở thị trấn Kbang nhanh chóng đem sơ chế. Ốc được rửa sạch, ngâm với nước gạo rồi cho một nắm ớt giã nhuyễn vào để ốc nhả bớt chất bẩn. Chỉ một loáng, chiếc chiếu trải ra, đĩa ốc hấp sả ớt thơm lừng được bày ra. Anh bạn thấy tôi cầm con ốc lên định ăn liền ngăn lại. “Từ từ, để mình hướng dẫn cách ăn. Ăn con ốc này là phải lấy hết ruột ốc, nhất là túi thuốc ở phần đuôi ốc”. Nói rồi anh lấy tăm nhọn khều phần thịt ốc ra đưa lên nói tiếp: “Túi thuốc của nó nằm ở phần đuôi nè, cậu phải ăn từ từ mới thưởng thức được mùi thơm của các vị thuốc. Đó là bí mật về loài ốc này đấy”.

  • Một phụ nữ Việt trở về từ Vũ Hán khai gian thông tin để né cách ly ở Gia Lai

Quả thực, vị của ốc thuốc thật khác với những loại ốc mà tôi từng ăn. Thịt ốc giòn dai, đuôi ốc lại thơm mùi thảo dược, nhấm nháp thêm vài ly rượu thì đó quả là một trải nghiệm thật đáng nhớ nhất trong đời.

Theo baogiaothong

ADVERTISEMENT
Share60Tweet22

HOT - BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hút hồn ngắm ‘nàng công chúa ngủ trong rừng’ ở Gia Lai

by Báo mới Gia Lai
0
Hut Hon Ngam Nang Cong Chua Ngu Trong Rung O Gia Lai 11

Đại ngàn Tây Nguyên có Thác K50 như ‘nàng công chúa ngủ trong rừng’ nằm trong Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng (ở huyện Kbang, Gia Lai) với...

Đọc thêm

Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) Quay phim quảng bá du lịch Gia Lai năm 2020

by Báo mới Gia Lai
0
Dai Truyen Hinh Viet Nam Vtv Quay Phim Quang Ba Du Lich Gia Lai Nam 2020 2

Bên cạnh hình thức thông tin, giới thiệu du lịch Gia Lai thông qua các ấn phẩm, brochure truyền thống trong những năm qua công tác xúc tiến đầu tư,...

Đọc thêm

Nữ phượt thủ U60 ở Gia Lai và hành trình xuyên Việt bằng xe máy

by Báo mới Gia Lai
0
Nu Phuot Thu U60 O Gia Lai Va Hanh Trinh Xuyen Viet Bang Xe May 3

Đam mê du lịch và mong muốn khám phá những cảnh đẹp của đất nước, bà Nguyễn Thị Bích Vân (SN 1965, phường An Phú, thị xã An...

Đọc thêm

Gia Lai : Đổ xô tới ngọn đồi bị loại cỏ ‘nhuộm’ màu hồng quyến rũ

by Báo mới Gia Lai
0
Gia Lai Do Xo Toi Ngon Doi Bi Loai Co Nhuom Mau Hong Quyen Ru 17

Hàng nghìn lượt khách mỗi ngày đổ về đồi cỏ hồng và rừng thông ở xã Glar (huyện Đắk Đoa, Gia Lai) chụp ảnh, dựng trại hóng gió,...

Đọc thêm

Hướng dẫn chi tiết đường đi hàng thông trăm tuổi ở Pleiku, Gia Lai

by Báo mới Gia Lai
0
Huong Dan Chi Tiet Duong Di Hang Thong Tram Tuoi O Pleiku Gia Lai 23

Phía bên kia Hồ T'Nưng của thành phố Pleiku, con đường thông xã Nghĩa Hưng được coi là con đường đẹp nhất phố núi Gia Lai ngày nay,...

Đọc thêm
Xem thêm
Bài tiếp theo
Gia Lai: 4 trường hợp cách ly để theo dõi dịch nCoV

Gia Lai: 4 trường hợp cách ly để theo dõi dịch nCoV

Gia Lai : Tận diệt mai rừng

Gia Lai : Tận diệt mai rừng

Đức Cơ: Cách ly một trường hợp nghi nhiễm Covid-19

Đức Cơ: Cách ly một trường hợp nghi nhiễm Covid-19

Chuyên mục

  • An Ninh – Trật Tự
  • Chính trị
  • Chư Pah
  • Dịch vụ
  • Dinh Dưỡng – Làm Đẹp
  • Doanh Nhân
  • Dự Báo Thời Tiết
  • Du Lịch
  • Giá Cà Phê
  • Giá Cao Su
  • Giá Hồ Tiêu
  • Giải trí
  • Giảm cân
  • Hình Sự – Dân Sự
  • Huyện, Thị xã Gia Lai
  • Ia Grai
  • Khí Hậu
  • Kinh Doanh
  • Kinh Nghiệm Du Lịch
  • Kinh Tế
  • Kinh Tế – Chính Trị
  • Kông Chro
  • Mẹo Vặt
  • Mỹ Phẩm Tốt
  • Pháp Luật
  • Phong thủy
  • Sống Khỏe
  • Sức khỏe & Đời sống
  • Sức Khỏe – Y Tế
  • Tăng cân
  • Tin Gia Lai
  • Tin Mới
  • TOP
  • Vị Trí Vùng Miền
  • Xe khách
  • Đắk Đoa
  • Đánh giá (Review)
  • Điện Ảnh
  • Đồ dùng cho Mẹ và Bé
  • Đời Sống
  • Đức Cơ
ADVERTISEMENT
Logo Bao Moi Gia Lai
Báo Mới Gia Lai – baomoigialai.vn | Trang tin tự động cập nhật các tin tức Gia Lai và các tỉnh được tổng hợp từ các báo và trang tin điện tử hàng đầu.
Liên kết
  • Dịch vụ
  • Ẩm thực
  • Du lịch
  • Công ty
Liên hệ hơp tác
  • Hotline: 098.2222.874
  • Email: [email protected]
  • Liên hệ quảng cáo: 098.2222.874
  • Tầng 2, 240 Phan Đăng Lưu - Gia Lai
Hệ sinh thái Website
  • Website: Chợ Gia Lai - Chogialai.vn
  • Website: Tinh Gia Lai - Tinhgialai.vn
  • Website: Báo Mới Gia Lai - Baomoigialai.vn
  • Website: Người Gia Lai - Nguoigialai.vn
Hệ sinh thái Website
  • Website: Kênh 81 - Kenh81.vn
  • Website: Tinh Gia Lai - Tinhgialai.vn
  • Website: Địa điểm Gia Lai - Diadiemgialai.vn
  • Website: Người Tây Nguyên - Nguoitaynguyen.vn
  • iPhone Bến Cát
  • Về chúng tôi
  • Quy định pháp lý
  • Chính sách bảo mật
  • Bản quyền thông tin

© 2021 - Baomoigialai.vn | Website đang chạy thử nghiệm

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tin Gia Lai
  • Pháp Luật
  • Sức khỏe & Đời sống
  • Du Lịch
  • Dịch vụ
  • TOP

© 2019 Báo mới Gia Lai - Trang cập nhật tin tức Gia Lai 24/7 | Website đang trong quá trình thử nghiệm.

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?