Giá hồ tiêu hôm nay 10/9 ghi nhận giảm một số địa phương, cao nhất mức 44.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa – Vũng Tàu, thấp nhất 42.000 đồng tại Gia Lai.
Hôm nay 10/9/2019 lúc 10h, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi Ấn Độ, giá hạt tiêu đen xuất khẩu tăng 1,59%, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) ở mức 35.050 Rupi/tạ.
Giá hạt tiêu trên (sàn SMX – Singapore) tháng 9 vẫn không đổi, ở mức 6.500 USD/tấn.
Nguồn: giacaphe.com
Diện tích trồng hạt tiêu của Việt Nam đã giảm do giá giảm. Diện tích trồng hạt tiêu của cả nước đã tăng từ 51,3 nghìn ha trong năm 2010, lên 151,9 nghìn ha trong năm 2017, vượt định hướng phát triển trên 100 nghìn ha.
Tuy nhiên, diện tích trồng hạt tiêu đã bắt đầu giảm từ năm 2018, dự kiến năm 2019 diện tích trồng hạt tiêu còn 140 nghìn ha. Việt Nam hiện có khoảng 100.000 ha hạt tiêu cho thu hoạch với năng suất trung bình khoảng 24,7 tạ/ha, tương đương sản lượng khoảng 247.000 tấn.
Giá hồ tiêu trong nước
Giá hồ tiêu hôm nay ghi nhận giảm một số địa phương, cao nhất mức 44.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa – Vũng Tàu, thấp nhất 42.000 đồng tại Gia Lai.
Cụ thể, giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hôm nay giữ ở ngưỡng 44.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Chư Sê (Gia Lai) giảm 500 đồng hiện có giá 42.000 đồng/kg.
Trong khi đó, giá tiêu tại Bình Phước đứng yên ở mức 43.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa), Đắk Lắk (Ea H’leo) quay về mức 43.000 đồng/kg sau khi giảm 500 đồng.
Giá tiêu tại Đồng Nai đi ngang ở ngưỡng 43.000 đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất tại các địa phương trọng điểm.
Giá hồ tiêu trong nước hôm nay giảm.
Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam năm 2018 đạt 232,7 nghìn tấn, trị giá 758,8 triệu USD, tăng 8,3% về lượng nhưng kim ngạch giảm 32,1% so với năm 2017. Giá xuất bình quân giảm 37,32% chỉ đạt 3.260,24 USD/tấn.
Nửa đầu năm 2019, mặc dù tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, cạnh tranh và rào cản kỹ thuật cũng như giá giảm mạnh trên thị trường thế giới, Việt Nam đã xuất khẩu 176,8 nghìn tấn, trị giá 452,12 triệu USD, tăng 34,1% về lượng và trị giá giảm nhẹ 0,11% so với cùng kỳ 2018.
Đáng chú ý, so với các năm trước, thị trường xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam có thêm các thị trường mới như: Arập Xêút đạt 2,18 nghìn tấn; Myanmar 2,15 nghìn tấn; Senegal đạt 1,89 nghìn tấn; Sri Lanka 150 tấn và Algeria 413 tấn.
Giá bán hồ tiêu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Cung – cầu trong nước và quốc tế và khả năng cạnh tranh của hồ tiêu Việt Nam. Trên thực tế, mặc dù khối lượng xuất khẩu hồ tiêu tăng nhưng giá giảm đã ảnh hưởng không nhỏ tới kim ngạch.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, giá trị xuất khẩu hồ tiêu liên tục tăng từ năm 2000 đến năm 2016, nhưng lại liên tục giảm trong 3 năm qua. Nguyên nhân do nguồn cung tăng trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Riêng ở Việt Nam, chất lượng một phần hồ tiêu bị ảnh hưởng từ việc sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật quá mức nên giá giảm hơn so với hồ tiêu một số quốc gia khác.
Năm 2019 được đánh giá là năm khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ nông sản nói chung và ngành Hồ tiêu nói riêng, giữa bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thuận lợi xen lẫn khó khăn.
Rose – Theo Đời sống Plus/GĐVN
Theo Doisongvietnam.vn
Lệ Cần khoai…
Là nói như cách của nhà thơ Xuân Diệu: “Cảm ơn vợ chồng anh giáo Huế/Đãi tôi một bữa Lệ Cần khoai”.
Một thời, khoai Lệ Cần là đặc sản quý của vùng Tây Nguyên đất đỏ. Đó là giống khoai chỉ trồng lấy củ, lá chia thùy chân vịt, không có ngọn vươn dài. Củ thuôn dài đồng đều, vỏ mỏng, hồng nhạt màu đất bazan, ruột vàng sậm. Khoai luộc ăn bột tơi, thơm ngon, một thời nức danh cả nước. Ai ra Bắc vào Nam cũng kiếm ít củ khoai Lệ Cần làm quà. Có những đoàn công tác ra bộ nọ, bộ kia, đi máy bay hẳn hoi cũng đùm gói mang theo mớ khoai Lệ Cần. Khoai Lệ Cần dạo ấy chỉ thiếu mấy chữ “tiến” hoặc “ngự”, như “Gạo Tám Tiến”, “Nhãn Tiến”, “Chuối Ngự Hoàng”, “Gạo Rự Hương” (Ngự Hương)… Tuy nhiên, với dân gian, khoai Lệ Cần vẫn là sản vật của núi rừng Tây Nguyên.
Người dân thu hoạch khoai lang. Ảnh: internet
Từ xưa, người Việt đã quen ăn khoai lang. Nghệ An có 2 giống khoai nổi tiếng là khoai Thuyền, lá hình tim, cọng tím, ngọn dài mềm, củ to vỏ tím, ruột trắng ghi. Khoai này trồng trên đất thịt nhẹ, năng suất cao. Khoai Chiêm Dâu trồng trên đất cát pha, lá hình tim, cọng xanh, ngọn vươn dài non mởn, củ thuôn tròn, vỏ trắng, ruột trắng ngà. Cũng như khoai Thuyền, đây là loại khoai lang vừa cho rau ăn (ngọn luộc xào, lá nấu canh), vừa cho củ. Trong khi đó, tỉnh Ninh Bình có giống khoai trồng trên thân đất phù sa cũng khá ngon là khoai Hoàng Long, vỏ hồng nhạt, ruột vàng, bột bở, thơm ngon.
Riêng giống khoai Lệ Cần chỉ ngon khi trồng trên đất đỏ bazan Tây Nguyên. Đây là giống khoai chuyên ăn củ, dây lá khoai chỉ đến khi thu hoạch mới tận dụng cho chăn nuôi. Các giống khoai khác thường là kiêm dụng, còn khoai Lệ Cần không ăn ngọn lá nên tất cả dinh dưỡng trân quý đều tích hết ở củ. Khoai Lệ Cần ngon có lẽ vì vậy. Đất bazan lại có thời kỳ khô hạn, khan nước, củ khoai hầu như chỉ còn toàn bột, khác với các loại khoai trồng trên chân đất thịt nhẹ, cát pha giàu ẩm. Nó tích cóp nắng gió cao nguyên mà lớn, làm nên thứ tinh bột vàng đặc trưng.
Bây giờ thì khoai lang Lệ Cần đang bị suy giảm cả về số lượng và danh thơm. Nó bị các cây trồng khác như cao su, cà phê, hồ tiêu tranh chân, thậm chí bị khoai lang Nhật năng suất cao xô đổ. Khoai lang Nhật củ to đều, nặng ký nhưng độ ngon khó có thể sánh bằng khoai Lệ Cần. Đây là giống khoai được chọn lọc rất kỹ, củ đều, vỏ mỏng, bắt mắt. Một điểm yếu của khoai lang Nhật khi trồng trên đất ta là bị các côn trùng như sùng hà phá hại. Muốn có ăn, người trồng buộc phải dùng thuốc trừ sâu hại quá nhiều, gây mất an toàn cho người ăn, cho môi trường đất và nước.
Để lấy lại thương hiệu cho khoai Lệ Cần, đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học. Tôi thì nghĩ thế này. Về giống, ở nông thôn xưa, hễ cắt dây trồng tiếp nhiều đời, đến lúc thấy ruộng khoai nở hoa (sinh sản hữu tính) thì biết khoai đến tuổi già. Các cụ thường bảo đó là hiện tượng “khoai lại giống”. Nông dân liền chọn những củ khoai đẹp, đủ tiêu chuẩn, lẳng vào góc nhà. Một ngày đẹp trời, những mầm khoai mọc lên từ những củ khoai ấy. Đem củ khoai ấy giâm ra đất. Các cụ lấy dây khoai từ mầm củ ấy mà trồng. Khoai lại tốt, lại khỏe, cho củ ngon. Để cải thiện giống cho khoai Lệ Cần, có lẽ cũng nên vận dụng kiểu làm rẻ tiền này!
Về đất, cổ nhân nói “khoai đất lạ, mạ đất quen”. Hàm ý đất lạ mới khai hoang phục hóa giàu đa lượng kali, đồng thời rất phong phú vi lượng, vừa làm cho khoai có năng suất, vừa đảm bảo vị thơm ngon. Câu tục ngữ ấy cũng khuyên luân canh, bỏ hóa, thay đổi cây trồng, làm “lạ hóa” nền đất. Cách này vừa giúp phong phú vi chất trong đất, đồng thời cắt đứt vòng đời các loại côn trùng phá hoại (kiểu rau nào sâu ấy). Đây cũng là giải pháp phòng trừ sùng hà rẻ tiền mà an toàn, bảo đảm chất lượng khoai.
Về phân, nên sử dụng tối đa phân hữu cơ. Phân hữu cơ làm giàu hệ vi sinh vật cho đất, đồng thời cung cấp đủ đa lượng và vi lượng cho khoai một cách cân đối nhất. Theo kiểu trồng khoai cổ truyền trước lúc lên vồng thì cắt lá phân xanh (lá cây cộng sản), cúc quỳ rải lên luống, sau đó rải thêm phân chuồng (phân trâu bò heo dầm rơm rạ) và vun cao thành vồng khoai. Sau đó trồng dây giống. Lá phân xanh có rất nhiều tác dụng trong trồng khoai lang. Nó làm rỗng, làm xốp đất. Cung cấp đủ vi lượng cho khoai. Trong phân xanh có các hoạt chất không diệt vi sinh vật nhưng diệt hết các ấu trùng sùng hà, giúp củ khoai không bị hư hại, không phải dùng thuốc trừ sâu hóa học, nên không ảnh hưởng đến hương vị củ khoai.
Làm được vậy, tin rằng khoai lang Lệ Cần sẽ lại thơm ngon như xưa
Ngày 8-7, Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh Gia Lai có Công văn số 162/CV-BCĐ về cập nhật danh sách các địa phương có liên quan đến dịch Covid-19...