Dây thần kinh số 5 là gì là một trong những từ khóa được search nhiều nhất trên google về chủ đề Sức khỏe đời sống. Trong bài viết này, Báo Mới Gia Lai sẽ viết bài Dây thần kinh số 5 là gì? Đau dây thần kinh số 5 có nguy hiểm không.
Dây thần kinh là gì?
Dây thần kinh là một loại tế bào thần kinh dài và mảnh được bó vào thành một nhóm trong hệ dây thần kinh ngoại biên. Dây thần kinh là nguồn cung cấp con đường chung cho các xung điện thần kinh được truyền dọc sợi trục thần kinh tới các cơ quan ngoại biên.
Dây thần kinh số 5 là gì?
Dây thần kinh số 5 có tên tiếng Anh là Trigeminal Neuralria hay còn là dây thần kinh sinh ba thuộc vùng mặt, phân bố đối xứng ở hai nửa mặt với ba nhánh khác nhau có chức năng kiểm soát nước bọt, nước mắt, điều khiển cơ và tạo ra động tác nhai.

Dây số 5 khởi nguồn từ não rồi chạy ra trước tai, vươn dọc theo khuôn mặt. Ba nhánh chính của dây thần kinh số 5 gồm:
- Nhánh số 1: vươn ra da đầu, da trán và quanh vùng mắt.
- Nhánh số 2: vươn ra xung quanh má.
- Nhánh số 3: vươn ra khu vực quai hàm.
Đau dây thần kinh số 5 gây nguy hiểm và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và chất lượng đời sống của bệnh nhân.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh hình thành là do sự tổn thương từ một trong ba nhánh của dây thần kinh số 5 hoặc cả ba nhánh đều bị tổn thương.
Bệnh gặp phải ở phụ nữ nhiều hơn nam giới và ở độ tuổi 60 trở lên.
Triệu chứng đau dây thần kinh số 5
Triệu chứng đau dây thần kinh số 5 có nhiều biểu hiện giống các cơn đau dây thần kinh khác vì vậy người bệnh cần nên lưu ý những dấu hiệu điển hình sau đây:
- Dấu hiệu của bệnh đau dây thần kinh số 5 là những cơn đau rát bỏng như có luồng điện chạy qua mặt.
- Mỗi cơn đau kéo dài từ vài giây tới vài phút, xuất hiện nhiều lần trong ngày và mức độ đau sẽ tăng theo thời gian.
- Bệnh nhân cũng có thể đau khi nhai, nói hoặc khi kích thích vào một điểm trên vùng mặt như má, cằm, răng nướu, môi, mắt và trán khi makeup hoặc đánh răng.
Đau dây thần kinh số 5 khiến cho người bệnh đau đớn, khó chịu, cử động cơ mặt khó khăn.

Nguyên nhân đau dây thần kinh số 5
- Do điểm tiếp xúc của mạch máu và dây thần kinh khác tạo ra một áp lực lên dây số 5 và khiến dây thần kinh bị mất đi chức năng của mình và cơn đau bắt đầu từ đó.
- Do các chứng xơ hóa hay các bệnh lý làm cho lớp vỏ myelin vốn có tác dụng bao bọc và bảo vệ dây thần kinh bị phá hủy. Hiện tượng này khá phổ biến ở những người cao tuổi.
- Do bị các khối u chèn ép.
- Hoặc có các tổn thương ở não. Những cơn đột quỵ hay va chạm cũng có thể gây ra cơn đau.

Tác hại của bệnh đau dây thần kinh số V
Bệnh đau dây thần kinh số V đem đến cho người bệnh những cơ đau mặt đột ngột và cường độ ngày càng tăng. Những cơn đau đó gây ra cho người bệnh những khó chịu và mệt mỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người bệnh, khiến người bệnh không thể tập trung tinh thần, sa sút trong công việc.
Những cơn đau do bệnh đau dây thần kinh số V thường xuất hiện không theo chu kì nào, vì vậy bệnh nhân không có biện pháp đối phó kịp thời với những cơn đau này. Càng để lâu, bệnh càng tiến triển xấu hơn, những cơn đau ngày càng nhiều hơn, thời gian của cơn đau cũng lâu hơn. Việc điều trị bệnh cũng trở nên khó khăn khi bệnh đã đến giai đoạn nặng.
Điều trị bệnh đau dây thần kinh số V
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ chẩn đoán đau dây thần kinh sinh ba chủ yếu dựa trên mô tả của bệnh nhân về cơn đau, bao gồm:
- Tính chất đau: đột ngột và chỉ trong thời gian ngắn
- Vị trí đau: những vị trí trên mặt bị ảnh hưởng bởi cơn đau sẽ giúp bác sĩ dễ chẩn đoán hơn.
- Hoàn cảnh khởi phát cơn đau: thường bị kích thích nhẹ trước đó ở má 2 bên ví dụ như ăn, nói chuyện.
Bác sĩ có thể làm thêm một số test khác để chẩn đoán đau dây thần kinh sinh ba và để tìm các nguyên nhân nền gây ra bệnh. Các bài kiểm tra thường là:
- Thăm khám hệ thần kinh: sờ và kiểm tra từng vùng trên khuôn mặt sẽ giúp bác sĩ quyết định chính xác cơn đau xảy ra ở đau và nhánh nào trên dây sinh ba bị ảnh hưởng. Kiểm tra phản xạ cũng giúp bác sĩ nhận định các triêu chứng gây ra bởi sự chèn ép dây thân kinh hay bởi nguyên nhân khác.
- MRI: MRI scan ở não để xác định xem có khối u nào làm đau dây thần kinh sinh ba hay không. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sẽ tiêm thuốc nhuộm vào máu để quan sát các động mạch và tĩnh mạch rõ hơn. (MRA hay còn gọi là MRI mạch máu)
Cơn đau ở mặt có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó việc chẩn đoán ban đầu là rất quan trọng. Bác sĩ nếu thấy cần thiết làm thêm vài xét nghiệm để loại trừ chắc chắn các nguyên nhân khác gây ra cơn đau.
Điều trị
Việc điều trị đau dây thần kinh sinh ba thường bắt đầu với thuốc uống, và một số trường hợp ghi nhận có hiệu quả và không cần điều trị gì thêm. Tuy nhiên, theo thời gian, có thể bệnh sẽ giảm đáp ứng với thuốc và thậm chí thuốc còn mang lại các tác dụng phụ. Với những trường hợp này thì điều trị bằng thuốc tiêm hay phẫu thuật sẽ là sự lựa chọn tốt hơn.
Nếu cơn đau gây ra do bệnh nền có sẵn ví dụ như đa xơ hóa thì bác sĩ cần điều trị luôn cả bệnh hay nguyên nhân nền gây đau dây thần kinh sinh ba.
Thuốc uống
Thông thường, các bác sĩ dùng thuốc làm giảm hoặc chặn tín hiệu truyền cảm giác đau về não, các thuốc như:
- Thuốc chống trầm cảm: Được chứng minh có hiệu quả trong điều trị đau dây thần kinh sinh ba. Nếu thuốc chống bệnh trầm cảm bạn đang dùng không hiệu quả, bác sĩ có thể tăng liều lên hoặc chuyển sang thuốc khác. Các tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm như choáng, mơ hồ, ngủ gà hay buồn nôn. Ngoài ra có thể gây phản ứng thuốc nghiêm trọng ở một số người, chủ yếu là người dân châu Á.
- Thuốc chống co cơ: có thể dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với thuốc làm giãn cơ. Tác dụng phụ bao gồm mơ hồ, buồn nôn và ngủ gật.
- Tiêm thuốc giảm đau: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêm giảm đau có thể làm giảm đau dây thần kinh sinh ba ở những người không đáp ứng với thuốc uống. Tuy nhiên, cần nghiên cứu nhiều hơn trước khi phương pháp này được đưa vào sử dụng phổ biến.
Phẫu thuật
Mục đích của việc phẫu thuật là nhằm làm chặn dòng máu gây chèn ép hay phá hủy dây thần kinh sinh ba và duy trì chức năng của dây thần kinh này. Khi dây sinh ba bị phá hủy thường gây liệt mặt tạm thời hoặc vĩnh viễn, và nếu được phẫu thuật, cơn đau sẽ tạm thời biến mất nhưng có thể trở lại sau vài tháng hay vài năm.
Có nhiều cách phẫu thuật như:
– Phẫu thuật giải ép vi mạch: phương pháp này làm tái định khu hay di chuyển các mạch máu có dính với gốc của dây thần kinh sinh ba. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt ở ngay sau lỗ tai bên bị đau. Sau đó, qua một lỗ nhỏ để đi vào hộp sọ, bác sĩ sẽ di chuyển bất kì mạch máu nào có dính trên đường đi của dây thần kinh sinh ba và đặt một miếng đệm vào giữa mạch máu và dây thần kinh.
Nếu một tĩnh mạch gây chèn ép thần kinh, bác sĩ cũng sẽ dời tĩnh mạch này đi. Còn nếu các mạch máu không đè nén lên dây thần kinh, bác sĩ có thể cắt đi một đoạn của dây sinh ba.
Phương pháp này có thể loại bỏ hoặc làm giảm cơn đau với tỉ lệ thành công khá nhiều, nhưng cơn đau có thể trở lại nào trong một số trường hợp. Tuy cách phẫu thuật này có một vài nguy cơ như làm giảm thính lực, gây yếu mặt, tê liệt mặt hoặc thậm chí có thể đột quỵ cũng như các biến chứng khác. Nhưng hầu hết các trường hợp được ghi nhận là không tê liệt mặt sau phẫu thuật.
– Phẫu thuật cắt bằng sóng gamma: phương pháp này dùng sóng từ để phá hủy dây thần kinh sinh ba nhằm làm giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn cơn đau. Sự giảm đau có thể từ từ và kéo dài vài tuần. Cách phẫu thuật này được ghi nhận rất thành công trong việc cắt giảm cơn đau ở phần lớn bệnh nhân. Nếu cơn đau tái phát thì phẫu thuật có thể phải lặp lại.
Chi phí khám, điều trị bệnh đau dây thần kinh số V là bao nhiêu tiền?
Đau dây thần kinh số V là bệnh lý cần chữa trị lâu dài và phụ thuộc và tình trạng của người bệnh. Bởi vậy không có câu trả lời cụ thể cho chi phí khám, trị liệu bệnh là bao nhiêu. Tuy nhiên, Hello Doctor muốn nhấn mạnh rằng, để an toàn cho bản thân, KHÔNG tự ý dùng thuốc, hãy gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán, lên phác đồ, liệu trình thuốc điều trị cho phù hợp càng sớm càng tốt.
Vị trí 12 dây thần kinh sọ não và những bệnh đặc trưng
Từ lâu, các nhà giải phẫu đã phát hiện ra vị trí 12 dây thần kinh sọ não, đi qua các lỗ của hộp sọ, phân nhánh vào các cơ ở mặt, cổ, cơ quan nội tạng và đầu. Mỗi dây thần kinh đều có nhiệm vụ riêng của mình, nếu chúng bị tổn thương sẽ gây ra các bệnh đặc trưng.
Dây thần kinh số 1 – khứu giác
Dây thần kinh số 1 là các sợi dây bắt nguồn từ niêm mạc mũi, chui qua lỗ sáng xương bướm vào hành khứu và đi vào não. Chúng nhận nhiệm vụ về các mùi khi ngửi.
Tình trạng rối loạn về việc ngửi mùi vị có thể do khối thịt thừa (polyp mũi), viêm niêm mạc mũi. Hiện tượng mất hẳn cảm giác ngửi có thể là do dây thần kinh này bị khối u chèn ép hoặc đứt do chấn thương.
Dây thần kinh số 2 – thị giác
Dây thần kinh số 2 xuất phát từ nguồn từ tế bào võng mạc, tập trung thành dây thần kinh thị giác, chui vào 2 lỗ thị giác vào trong sọ, điểm tận cùng là trung tâm thị giác ở vỏ não. Dây thần kinh thị giác có nhiệm vụ dẫn truyền cảm giác về đồ vật và ánh sáng về não.
Nếu dây thần kinh 2 ngày bị teo sẽ khiến bệnh nhân nhìn đồ vật như một ống nứa, bên cạnh đó nếu khối u đè vào dây thần kinh thị giác này sẽ gây bệnh bán manh, chỉ nhìn được bằng một bên mắt.
Dây thần kinh số 3 – vận nhãn chung
Dây thần kinh số 3 xuất phát từ trung não (cuống đại não), chạy ra phía trước và chạy vào ổ mắt. Nhiệm vụ của dây thần kinh số 3 là vận động 1 số cơ mặt đưa nhãn cầu vào trong và lên xuống.
Khi dây thần kinh số 3 bị tổn thương sẽ gây tình trạng mắt lác ra ngoài, nguyên nhân gây tổn thương là do hiện tượng chảy máu cuống não, viêm màng não, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang hoặc chấn thương nền sọ.
Dây thần kinh số 4 – cảm động
Dây thần kinh số 4 bắt nguồn từ cuống đại não (trung não), chạy vào trong ổ mắt, chi phối cơ chéo to, vận động đưa mắt xuống dưới, ra ngoài. Khi dây thần kinh số 4 bị tổn thương, mắt sẽ không đưa được xuống thấp, nguyên nhân gây tổn thương cũng tương tự dây thần kinh số 3.
Dây thần kinh số 5 – tam thoa
Dây thần kinh số 5 xuất phát từ cầu não và chia thành 3 nhánh gồm nhánh hàm trên, hàm dưới và nhánh mắt. Nhánh hàm trên và nhánh mắt có nhiệm vụ nhận cảm giác vùng hốc mũi, hốc mắt, trán, da trên mí, da dầu, phần trên đầu, cùng các tuyến hạnh nhân. Nhánh hàm dưới đảm nhận cảm giác ⅔ trước lưỡi, tuyến nước bọt, răng hàm dưới.
Dây thần kinh số 5 bị tổn thương gây mất cảm giác phần dây phân nhánh, khiến người bệnh bị đau đầu, cắn không chặt, hàm dưới vận động kém. Nguyên nhân do viêm đa dây thần kinh, tổn thương nền sọ hoặc bệnh Zona thần kinh.
Dây thần kinh số 6 – vận nhãn ngoài
Dây thần kinh số 6 xuất phát từ rãnh hành – cầu ra trước, đi vào trong ổ mắt, phân nhánh vào cơ thẳng, đưa nhãn cầu liếc ra ngoài. Dây thần kinh số 6 tổn thương khiến mắt người bệnh bị lác vào bên trong. Nguyên nhân tổn thương giống với dây thần kinh số 3.
Dây thần kinh số 7 nằm ở đâu?
Dây thần kinh số 7 hay còn gọi là dây thần kinh mặt, xuất phát từ rãnh hành cầu, đi qua lỗ ức – chũm, xương đá và bám vào cơ ở mặt. Dây thần kinh số 7 nhận nhiệm vụ nhận cảm giác cho tuyến nước mắt, nước bọt.
Khi dây thần kinh số 7 bị liệt sẽ khiến mặt lệch về bên lành, nhân trung thì kéo về bên không bị liệt. Mắt ở bên bị liệt thường nhắm không kín nếu dây thần kinh ngoại biên liệt. Có người thường liệt rõ, người liệt kín đáo (chỉ thấy rõ khi huýt sáo, cười, há miệng), uống nước và ăn bị rơi vãi, nói khó.
Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7 là do tai biến mạch máu não (nhũn não), chảy máu não, úng não kèm liệt nửa thân, viêm màng não, bệnh xương đá, viêm tai giữa, viêm đa dây thần kinh, Zona thần kinh, liệt do lạnh,…
Dây thần kinh số 8 – thính giác
Dây thần kinh số 8 gồm 2 nhóm sợi là phần tiền đình có nhiệm vụ giữ thăng bằng, giữ vững tư thế và phần ốc tai phụ trách nghe. Dây thần kinh số 8 chui vào trong hộp sọ và đi tới tận cùng vỏ não. Dây thần kinh số 8 bị tổn thương có thể gây hội chứng tiền đình (ù tai, chóng mặt) và ảnh hưởng tới khả năng nghe. Nguyên nhân thường do chấn thương sọ não, u chèn ép sọ, cao huyết áp, bệnh xơ vữa động mạch ở ốc tai, suy thận mãn tính, viêm màng não,…
Dây thần kinh số 9 – thiệt hầu
Dây thần kinh số 9 xuất phát từ rãnh phía bên hành não, đi vào trong khoang hầu. Nó có nhiệm vụ vận động cơ vùng hầu, vận động cảm giác ⅓ sau lưỡi. Dây thần kinh số 9 không bị liệt riêng.
Dây thần kinh số 10 – phế vị
Dây thần kinh số 10 là dây thần kinh giao cảm lớn nhất cơ thể, nó có nhiệm vụ chi phối cảm giác, vận động của các phủ tạng ở ổ bụng và ngực (phổi, tim, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu và sinh dục). Dây thần kinh số 10 thoát qua hộp sọ xuống cổ, ngực, bụng. Khi tới ngực chúng tách ra 2 nhanh đi ngược lên để vận động dây âm thanh.
Khi dây thần kinh số 10 tổn thương người bệnh thường rất hay bị nghẹn thức ăn đặc, sặc thức ăn lỏng, liệt dây quặt ngược lại giọng nói sẽ bị khàn. Nguyên nhân tổn thương do bệnh nhân đã thực hiện các cuộc phẫu thuật vùng ngực, cổ hoặc do khối u trung thất chèn ép.
Dây thần kinh số 11 – gai sống
Dây thần kinh số 11 đi từ phía rãnh bên trong của hành não, chui qua hộp sọ và đi xuống phân nhánh, giúp vận động cơ thanh quản, cơ thang và cơ ức đòn chũm. Dây thần kinh số 11 bị liệt là do tổn thương hành tủy.
Dây thần kinh số 12 – dưới lưỡi (hạ thiệt)
Dây thần kinh số 12 xuất phát từ rãnh trước hành vào và chui qua nền sọ đi vào vùng hàm hầu giúp chi phối vận động cơ lưỡi. Khi dây thần kinh số 12 bị liệt, lưỡi sẽ bị đẩy sang 1 bên khi thè lưỡi, nguyên nhân do vỡ xương nền sọ hoặc viêm màng não.