ADVERTISEMENT
Retail
  • Trang chủ
  • Tin Gia Lai
  • Pháp Luật
  • Sức khỏe & Đời sống
  • Du Lịch
  • Dịch vụ
  • TOP
No Result
View All Result
Book bài PR
Retail
  • Trang chủ
  • Tin Gia Lai
  • Pháp Luật
  • Sức khỏe & Đời sống
  • Du Lịch
  • Dịch vụ
  • TOP
No Result
View All Result
Baomoigialai.vn - Tin Tức Gia Lai Cập Nhật 24/7
Book bài
No Result
View All Result
ADVERTISEMENT

Các dấu hiệu trẻ bị chân tay miệng. Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà như thế nào?

in Dinh Dưỡng - Làm Đẹp, Sống Khỏe, Sức khỏe & Đời sống
Dau Hieu Tre Bi Chan Tay Mieng 3
1.3k
Lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter
ADVERTISEMENT

Dấu hiệu trẻ bị chân tay miệng? Bệnh Tay – Chân – Miệng có thể do nhiều loại virus gây nên và Bệnh có thể gây thành dịch lớn. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ, một số trường hợp diễn biến nặng gây biến chứng nguy hiểm như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp diễn biến nhanh dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Do vậy, nhận biết sớm và chăm sóc trẻ mắc bệnh là yếu tố rất quan trọng giúp giảm tỷ lệ mắc, giảm tử vong.

CẬP NHẬT - TIN LIÊN QUAN

Bau 5 Thang Nen An Gi 2

Bà bầu 5 tháng nên ăn gì để đủ dinh dưỡng cho thai kì

An Gi De Sua Me Thom Va Mat 2

Ăn gì để sữa mẹ thơm và mát.

Bo Sung Canxi Cho Tre So Sinh 2 1

Hướng dẫn cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh đúng cách

Các dấu hiệu trẻ bị chân tay miệng:

1. Nổi ban trên da: Đây là dấu hiệu đặc trưng thường gặp khi trẻ bị chân tay miệng. Trong 1-2 ngày khi phát bệnh, trẻ sẽ có những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bọng nước.

dấu hiệu trẻ bị chân tay miệng

ADVERTISEMENT

Những ban đỏ này xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Những nốt ban có kích thước từ 2-5mm ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục. Dấu hiệu nổi ban trên da bé thường không đau, không ngứa và có thể kéo dài tới 10 ngày.

2. Loét miệng: Khi các ban đỏ xuất hiện quanh miệng sẽ gây loét miệng.

dấu hiệu trẻ bị chân tay miệng

Những vết loét thường có đường kính từ 4-8mm và ở trong miệng, trên lưỡi và vòm miệng của trẻ khiến bé gặp khó khăn khi nuốt. Với những dấu hiệu bệnh chân tay miệng này nhiều cha mẹ lầm tưởng bé bị viêm loét miệng thông thường.

3. Sốt: Sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.

 dấu hiệu trẻ bị chân tay miệng

→Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa Truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến y tế kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc

Các phát hiện các dấu hiệu nặng:

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay- chân – miệng do đó người chăm trẻ phải biết cách chăm sóc trẻ, cách phát hiện sớm các triệu chứng nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời khi cần. các triệu chứng nặng bao gồm:

  • Sốt cao liên tục không thể hạ được.

  • Giật mình

  • Mệt mỏi không chơi, ngủ nhiều, lơ mơ, ngủ gà.

  • Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú ở tay, chân.

  • Thở nhanh, thở bất thường: ngưng thở, thở nông, rút lõm ngực, khò khè

  • Run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Với những trẻ bị tay chân miệng thể nhẹ, sau khi đi khám, có thể chăm sóc và theo dõi tại nhà như sau:

Về dinh dưỡng: trẻ bị bênh rất mệt mỏi và các vết loét ở miệng làm trẻ rất đau, khó ăn uống nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa, uống nhiều nước mát. Thức ăn cần chế biến mềm, lỏng, dễ tiêu hóa và đủ dinh dưỡng. Không cho trẻ ngậm vú nhựa, ăn thức ăn thô cứng, đặc biệt là các loại thức ăn, đồ uống có vị chua, cay vì sẽ là trẻ đau miệng và họng hơn.

XEM THÊM : Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị.

Dùng thuốc: Chỉ cho trẻ  dùng thuốc paracetamol để hạ sốt và thuốc khác theo đơn bác sĩ kê. Cần cho trẻ uống nhiều nước hơn khi trẻ bị sốt. Tại các vị trí bị thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.

        Thực hiện vệ sinh, cách ly:

        – Cách ly trẻ bị bệnh với các trẻ khác trong nhà. Người lớn khi tiếp xúc,  chăm sóc trẻ bệnh nên mang khẩu trang y tế cho mình và trẻ bệnh. Sau khi tiếp xúc nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch ngay để hạn chế sự lây lan khi tiếp xúc hoặc chăm sóc trẻ lành.

      – Tắm rửa, vệ sinh nhẹ nhàng thân thể cho tre hằng ngày bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn và cho trẻ xúc miệng bằng nước muối loãng nếu trẻ làm được.

     – Quần áo, tã lót của trẻ bệnh nên được ngâm dung dịch sát khuẩn như cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước khi giặt sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch.

    – Vật dụng  ăn uống của trẻ như bình sữa, cốc uống nước, bát ăn cơm, muỗng ăn… nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ.

     Ngoài việc chăm sóc tốt cho trẻ khi bị bệnh, cha mẹ cần theo dõi sát tình trạng bệnh của trẻ để phát hiện kịp thời khi có các dấu hiệu bất thường. Khi trẻ có một trong các dấu hiệu sau: sốt cao 39oC trở lên hoặc sốt cao kéo dài; quấy khóc, bứt rứt, nôn nhiều; ngủ lịm, dễ giật mình, hoảng hốt, run tay chân, chới với, đi loạng choạng, mạch nhanh, thở khó/ thở nhanh, da nổi vằn… phải đưa trẻ nhập viện ngay.

Phòng bệnh

Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh nên cần thực hiện các khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng bệnh là biện pháp tốt nhất:

1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

2. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

XEM THÊM : Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc tiêu chảy cấp ở trẻ em.

3. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

4. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

5. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

6. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Nguồn Tổng Hợp

Tags: dấu hiệu trẻ bị chân tay miệng
Share31Tweet19

HOT - BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bà bầu 5 tháng nên ăn gì để đủ dinh dưỡng cho thai kì

by Báo mới Gia Lai
0
Bau 5 Thang Nen An Gi 2

Bước vào tháng thứ 5 của thai kỳ, có thể mẹ bầu thay đổi rõ rệt, nhất là sự phát triển của thai nhi 5 tháng tuổi. Mẹ bầu...

Đọc thêm

Ăn gì để sữa mẹ thơm và mát.

by Báo mới Gia Lai
0
An Gi De Sua Me Thom Va Mat 2

Không gì có lợi cho sức khỏe của trẻ sơ sinh hơn sữa mẹ. Ngoài chế độ nghỉ ngơi thư giãn,thực phẩm đóng vai trò quyết định tới...

Đọc thêm

Hướng dẫn cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh đúng cách

by Báo mới Gia Lai
0
Bo Sung Canxi Cho Tre So Sinh 2 1

Bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh là dưỡng chất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Việc thiếu hụt canxi sẽ ảnh hưởng...

Đọc thêm

Cách ăn dặm kiểu nhật cho bé 6 tháng đúng cách

by Báo mới Gia Lai
0
An Dam Kieu Nhat Cho Be 6 Thang 6

Trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng luôn đảm bảo bé ăn đủ bốn nhóm thực phẩm gồm tinh bột, vitamnin, chất đạm và...

Đọc thêm

Bột ăn dặm cho trẻ 4 tháng tuổi tốt nhất hiện nay

by Báo mới Gia Lai
0
53 Bt N Dm Cho Tr 4 Thng Tui

Có nên cho bé ăn dặm sớm không? Nếu có thì nên cho bé dùng loại bột ăn dặm nào? Hãy cùng chanhtuoi tham khảo Top 4 loại...

Đọc thêm
Xem thêm
Bài tiếp theo
20190812 063835 892790 Do Mo Hoi Trom O Tr.max 1800x1800 1 1

Tìm hiểu tại sao trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân.

Trieu Chung Cua Benh Quai Bi 2

Những triệu chứng của bệnh quai bị

Tre So Sinh Bi Nghet Mui Va Ho 1

Nguyên nhân và cách điều trị trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho

Discussion about this post

Chuyên mục

  • An Ninh – Trật Tự
  • Chính trị
  • Chư Pah
  • Dịch vụ
  • Dinh Dưỡng – Làm Đẹp
  • Doanh Nhân
  • Dự Báo Thời Tiết
  • Du Lịch
  • Giá Cà Phê
  • Giá Cao Su
  • Giá Hồ Tiêu
  • Giải trí
  • Giảm cân
  • Hình Sự – Dân Sự
  • Huyện, Thị xã Gia Lai
  • Ia Grai
  • Khí Hậu
  • Kinh Doanh
  • Kinh Nghiệm Du Lịch
  • Kinh Tế
  • Kinh Tế – Chính Trị
  • Kông Chro
  • Mẹo Vặt
  • Mỹ Phẩm Tốt
  • Pháp Luật
  • Phong thủy
  • Sống Khỏe
  • Sức khỏe & Đời sống
  • Sức Khỏe – Y Tế
  • Tăng cân
  • Tin Gia Lai
  • Tin Mới
  • TOP
  • Vị Trí Vùng Miền
  • Xe khách
  • Đắk Đoa
  • Đánh giá (Review)
  • Điện Ảnh
  • Đồ dùng cho Mẹ và Bé
  • Đời Sống
  • Đức Cơ
ADVERTISEMENT
Logo Bao Moi Gia Lai
Báo Mới Gia Lai – baomoigialai.vn | Trang tin tự động cập nhật các tin tức Gia Lai và các tỉnh được tổng hợp từ các báo và trang tin điện tử hàng đầu.
Liên kết
  • Dịch vụ
  • Ẩm thực
  • Du lịch
  • Công ty
Liên hệ hơp tác
  • Hotline: 098.2222.874
  • Email: [email protected]
  • Liên hệ quảng cáo: 098.2222.874
  • Tầng 2, 240 Phan Đăng Lưu - Gia Lai
Hệ sinh thái Website
  • Website: Chợ Gia Lai - Chogialai.vn
  • Website: Tinh Gia Lai - Tinhgialai.vn
  • Website: Báo Mới Gia Lai - Baomoigialai.vn
  • Website: Người Gia Lai - Nguoigialai.vn
Hệ sinh thái Website
  • Website: Kênh 81 - Kenh81.vn
  • Website: Tinh Gia Lai - Tinhgialai.vn
  • Website: Địa điểm Gia Lai - Diadiemgialai.vn
  • Website: Người Tây Nguyên - Nguoitaynguyen.vn
  • iPhone Bến Cát
  • Về chúng tôi
  • Quy định pháp lý
  • Chính sách bảo mật
  • Bản quyền thông tin

© 2021 - Baomoigialai.vn | Website đang chạy thử nghiệm

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tin Gia Lai
  • Pháp Luật
  • Sức khỏe & Đời sống
  • Du Lịch
  • Dịch vụ
  • TOP

© 2019 Báo mới Gia Lai - Trang cập nhật tin tức Gia Lai 24/7 | Website đang trong quá trình thử nghiệm.

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?