Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng dưới bên trái ở nữ như các bệnh liên quan đến các cơ quan sinh sản, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ tiêu hóa,…. Bài viết này sẽ làm rõ các bệnh có thể liên quan tới hiện tượng đau bụng dưới bên trái.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? Khi đau bụng dưới bên trái ở nữ.
Nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái
1.Viêm túi thừa
Nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái rất có thể là do viêm túi thừa. Túi thừa là những túi nhỏ, phồng, hình thành ở bất kỳ đoạn nào của ống tiêu hóa. Có thể ở ruột già, ruột non hoặc dạ dày nhưng phổ biến nhất là ở đại tràng.
XEM THÊM : Cách nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón, mẹ cần lưu ý
Viêm túi thừa xảy ra khi các túi thừa bị viêm nhiễm, sưng đỏ. Lúc này người bệnh có biểu hiện đau bụng dưới bên trái kèm với triệu chứng sốt, nôn mửa, táo bón…

Đau bụng dưới bên trái do viêm túi thừa gây ra
2. Bệnh viêm ruột
Viêm đường ruột mạn tính (bệnh Crohn) và viêm loét đại tràng là bệnh lý gây viêm đau ở bất kỳ đâu trong đường tiêu hóa. Triệu chứng phổ biến bao gồm: đau bụng, tiêu chảy ra máu, sốt, tụt cân…
3 Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích (hay còn gọi là đại tràng co thắt) xảy ra khi có sự thay đổi bất thường, tăng nhạy cảm, rối loạn vận động ở đường ruột. Bệnh không gây tổn thương tổ chức sinh hóa đường ruột.
Triệu chứng của IBS bao gồm:
– Đau bụng
– Thay đổi đại tiện
– Táo bón hoặc tiêu chảy
– Chướng bụng, đầy hơi
– Xuất hiện cục cứng bên trái bụng
Khi xuất hiện triệu chứng ruột kích thích, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, xác định cụ thể nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh.
4. Táo bón
Táo bón là tình trạng khó khăn trong việc đi đại tiện, phân khô cứng, buồn nhưng không đi được, thời gian đi tiêu lâu hoặc nhiều ngày mới đi được. Nguyên nhân là do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, lười vận động.
XEM THÊM : Hiện tượng ung thư cổ tử cung ở nữ giới, nguyên nhân và cách điều trị
Hầu hết những người bị táo bón đều gặp phải triệu chứng đau bụng dưới, cảm giác như trực tràng bị chặn, cần áp lực lớn vào bụng để đẩy phân ra ngoài…

Người bị táo bón thường có biểu hiện đau bụng dưới bên trái
5. Sỏi thận
Sỏi thận được ví như hòn đá trong thận và niệu quản – ống dẫn nước tiểu từ thận tới bàng quang. Các chất trong nước tiểu hình thành các tinh thể, chúng kết hợp với nhau tạo thành sỏi. Một hòn sỏi ở thận và niệu quản đều gây ra triệu chứng đau ở giữa lưng, bên hông và háng. Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện buồn nôn, tiểu buốt, có máu trong nước tiểu.
6. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Bệnh lý có thể gây ra cơn đau đột ngột ở vùng bụng dưới, đặc biệt nếu tình trạng bệnh có liên quan tới thận trái. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải triệu chứng: tiểu dắt, đau buốt khi tiểu, cơn đau có thể xảy ra tại các xương sườn ở vùng lưng dưới hoặc vị trí trung tâm của lưng.
Các bệnh về hệ tiêu hóa
Khi có biểu hiện đau bụng dưới, có khả năng bệnh nhân đã mắc phải chứng bệnh viêm túi thừa cấp. Bệnh lý này thường liên quan đến tình trạng viêm nhiễm các túi nằm ngoài thành ruột kết gọi là túi thừa. Thông thường những cơn đau bụng dưới sẽ kèm theo những triệu chứng khác đi như sốt, nôn mửa, táo bón và buồn nôn,…
Những bệnh về hệ tiêu hóa thường gặp khác có thể gây nên những cơn đau bụng dưới bên trái một cách đột ngột như: chứng táo bón, viêm ruột già, bệnh viêm đường ruột, thoát vị bẹn nghẹt,…
Bệnh lý về hệ sinh sản
Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, những cơn đau nhói ở vùng bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu về các bệnh lý liên quan đến hệ sinh sản như: mang thai ngoài tử cung, lạc nội mạc tử cung, sảy thai, u nang buồng trứng hay bị bệnh u xơ tử cung,…
Hệ bài tiết gặp vấn đề
Khi bị đau bụng dưới bên trái phụ nữ đã có thể mắc phải bệnh sỏi tiết niệu. Đây là hiện tượng sỏi kết lại ở thận và ống niệu. Khi bị sỏi thận trái hay sỏi thận tiết niệu đều thường sẽ kèm theo những cơn đau quặn bụng dưới bên trái. Ngoài ra có những triệu chứng khác đi kèm như đi tiểu buốt hay đi tiểu ra máu, buồn nôn, nôn mửa,…
Nguồn Tổng Hợp
Discussion about this post