Gừng, chanh, nước muối…là một trong những cách trị ho cho trẻ em được bác sĩ nước ngoài khuyên dùng.
Nguyên nhân bệnh ho của bé
Những cơn ho thường là biểu hiệu của cơ thể trẻ đang phản ứng lại với các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài, hạn chế việc xâm nhập của dị vật hoặc tham gia vào việc tống xuất dịch tiết. Những nguyên nhân thường gặp khiến bé bị ho bao gồm:
Nguyên nhân từ đường hô hấp trên của bé
Những bệnh lý thường gặp: Cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm amidan thường ho khan, hoặc ho có đàm do dịch tiết chảy từ xoang hoặc mũi sau.
Nguyên nhân từ đường hô hấp dưới của bé
Các nguyên nhân có thể gặp: Viêm thanh quản với khàn tiếng, ho khan ho vang dội ong ỏng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, hen thường ho có đàm.
Các nguyên nhân khác
Các nguyên nhân khác hay gặp như ho do bệnh trào ngược dạ dày thực quản, ho do dị ứng, ho do tác nhân vật lý, hóa học như hút thuốc lá thụ động…
Phân biệt các loại ho thông thường ở bé
Bé bị ho khan từng cơn, ho có đờm, ho về đêm. Bé bị ho tùy trường hợp mà nguyên nhân và cách xử lý sẽ khác nhau. Sau đây là các loại ho thường gặp nhất ở trẻ.
Ho khan từng cơn
Nguyên nhân gây ra ho khan từng cơn ở trẻ bắt nguồn từ các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (vùng mũi và cổ họng) như cảm lạnh, cảm cúm. Ngoài ra, ho khan cũng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản hoặc viêm phổi. Những nguyên nhân khác bao gồm: Bé tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá từ người lớn.
Ho ra đờm
Loại ho này gây ra bởi chất dịch nhầy ở đường hô hấp dưới của bé. Nguyên nhân thường gặp của ho có đờm là viêm phế quản, viêm tiểu phế quản và bệnh hen suyễn. Qua đó, cơn ho sẽ loại bỏ chất dịch (đờm) qua đường hô hấp dưới.
Trẻ bị ho gà
Các triệu chứng của ho gà tương tự như cảm lạnh, tuy nhiên các cơn ho càng lúc càng nặng hơn, nhất là vào ban đêm. Khi bé ho gà, âm thanh phát ra giống những tiếng rít. Các cơn ho gà gây ra hiện tượng khó thở và mặt bé trở nên tím tái vì bị thiếu oxy.
Mẹo dân gian trị ho cho bé cực hiệu quả do bác sĩ Mỹ bình chọn
Cơn ho dai dẳng có thể khiến bé nhà bạn mất ngủ suốt cả một đêm. Và điều đó hẳn không một bà mẹ nào mong muốn. Liệu có cách nào giải quyết tình trạng trên cho bé nhanh mà an toàn nhất?
Theo bác sĩ nhi khoa Carol Wilkinson làm việc tại California-San Francisco (UCSF) cho biết: “Một cơn ho có thể chỉ là chuyện nhỏ nhưng rất dễ trở thành vấn đề lớn đối với trẻ nhỏ. Bởi nó không chỉ gây khó chịu mà còn khiến bé mất ngủ nếu xảy ra về đêm và về lâu dài sẽ gây ra tình trạng thiếu ngủ”.
Vì thế, khi con bị ho, các bậc phụ huynh nhất định không được xem thường mà cần giải quyết vấn đề này một cách triệt để.
Dưới đây là 9 cách trị cho cho bé được bác sĩ Carol Wilkinson khuyên dùng:
1. Chanh
![]() |
Một nghiên cứu đáng ngạc nhiên đó là bé có thể ngừng ho chỉ với một múi chanh. Nếu con bạn thích ăn chanh, hãy cho chúng thử. Nước chanh có thể loại bỏ chất nhầy và dịu cổ họng. Để an toàn, đừng cho bé ăn chanh trực tiếp vì chúng sẽ làm hại men răng. Hãy vắt chanh hòa vào nước hoặc ngâm chúng với một ít mật ong.
2. Xông hơi
Cho bé tắm xông hơi vào ban đêm để giảm ho cũng là giải pháp hiệu quả. Hãy nhớ đóng cửa phòng tắm lại để hơi nước lan tỏa khắp phòng, bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Có thể thêm một vài giọt dầu khuynh diệp hoặc cây xô thơm vào nước tắm để dịu ho nhanh hơn.
Nếu bé cảm thấy lạnh khi tắm xông hơi, mẹ có thể chỉ cần cho con hít hà hơi ẩm của một cốc nước nóng là được.
3. Uống trà
Một cốc trà ấm có thể giúp làm dịu cổ họng cho bé. “Trà thảo dược êm dịu có thể là một loại thuốc giảm ho nhanh chóng. Trà hoa cúc và trà bạc hà là lựa chọn hoàn hảo. Có thể thêm vài giọt mật ong vào cốc trà, điều đó càng làm tăng tốc độ giảm ho”, Wilkinson nói.
4. Gừng
![]() |
Cho bé ăn gừng hoặc uống trà gừng khi ho đều tốt. Gừng có thể loại bỏ đờm trong cổ họng để bé không còn bị ho nữa. Thêm một muỗng canh gừng băm nhỏ vào cốc nước sôi để làm trà gừng cho bé uống.
5. Lá húng tây
Theo bác sĩ Wilkinson, lá húng tây có tác dụng làm vỡ và loại bỏ chất nhầy trong cổ họng khi bé bị ho. Vì vậy, đây là loại thảo dược được cho là giúp kiềm ho tốt.
- Ngủ bị ra mồ hôi trộm là gì? Cách khắc phục ngủ bị ra mồ hôi trộm
- Cận thị là bệnh gì? Cách nhận biết cận thị THẬT hay GIẢ và phương pháp điều trị cận thị tại nhà
Cách làm trà húng tây: Ngâm 2 muỗng cà phê lá húng tây nghiền nát vào một cốc nước sôi trong thời gian khoảng 10 phút. Sau đó lọc lấy nước, thêm mật ong và chanh vào. Lấy nước trà này cho bé uống, vị ngon ngọt của mật ong sẽ khiến bé không thể chối từ.
6. Cho bé uống nước
Cho bé uống nước khi bị ho là một giải pháp tuyệt vời. Uống nước có thể giảm ho bởi chúng làm loãng chất nhầy và làm cho màng chất nhầy luôn ẩm. Có thể nhỏ vài giọt nước vào mũi của bé để tránh bị khô mũi. “Chắc chắn rằng con bạn và kể cả những người thân trong gia đình đều được uống nước đầy đủ”, BS. Wilkinson nói.
7. Rễ cây cam thảo
Chúng tôi không hề nói tới kẹo cam thảo mà là loại rễ cây cam thảo. Bạn có thể mua ở ngoài cửa hàng tạp hóa. Hãy làm trà rễ cây cam thảo cho con uống khi bị ho nhé.
8. Nước muối
Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Tai-Mũi-Họng (JAMA Otolaryngology), nhỏ nước muối loãng vào mũi có thể làm giảm các triệu chứng cảm lạnh bao gồm ho, nghẹt mũi và viêm họng. Nhớ là cẩn trọng khi làm việc này nhé.
9. Mật ong
“Mật ong là loại thuốc ho tự nhiên và tốt nhất”, bác sĩ Wilkinson nói. Một nghiên cứu cho thấy mật ong có thể làm giảm triệu chứng ho và cải thiện giấc ngủ ở những trẻ bị bệnh.
Tiến sĩ Wilkinson khuyến cáo liều cho trẻ như sau: Trẻ em 1-5 tuổi: 1/2 muỗng cà phê. Trẻ em 6-11 tuổi: 1 muỗng cà phê. Trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 2 muỗng cà phê. Hãy nhớ: Không cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong.
(Theo The Stir by CafeMon/ Khám Phá)