Kiến vàng hiện nay đang được nhiều bà con chú ý bởi tính năng phòng trừ sâu bệnh hại lá, quả và là nguồn thu lợi nhuận lớn từ việc thu hoạch trứng kiến vàng. Sau đây là kiến thức bổ trợ cơ bản giúp bà con nhân giống kiến vàng nhanh chóng.
Bổ trợ kiến thức về cách nuôi kiến vàng hiệu quả
1. Làm thế nào để xác nhập 2 tổ kiến từ 2 quần thể khác nhau.
Kiến vàng là loại động vật có tính lãnh địa rất cao, do đó khi chúng ta bắt 2 tổ kiến từ 2 vùng quần thể khác nhau về chúng sẽ đánh nhau cho tới chết, loài kiến nhận diện nhau qua 1 loại hoocmon chúng tiết ra, do đó khi chúng ta bắt kiến về nếu 2 tổ thuộc 2 quần thể khác nhau thì sẽ xảy ra trận chiến sống còn, chúng đánh nhau cho tới chết, vậy cách khắc phục và xác nhập 2 quần thể kiến lại với nhau như thế nào, đó là chúng ta có vài phương pháp.
Phương pháp thứ 1: đó là chúng ta lấy trứng kiến vàng từ tổ quần thể khác đem về tổ kiến mà chúng ta đang nuôi, bỏ vào 1 cái ly hay cái hủ gì đó, loài kiến tuy hung dữ nhưng chúng vẩn có tình mẩu tử chúng sẽ đem nhưng cái trứng kiến đó về tổ và chăm sóc nuôi dưỡng đúng 14 ngày sau chúng trưởng thành loại hoocmon chúng tiết sẽ được chấp nhận, sau đó chúng ta có thể gộp các đàn kiến lại với nhau theo cách tương tự.
Phương pháp thứ 2: là chúng ta bắt tổ kiến về chúng ta không nên bỏ vào quần thể kiến hiện đang nuôi vì như vậy sẽ làm cho chúng tàn sát đàn kiến mới bắt về và đàn kiến mới về chúng sẽ tiết ra loại hooc mon chiến đấu rất cao và như vậy chỉ có thiệt hại cho chúng ta vì không thể hòa nhập lai được, vậy cách chúng ta nhập lại như thế nào đầu tiên chúng ta đóng 1 cái khung cách ly với cái kệ nuôi chúng ta bỏ tổ kiến mới vào và để cái khung đó gần với kệ, sau khoản vài ngày chúng ta để chúng tiếp xúc nếu thấy kiến có biểu hiện giở 2 chân lên là chung ta biết chúng đã chấp nhận chúng ta dung 1 cái cây bắt làm cầu cho kiến qua, nếu thấy chúng ko đánh nhau thì đã thành công và cứ để chúng qua.
2. Tầm quan trọng của kiến chúa
Nếu chăn nuôi kiến vàng mà không có kiến chúa thì sẽ không thành công vì kiến chúa để mỗi ngày đến hàng nghìn trứng, vậy kiến chúa bắt ở đâu, vì với tổ kiến nhỏ thì không có kiến chúa mà trách nhiệm đẻ trứng thuộc về kiến thợ dệt luôn nhưng sự phát triển của tổ kiến này mà không có hoàng hậu sẽ giảm và chỉ tồn tại vài thế hệ khoản từ 3- 7 tháng, dấu hiệu suy giảm là chúng ta nhìn trong tổ kiến sẽ thấy toàn kiến thợ mà không thấy trứng.
Có thể nói kiến chúa là chìa khóa cho sự phát triển của các quần thể, và nhiệm vụ của kiến chúa là đẻ trứng và đẻ trứng chúng được xem những cổ máy đẻ trứng,
Vậy chúng ta tìm kiến chúa ở đâu, thường ấu trùng kiến sẽ được kiến thợ chăm sóc để trở thành trứng kiến chúa vào khoản tháng 4 tháng 5 trước mùa mưa, sau đó kiến chúa sẽ hình thành và trong đàn kiến sẽ chọn một con kiến chúa phù hợp để chọn làm nữ hoàng, các con kiến chúa khác sẽ di chuyển sang tổ kiến khác nếu được đàn kiến khác chấp nhận sẽ trở thành kiến chúa của tổ còn không sẽ bị đàn kiến tiêu diệt. kiến chúa sau khi trở thành nữ hoàng sẽ giao phối với kiến đực và bắt đầu sinh sản tiết một loại hooc môn làm các con kiến trong tổ không còn khả năng sinh sản để kiến chúa trở thành vị trí độc nhất trong đàn.
3. Thức ăn
Thức ăn của kiến thì chúng ta thường cho bằng các loại côn trùng nhỏ, thịt gà luộc, hoặc chúng ta thử cho chúng ăn ít gan động vật, đảm bảo luôn có, đặc biệc muốn khai thác tối đa trứng kiến vàng nuôi chúng ta cần đảm bảo nguồn nước đường phải luôn tươi mới vì sẽ kích thích đàn kiến uống, tuy nước củ chúng cũng sẽ uống nhưng miễn cưỡng để uống.
4. Môi trường sống
phải luôn mới và không củ, tức là chúng ta phải định kỳ thu hoạch trứng kiến vệ sinh dụng cụ nuôi sạch sẽ sau đó bỏ trở lại để kiến làm tổ vì chúng có thói quen là bỏ những tổ mà trông rất củ chúng sẽ bỏ đi, do đó chúng ta phải thu hoạch trứng và làm sạch các dụng cụ nuôi.
Đó là nhiệt độ và ẩm độ kiến phải đảm bảo 30 0C và sống trong yên tĩnh, tránh hoàn toàn người lạ ra vào, nên hạn chế vào thăm kiến vì như vậy chúng sẽ bị stress và chết.
Kỹ thuật nuôi thả kiến vàng trừ sâu hại cây ăn trái
Kiến vàng có tên khoa học là Oecophylla smaragdina, thuộc Bộ cánh màng Hymenoptera, Họ Formicidae. Kiến vàng có khả năng tấn công nhiều loại sâu hại phổ biến trên cây ăn trái.
Kiến vàng là một loại côn trùng đã có từ rất lâu. Nhiều nhà vườn đã thấy lợi ích của kiến vàng trong các vườn cây ăn trái. Tuy nhiên, nông dân chưa biết rõ vai trò của kiến vàng, là một loại thiên địch giúp nông dân tiêu diệt sâu rầy, bảo vệ cây trồng mà không cần sử dụng thuốc hóa học. Hiện nay, nhu cầu sử dụng trái ngon và sạch (không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật), ít sử dụng hóa chất đang càng ngày càng lớn. Vì thế, phục hồi việc nuôi kiến vàng trên vườn cây ăn trái để hạn chế sự gây hại của một số sâu hại chính là rất cần thiết.
Kiến vàng có 3 dạng cá thể: Kiến thợ (nhỏ và lớn), Kiến đực và Kiến chúa.
Kiến thợ lớn quản lý cùng nhau và đảm nhận việc xây tổ; trong khi đó thì việc quản lý những ấu trùng và di chuyển chúng qua lại được đảm nhận bởi những Kiến thợ nhỏ. Không phải tổ nào cũng có Kiến chúa, chỉ có một số tổ có Kiến chúa, có tổ có tới trên 90 Kiến chúa.
Mật số Kiến thợ tăng cao vào tháng 3 & 4 có thể do có một vài cơn mưa đầu vụ, cây cối đâm chồi, hấp dẫn một số côn trùng đến gây hại đủ thức ăn cho Kiến vàng. Với nguồn thức ăn này, mật số Kiến thợ gia tăng nhanh và khi mật số kiến trong tổ quá cao thì kiến chia đàn để xây dựng đàn mới hoặc tổ mới. Thời gian này cũng là thời điểm phân đàn rõ rệt nhất và cũng là thời điểm tạo đàn mới lý tưởng nhất. Thời gian thả Kiến vàng vào vườn tốt nhất là trong tháng 9 và 10, vì vào thời điểm này tổ kiến có Kiến chúa.
Cách nuôi thả kiến vàng trong vườn:
Nên thu thập các ổ kiến lá còn xanh, có độ to trung bình từ 20 cm trở lên, cấu tạo bởi 2 lớp lá, vì thường các tổ này dễ có Kiến chúa hơn.
Kiến hôi diệt Kiến vàng nên phải diệt Kiến hôi trước khi thả Kiến vàng. Kiến vàng mới và Kiến vàng có sẵn trên cây cũng xung khắc nhau, chúng sát hại lẫn nhau và trong lúc “chiến đấu” chúng tiết ra chất acid formic làm cho cành cây bị rám vỏ sau đó khô đi và bị chết; nên phải diệt chúng trước khi thả kiến mới. Nếu không diệt được hết Kiến cũ thì phải thả Kiến mới từ trên xuống để Kiến mới xua đuổi Kiến cũ xuống dưới gốc cây.
Để tránh kiến đánh diệt lẫn nhau, khi thu thập tổ kiến, nên thu thập các tổ cùng một cây và để vào cùng một túi để các tổ kiến này cùng một nhóm.
Kiến chúa, kiến đực và kiến thợ đều có mật số cao nhất từ tháng 7 đến tháng 10, đây cũng là thời điểm thích hợp nhất để thu thập tổ kiến thả vào vườn mới. Thả ít nhất 2 tổ đặt vào các cháng ba, cháng tư của cây. Cần phải cho Kiến vàng ăn thêm bằng cách treo ruột gà, vịt, đầu cá… lên cây, nhất là trong mùa khô thiếu thức ăn kiến sẽ bỏ đi, nhưng không cho ăn thường xuyên, chỉ cho ăn vài ba tháng một lần vì cho ăn nhiều kiến sẽ làm biếng không di chuyển và đi săn mồi.
Để kiến có điều kiện phát triển và phân bố đều trong vườn, cần tạo điều kiện cho kiến di chuyển từ cây này sang cây khác để săn mồi và làm tổ (giăng dây hay gác cây từ cây này sang cây kia kiến sẽ di chuyển qua lại theo đường đó). Kiến vàng sinh sống được trên tất cả các loại vườn: độc canh, xen canh và vườn tạp. Tuy nhiên, ở các vườn độc canh có trồng các cây khác như Mận, Xoài, Cóc hay Bình bát, Quao, Gòn trên bờ mương xung quanh vườn thì mật số kiến vàng nhiều hơn.
Kiến vàng rất mẫn cảm với thuốc trừ sâu, vì thế nên hạn chế tối đa sử dụng thuốc hóa học.
Khi bắt buộc phải sử dụng nên dùng dầu khoáng hoặc thuốc ít độc đối với kiến (thuốc nhóm Cúc tổng hợp giết kiến mạnh và nhanh nhất), phun vào buổi chiều, khi kiến ít hoạt động và đã tập trung về tổ hoặc lúc sáng sớm. Tránh phun trực tiếp lên tổ. Để việc sử dụng kiến vàng có hiệu quả cần chú ý mật số kiến phải đủ, phân bố đều trong vườn và ổn định quanh năm.
Nuôi kiến vàng trên các vườn cây có múi là một biện pháp sinh học có hiệu quả cao, ít tốn kém và đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường, phù hợp với xu hướng sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững./.
(Theo Nguyễn Thị Nguyệt – Sở NN & PTNT Tỉnh Bến Tre)
XEM THÊM : LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ LÀ GÌ ?