Bị nứt cổ gà là một trong những nỗi khó chịu lớn nhất khi nuôi con bằng sữa mẹ. Những cách chữa nứt cổ gà theo mẹo dân gian rất hiệu quả dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cho mẹ khi đối mặt với vấn đề này.
Nguyên nhân bị nứt cổ gà và cách chữa trị.
Bị nứt cổ gà là gì?
Nứt cổ gà hay còn gọi là nứt chân núm ti. Đây là hiện tượng chân núm ti bị nứt gây đỏ tấy, thậm chí gây chảy máu. Tình trạng này khiến mẹ đau đớn mỗi khi cho con bú. Nứt cổ gà không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé do mỗi lần bé bú khiến mẹ đau đớn nên sẽ ức chế việc sản sinh ra sữa cho con, giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, mà còn gây ra tình trạng mất vệ sinh do đầu ti bị chảy máu.
XEM THÊM : Thực đơn cho bé ăn dặm hơn 20 món
Hiện tượng nứt cổ gà chủ yếu là do người mẹ cho bú không đúng cách, trẻ không ngậm hết quầng vú của mẹ, bé lại mút kéo và giật mạnh đầu ti ra. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ dẫn đến nứt chân núm vú. Lúc đầu chỉ xuất hiện một vết nứt nhỏ nhưng nếu không vệ sinh và điều trị kịp thời đúng cách, vét nứt ngày một lan dài, chạy quanh núm vú. Tình trạng này gây đau đớn mỗi lần con bú, nếu nặng còn gây mưng mủ và có thể bị nhiễm trùng.
Mẹo hay cho mẹ bị nứt cổ gà
Để giảm đau do nứt cổ gà và giúp vết nứt mau phục hồi, mẹ nên áp dụng các mẹo dưới đây.
Cho bé bú bên ngực không bị thương
Nếu vết nứt không quá sâu, mẹ vẫn có thể cho bé bú, nhưng nên bắt đầu ở bên ngực không bị nứt. Nếu vết nứt sâu và gây đau nhiều, trong thời gian điều trị, bạn nên ngưng cho con bú mà chỉ vắt sữa mẹ để cho bé bú bằng bình hoặc cốc. Khi nào vết nứt khô, lành hẳn thì cho bú lại.
Kem chống hăm
Mẹ dùng kem chống hăm của bé thoa lên vết nứt sẽ có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa nứt cổ gà.

Chữa nứt cổ gà bằng kem chống hăm sẽ giúp vết thương mau lành
Mẹ bị nứt cổ gà bôi dầu dừa, dầu bưởi hay dầu ôliu
Bạn có thể dùng một số loại dầu an toàn để bôi vào khu vực bị nứt cổ gà như loại dầu dừa, dầu bưởi, dầu ô liu. Chú ý thử phản ứng trước khi dùng. Bạn nên chọn mua loại dầu ô liu nguyên chất, dầu dừa ép lạnh không có thành phần hóa chất độc hại hay chất bảo quản. Tránh dùng dầu có chứa vitamin E vì nó có thể gây kích ứng da cho cả mẹ và em bé, thậm chí còn gây biến chứng nguy hiểm không thể coi thường.
Mẹ bị nứt cổ gà bôi rau ngót, rau mồng tơi và rượu gấc hạt
Rau ngót: rửa sạch, giã nãt, vắt lấy nước cốt lên chỗ nứt.
Lá mồng tơi: giã nát mồng tơi và một ít muối hạt, đắp lên vết thương cũng rất mau lành.
Rượu hạt gấc: hạt gấc sao vàng, hạ thổ, tán mịn, ngâm rượu trắng. Dung dịch có tác dụng sát khuẩn tốt, giúp da mau lành.
Tuy nhiên, sử dụng những biện pháp này trước và sau khi cho con bú đều cần phải vệ sinh lại thật sạch và an toàn để phòng tránh các chất này ảnh hưởng tới cơ thể của bé.
Có thể cho con bú bằng núm vú bị nứt cổ gà hay không?
Em bé sẽ không quá bận tâm về núm vú bị nứt cổ gà đâu! Một chút máu sẽ không khiến con từ chối bú mẹ và miễn là bạn có thể chịu đựng được, bạn có thể tiếp tục cho con bú. Điều quan trọng nhất là việc cho bé bú hiệu quả, để núm vú có cơ hội lành lại.
Nếu bạn thấy không thể cho bé ăn, hãy thử nhẹ nhàng vắt sữa mẹ và đưa cho bé ăn bằng cốc thìa, trong khi chờ đợi núm vú lành lại.
Hầu hết các cơn đau núm vú bị nứt cổ gà được cải thiện trong 7 ngày đến 10 ngày, thậm chí không cần điều trị. Tuy nhiên, nứt cổ gà bôi gì cho nhanh khỏi cũng là một ý hay để bạn sớm thoát khỏi đau đớn. Miễn là bạn giải quyết được nguyên nhân cơ bản, bạn và em bé sẽ sớm có thể quay trở lại việc cho con bú một cách dễ dàng nhất.
Nguồn Tổng Hợp
Discussion about this post