Một số nghiên cứu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cho thấy, những người phụ nữ bị cảm cúm khi mang thai hoặc cúm trước hoặc trong khi mang thai có nhiều khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh.
Bị cảm cúm khi mang thai có ảnh hưởng gì không
Phụ nữ mang thai bị cảm lạnh hoặc cúm kèm theo sốt ngay trước hoặc trong khi mang thai có thể có liên quan tới một số dị tật bẩm sinh như:
- Suy nhược
- Bệnh gai cột sống
- Sứt môi hở hàm ếch
- Viêm đại tràng co thắt
- Suy thận hai bên.
Phụ nữ mang thai bị cảm lạnh hoặc cúm mà không bị sốt có thể không gây tăng khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh. Đặc biệt, một trong những cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy nếu phụ nữ mang thai bị sốt trong tam cá nguyệt thứ hai có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ lên tới 40%. Nếu bị sốt sau tuần thứ 12 của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ lên gấp 3 lần.
Các nhà nghiên cứu cho rằng sốt có thể có liên quan đến phản ứng của cơ thể đối với nhiễm trùng gây sốt, nên nó gây ra ảnh hưởng đối với sự phát triển não bộ của thai nhi. Một số bà mẹ mang thai, khi cơ thể xảy ra phản ứng miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ sơ sinh.
Nghiên cứu đã cho thấy rằng tỷ lệ mắc bệnh tự kỷ tăng 34% khi người mẹ bị sốt trong ba tháng đầu và 40% khi bị sốt trong ba tháng thứ hai. Vào tam cá nguyệt thứ ba, một cơn sốt ở người mẹ có thể khiến nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở thai nhi cao hơn 15%.
Chi tiết về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần, cha mẹ nào cũng nên tìm hiểu:
Tuần này thai nhi vẫn chưa được hình thành nhưng đây vẫn được tính là một phần của quá trình hình thành thai nhi. Chiều dài và cân nặng của bé khi mang thai tuần đầu đều bằng 0. Bên cạnh đó cũng không hề có hình ảnh siêu âm của thai nhi trong tuần 1 và 2.
XEM THÊM : Quá trình tinh trùng gặp trứng bao lâu thì thụ thai?
Càng nhiều cơn sốt thì càng tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ. Nguy cơ cao gấp 1,3 lần so với một hoặc hai lần sốt sau tuần thứ 12 của thai kỳ, và đối với những người phụ nữ bị sốt ba lần trở lên sau ba tháng đầu có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cao hơn gấp 3 lần.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng, mức độ phơi nhiễm của người mẹ đối với virus và vi khuẩn trong thai kỳ ảnh hưởng đến môi trường trong cơ thể của người mẹ, chính vì vậy, em bé có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và dị ứng khi còn nhỏ.
Ngoài ra những đứa trẻ này tiếp xúc sớm với các chất gây dị ứng như bụi, lông thú cưng làm tăng tỷ lệ nhạy cảm của đứa trẻ. Dị ứng và hen suyễn có thể xảy ra ngay từ khi thai nhi còn trong bụng mẹ bởi hai bệnh này đều có khả năng di truyền.
Nguồn Tổng Hợp
Discussion about this post