Bé bị nghẹt mũi phải làm sao? Thời điểm giao mùa này bé rất dễ ho cảm sổ mũi, nghẹt mũi, khò khè khiến cho các bé cảm thấy khó chịu và hay quấy khóc hơn. Để điều trị các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, khò khè ở trẻ, các mẹ có thể áp dụng những cách đơn giản mà hiệu quả được baomoigialai tổng hợp dưới đây nhé!
Bé bị nghẹt mũi phải làm sao, cách chữa trị và phòng ngừa.
Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ngạt mũi
Khi khoang mũi của trẻ có chứa nhiều dịch sẽ khiến cho việc hít thở càng trở nên khó khăn hơn, đây được gọi là tình trạng ngạt mũi. Một số dấu hiệu cho thấy bé đang bị ngạt mũi bao gồm: hắt hơi nhiều, chảy nước mũi, có vẩy đặc trong mũi,…
Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thường hay quấy khóc.
Vì ở lứa tuổi quá nhỏ nên bé chưa biết cách thở bằng miệng, chính vì thế khi xảy ra tình trạng ngạt mũi, các bé luôn cảm thấy vô cùng khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc,…
Một số nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị ngạt mũi:
-
Cảm cúm: Bé không may bị cảm cúm sẽ bị ngạt mũi, kèm theo tình trạng sốt nhẹ, đau họng và chán ăn.
-
Cảm lạnh: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngạt mũi ở trẻ sơ sinh. Cha mẹ đặc biệt lưu ý, không chỉ thời tiết lạnh mà ngay cả trong thời tiết nóng bức, trẻ cũng có nguy cơ bị cảm lạnh. Trường hợp, bé chơi đùa ra nhiều mồ hôi và nằm trong phòng điều hòa cũng có thể dẫn tới cảm lạnh với dấu hiệu ngạt mũi, chảy nước mũi, hay sốt nhẹ.
-
Dị ứng: Khi dị ứng với một số yếu tố như phấn hoa, thời tiết hay độ ẩm không khí, bé cũng có thể bị ngạt mũi.
-
Ngạt mũi sơ sinh: Theo các chuyên gia, hiện tượng trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có thể là do nước nhầy bào thai chưa được hút sạch khỏi hệ thống hô hấp của trẻ nhỏ. Chính vì thế, nhiều trường hợp bé sơ sinh ngay khi về nhà đã có biểu hiện ngạt mũi.
-
Dị vật trong mũi: Khi vui đùa, bé có thể vô tình cho vật lạ, nhỏ vào mũi mà bố mẹ không hề hay biết. Nếu không được phát hiện kịp thời, bé rất dễ bị tắc nghẹt mũi, chảy máu mũi rất nguy hiểm.
Một số cách để trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Dùng hành hoa
Cách làm: Lấy lá hành hoa (loại cay cay chút, lá nào vò ra mà không thấy mùi là hành phun nhiều kích thích và đạm, không hiệu quả) bẻ lấy 1 đoạn ngắn khoảng 1cm rồi vò nát, dán cái mặt có nhớt bên trong lá hành lên cánh mũi trẻ, 2 bên 2 mảnh, khi nào khô thì thay mảnh khác.
Dùng gừng – mật ong (cho trẻ trên 1 tuổi)
Cách làm như sau: Lấy một miếng gừng nho nhỏ, cắt một miếng như tấm giấy mỏng, đem đi giã cho nát trộn với nước âm ấm rồi bỏ một muỗng mật ong khuấy đều, cho bé uống 3 muỗng café sáng – trưa – chiều.
Dùng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý Fysoline sẽ làm các chất nhầy bị kẹt trong mũi bé mềm hơn. Sau khi nhỏ từ 1 – 2 giọt vào mũi trẻ, bạn hãy dùng dụng cụ hút mũi để làm sạch mũi cho con.
XEM THÊM : Những bài thuốc dân gian về cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh mà ông cha ta truyền tay nhau
Xem thêm: Cách vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý
Lấy gỉ mũi ra khỏi mũi bé thường xuyên
Các mẹ hãy lấy một miếng bông nhỏ vừa bằng lỗ mũi trẻ, làm ẩm bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý Fysoline và nhẹ nhàng lau sạch mũi cho con.
Sử dụng máy làm ẩm trong phòng
Đặt máy làm ẩm đặt trong phòng sẽ giúp không khí ẩm hơn, giúp cho bé giảm nghẹt mũi và gỉ mũi cũng tự động mềm ra.
Vỗ nhẹ lên lưng trẻ
Hành động vỗ một cách nhẹ nhàng lưng trẻ khiến cho chất nhầy trong ngực trẻ giảm bớt. Bạn có thể đặt con nằm trên đùi và vỗ hoặc mát-xa nhẹ nhàng lưng bé.
Chườm nước nóng lên tai
Trước khi đi ngủ, mẹ lấy khăn thấm nước nóng đặt ở hai tai trong vòng khoảng 10-15 phút, sẽ giúp cho con giảm nghẹt mũi. Hai bên tai có những dây thần kinh nhỏ xíu có tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi.
XEM THÊM : Cách bổ sung vitamin d cho trẻ sơ sinh đúng cách.
Dùng tinh dầu hành tây
Bố mẹ có thể lấy ½ củ hành tây đem rửa sạch rồi cắt nhỏ hoặc giã nát hành tây để có nhiều tinh dầu hơn. Sau đó hãy lấy 1 chiếc khăn mỏng buộc kín lượng hành đã giã lại rồi để gần mũi ngửi cho đến khi bé cảm thấy dễ thở hơn. Bởi mùi hành tây rất khó chịu, nên bố mẹ nên cho bé ngửi ngắn thời gian và số lượng hành vừa phải. Không nên cho bé ngửi quá lâu và nên tránh để nhây lên mắt bé vì sẽ khiến bé bị cay mắt.
Dùng tinh dầu tràm
Mẹ có thể dùng tinh dầu tràm hoặc các loại dầu dành riêng cho em bé bôi vào gan bàn chân, bàn tay, cổ, ngực,…để giữ ấm cho con. Đổ một ít dầu ra ngón tay rồi đưa lên mũi cho bé hít. Cách này có thể để chữa sổ mũi cũng như nghẹt mũi.
Thoa dầu lòng bàn chân
Khi trẻ có hiện tượng hắt hơi và sổ mũi, mẹ cần dùng dầu khuynh diệp và xoa ngay vào lòng bàn chân bé để giữ ấm. Mẹ xoa mỗi bên chân khoảng chừng 1 phút và sau đó đeo tất vào. Biện pháp này rất hiệu quả nhất là đối với trẻ sơ sinh.
Nguồn Tổng Hợp
Discussion about this post