Theo hồ sơ, khoảng 18 giờ ngày 19-12-2018, sau khi nhậu xong, Đăng điều khiển xe máy đến tổ 7, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ thì gặp em L. (học sinh lớp 8 một trường THCS trên địa bàn thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ). đang ngồi trước nhà. Đăng liền nhờ em L. ngồi lên xe chỉ đường đến Trung tâm y tế huyện Đức Cơ và được em L. đồng ý.
Tuy nhiên, đến khu vực đường bê tông phía sau Trung tâm y tế huyện Đức Cơ thuộc tổ 4, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ, Đăng đã đe dọa, khống chế thực hiện hành vi hiếp dâm trước sự chống cự của em L.. Do lâu không thấy em L. về, gia đình liền báo công an. Sau khi Đăng chở em L. về thì bị Công an huyện Đức Cơ bắt giữ.
Theo Baogialai.com.vn
Ia Pa: Phát hiện 2 xe công nông chở gỗ trái phép
Thông tin từ Công an huyện Ia Pa (Gia Lai) cho biết: Khoảng 2 giờ ngày 13-10, qua công tác tuần tra kiểm soát, đơn vị đã phát hiện tại khu vực thôn 2 (xã Kim Tân) có 2 xe công nông đang chở tổng cộng 2,282 m3 gỗ bằng lăng và cà chít.
![]() |
Ảnh: An Nhân |
Người điều khiển phương tiện là Kpă Tim (SN 1987) và Rô Gin (SN 1999, cùng trú tại làng Ama H’Lil 2, xã Ia Ma Rơn, huyện Ia Pa). Qua kiểm tra, cả hai đều không xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc số gỗ trên.
Hiện cơ quan chức năng đã lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm và chuyển Hạt Kiểm lâm huyện xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo Baogialai.com.vn
Gia Lai: Điều tra, tìm chủ xe chở gỗ không người lái đậu ven đường
Ngành chức năng huyện Chư Pưh đang điều tra chủ chiếc xe chở gỗ bị bỏ lại bên đường tại xã Ia Hla, huyện Chư Pưh, Gia Lai.

Ngày 14/10, Công an tỉnh Gia Lai cho biết lực lượng chức năng đang xác minh, điều tra chủ nhân chiếc xe ô tô nghi chở gỗ lậu trên địa bàn huyện Chư Pưh (Gia Lai).
Theo đó, vào khoảng 9 giờ, ngày 9/10/2019, trong quá trình tuần tra, lực lượng Công an huyện Chư Pưh phát hiện 1 chiếc xe ô tô hãng Mitsubishi màu xanh đen mang biển kiểm soát 82K-5655 đang đậu trên đường liên thôn, thuộc thôn Dư Keo, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh, Gia Lai.
Lực lượng Công an nghi xe chở hàng lậu nên kiểm tra và phát hiện trong xe chở rất nhiều gỗ đã xẻ hộp. Tại hiện trường, không thấy chủ của chiếc xe chở gỗ nêu trên.
Công an huyện Chư Pưh đã lập biên bản và tổ chức đưa xe và hàng hóa trên xe về trụ sở để xử lý theo quy định.
Qua kiểm đếm, trên chiếc xe có 13 gỗ hộp, chủng loại căm xe, gõ bông lau. Khối lượng đo đếm được 1,435m3. Hiện, Công an huyện Chư Pưh đã bàn giao phương tiện cùng 13 hộp gỗ cho Hạt kiểm lâm huyện Chư Pưh xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo Infonet.vn
Gia Lai: Học sinh cờ đỏ lên mạng cầu cứu vì bị chặn đánh
Những ngày qua, học sinh ở Gia Lai xôn xao về trường hợp một học sinh lớp 10 lên mạng cầu cứu thầy cô, công an vì bị chặn đánh sau khi trực cờ đỏ.
Sáng 14-10, Trường THPT Trần Quốc Tuấn, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai đã phối hợp với Công huyện này làm rõ việc một học sinh lên mạng xã hội cầu cứu về việc bị giang hồ chặn đánh.
Theo thầy Lê Tấn Trọng, Hiệu trưởng nhà trường, ngày 11-10, trên mạng xã hội xuất hiện clip tiêu đề “Học sinh Trường THPT Trần Quốc Tuấn kêu cứu vì trực cờ đỏ bị giang hồ chặn đánh trước cổng trường”.

Clip dài gần 3 phút ghi lại cảnh một học sinh mặc áo đồng phục trường THPT Trần Quốc Tuấn kể lại việc đi trực cờ đỏ, ghi lỗi vi phạm của một học sinh lớp 11 và bị học sinh này gọi người tới đánh.
Theo thầy Trọng, trước khi clip xuất hiện trên mạng xã hội, nhà trước đã nắm bắt được vụ việc và mời các bên liên quan tới làm việc. Cụ thể sáng 9-10, em N.V.Đ học sinh lớp 10 được phân công đi trực cờ đỏ thì có ghi tên em H.T.L học sinh lớp 11 đi học muộn.
Lúc này, em H.T.L bực tức và xảy ra mâu thuẫn với N.V.Đ. Sau đó, trưa và chiều 10-10, N.V.Đ thấy 2 người lạ mặt, xăm trổ, bịt mặt đứng trước cổng trường, nghĩ là H.T.L gọi người đánh mình nên đã lánh mặt.
Sau đó, N.V.Đ kể lại vụ việc cho anh Nguyễn Tuấn Vũ (SN 1990, là thầy dạy võ của mình) về vụ việc nên đã bàn nhau quay lại clip đưa nên kênh Youtube của Vũ với mục đích để nhà trường và cơ quan Công an vào cuộc giúp Đ tiếp tục đi học bình thường. Sau đó, anh Vũ đăng tải clip lên mạng xã hội.
Theo thầy Trọng, khi được mời lên làm việc, 2 học sinh đã nhận ra lỗi lầm của mình và giảng hòa với nhau. Ngay cả 2 phụ huynh của các em cũng nhận sai sót của con mình và đề nghị tạo điều kiện cho các em học tập.
Theo Nld.com.vn
Chư Prông: Tổ chức phiên chợ nông sản an toàn
Ngày 14-10, UBND huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai tổ chức phiên chợ nông sản an toàn năm 2019 với sự góp mặt của 20 gian hàng.
![]() |
Người dân tới tham quan và mua sắm các sản phẩm an toàn trưng bày tại phiên chợ. |
Theo đó, hàng trưng bày tại phiên chợ là các sản phẩm tươi sống, các sản phẩm đã qua chế biến, dược liệu, các sản phẩm truyền thống của địa phương và các nông sản như cà phê, hồ tiêu, chanh dây, rau củ, quả các loại… Các sản phẩm này đều được các cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đây là dịp để các ngành chức năng trong huyện hướng dẫn, khuyến khích doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ dân thực hiện quy trình sản xuất nông sản an toàn, áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản-xuất kinh doanh, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Theo Baogialai.com.vn
Chư Pưh phát hiện 25 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp
Từ đầu năm đến nay, qua tuần tra, truy quét, ngăn chặn các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, ngành chức năn huyện Chư Pưh, Gia Lai đã phát hiện và lập biên bản 25 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, giảm 17 vụ so với cùng kỳ năm 2018.
![]() |
Lực lượng chức năng thu giữ nhiều phương tiện vận chuyển lâm sản trái phép. |
Qua đó, ngành chức năng đã thu giữ gần 20,5 m3 gỗ tròn, xẻ từ nhóm II đến nhóm VIII; hơn 25 ster củi; 13 cây hương (nhóm I); 25 cá thể động vật rừng (tương đương 12,1 kg) thuộc nhóm thông thường và nhóm IIB; 4 xe ô tô tải; 19 xe công nông. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính và nộp vào ngân sách nhà nước là 219 triệu đồng. Qua điều tra, xác minh lời khai của các đối tượng vi phạm thì đa phần số lâm sản trên được khai thác từ các huyện Ea H’Leo và Ea Súp, tỉnh Đak Lak vận chuyển qua địa bàn xã Ia Le và Ia Blứ, huyện Chư Pưh.
Ngoài ra, tính đến thời điểm này ngành chức năng huyện Chư Pưh đã vận động người dân trên địa bàn kê khai gần 1.752 ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, đạt gần 89% kế hoạch; triển khai trồng rừng trong quy hoạch hơn 119 ha, đạt khoảng 50% kế hoạch.
Theo Baogialai.com.vn
Gia Lai: Trồng nấm, mỗi năm thu nửa tỷ đồng
Trồng tiêu thất bại, chị Dơn đã đầu tư trồng nấm, nhờ kiên trì chăm sóc cây nấm chị trả được hết nợ cũ và thu nửa tỷ đồng mỗi năm.
Lương Hà, xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh, Gia Lai từng được mệnh danh là vùng đất tỷ phú nhờ trồng tiêu. Cũng như bao người dân khác tại đây, chị Trần Thị Dơn sở hữu hơn 2 ha tiêu cho thu hoạch. Nhưng sau 3 năm, chị trắng tay vì tiêu bỗng nhiên chết hết.
Trong khi, các hộ dân xung quanh gồng mình tìm cách khắc phục, cứu chữa những trụ tiêu “sống dở chết dở”, chị Dơn đánh liều ôm nợ đào bỏ tiêu chết để dựng trang trại trồng nấm.
Quyết định bất ngờ từ cõi chết
Chị Dơn chia sẻ, lúc đầu bàn với chồng trồng nấm nhưng chồng chị do dự sợ thất bại vì chưa có kinh nghiệm và không có nguồn vốn đầu tư.
“Tôi thấy chồng im lặng, tôi mới ‘lén lút’ ngày đêm dựng trang trại để trồng nấm. Sau đó tôi gặp rất nhiều khó khăn khi trồng, nấm liên tục nhú lên rồi lại chết. Lúc này tôi quyết định bỏ không trồng gì nữa để làm việc khác và gom tiền trả nợ.
Sau nhiều đêm nằm thao thức, tôi quyết định làm liều trồng nấm một lần nữa. Và cũng kể từ đây trang trại nấm trở nên tốt hơn, tôi có thêm động lực đầu tư nhiều hơn”, chị Dơn kể lại.
Theo chị Dơn, trang trại nấm của chị giờ trồng đủ loại từ: Nấm rơm, nấm mèo, nấm linh chi, nấm bào ngư… Ban đầu, nấm cứ nhú lên là chết, cũng kể từ đó khiến chị cố gắng tìm hiểu để rút kinh nghiệm.
Chị bật mí: “Nếu trồng nấm rơm và nấm mèo phải chuẩn bị đồng hồ đo nhiệt để nắm rõ được nhiệt độ trong trại. Vì nấm rơm lạnh quá hay nóng quá nấm sẽ không phát triển và chết rất nhanh, còn nấm mèo nóng quá sẽ bị bệnh trứng cá nên phải điều hòa nhiệt độ trong trại phù hợp.
Đối với nấm bào ngư, phải lưu ý đến giống, nguyên liệu phải sạch. Vì như vậy khi hấp thanh trùng mới loại bỏ được hết mầm bệnh, nấm sẽ phát triển nhanh hơn”, chị Dơn nói.
Tận dụng phế phẩm để trồng nấm mang về lợi nhuận
Cũng theo chị Dơn, sau khi có kinh nghiệm và kết quả tốt trong việc trồng nấm, chị tiếp tục mạo hiểm để đầu tư trồng nấm rơm, vì nấm rơm có giá thành rất cao. Đặc biệt, chị biết tận dụng những phế phẩm của nông nghiệp như: cây mì, cao su, muồng, rơm, cùi bắp… để làm nấm rơm vào mùa lạnh.
Chị Dơn cho biết, tùy theo từng mùa, chị dùng những phế phẩm khác nhau để xay ra lấy mùn ủ với nước vôi từ 5-7 ngày, sau đó đảo lên trộn với bột gạo, bột bắp và bánh ép dầu để bổ sung chất dinh dưỡng cho nấm.
“Chính vì tận dụng những phế phẩm nông nghiệp vào việc trồng nấm nên nấm dễ hấp thu hơn, sạch an toàn và phát triển tốt. Sau 5 năm trồng nấm, tôi có khá nhiều kinh nghiệm. Hiện tại, các loại nấm phát triển nhanh, không bị chết nữa, gia đình tôi cũng trả hết nợ, giờ thì mỗi năm thu khoảng 500 triệu đồng”, chị Dơn chia sẻ.
Theo Thanh Hải/VTC News
loading…
Theo Doanhnghiepvn.vn
Gia Lai: Cấp ‘nhầm’ sổ đỏ hàng chục nghìn mét đất, người dân khốn đốn
Mặc dù đất thuộc quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn, nhưng chính quyền huyện Chư Pưh (Gia Lai) lại ‘cấp nhầm’ bìa đỏ cho 16 hộ dân ở xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh) canh tác, thế chấp vay tiền ngân hàng.
Năm 2003, gia đình ông Phan Sơn (thôn Thiên An, xã Ia Blứ) mua lô đất diện tích hơn 17 nghìn m2. Tháng 2/2016, ông Sơn được UBND huyện Chư Pưh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bìa đỏ) số CD 838216 để trồng cây lâu năm. Ông Sơn đã thế chấp bìa đỏ này để vay ngân hàng 460 triệu đồng. 2 lần làm hồ sơ đáo hạn ngân hàng, ông Sơn đều được Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Chư Pưh xác nhận bìa đỏ này hợp lệ. Tuy nhiên, năm 2019, ông Sơn tiếp tục đáo hạn ngân hàng thì phía chi nhánh lại thông báo bìa đỏ trên không hợp lệ vì đất thuộc quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn.
“Gần 1 tháng nay gia đình tôi như ngồi trên đống lửa vì không đáo hạn được với ngân hàng. Rất mong các cấp có hướng giải quyết thấu đáo, vì nếu huyện thu hồi diện tích đất này thì gia đình tôi lấy gì để sống, lấy gì để trả các khoản nợ” – ông Sơn buồn bã nói.
Văn bản trả lời của ông Vũ Đình Thành – Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Chư Pưh nêu rõ: Lô đất của hộ ông Phan Sơn thuộc quy hoạch đất nông nghiệp có vị trí tại khoảnh 3, tiểu khu 1137 do Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn quản lý. Ông Sơn phải giao nộp lại bìa đỏ đã được cấp không đúng theo quy định của pháp luật.
Theo xác nhận của ông Nguyễn Văn Tường – Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn, đơn vị quản lý hơn 3 nghìn ha, ngoài ông Sơn, còn rất nhiều hộ dân khác đang canh tác trên diện tích đất nông nghiệp do đơn vị quản lý. Theo rà soát bước đầu của UBND huyện Chư Pưh có 15 hộ trên địa bàn xã Ia Blứ cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự ông Sơn.
Liên quan vụ việc trên, thông tin từ Văn phòng UBND huyện Chư Pưh cho biết: Do bản đồ “không rõ ràng” nên các cơ quan chức năng đã tham mưu UBND huyện cấp bìa đỏ cho các hộ dân. Khi kiểm tra lại theo bản đồ mới của tỉnh mới nhận thấy diện tích đất của ông Sơn và các hộ dân khác thuộc quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn nên buộc phải thu hồi. UBND huyện đang xin ý kiến của UBND tỉnh. Nếu tỉnh đồng ý giao phần diện tích đất này cho huyện quản lý thì huyện mới có cơ sở cấp lại.
Về trách nhiệm, UBND huyện Chư Pưh đã yêu cầu lãnh đạo Phòng TN&MT, Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện, Chủ tịch UBND xã Ia Blứ tổ chức họp kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan trong việc kiểm tra, xác minh, đề xuất UBND huyện cấp bìa đỏ không đúng quy định, gây bức xúc trong nhân dân.
Theo Tienphong.vn
XEM THÊM : Báo mới Gia Lai cập nhật ngày 12/10. Trở thành triệu phú nhờ trồng bơ sầu riêng xen trong vườn cà phê