ADVERTISEMENT
Retail
  • Trang chủ
  • Tin Gia Lai
  • Pháp Luật
  • Sức khỏe & Đời sống
  • Du Lịch
  • Dịch vụ
  • TOP
No Result
View All Result
Book bài PR
Retail
  • Trang chủ
  • Tin Gia Lai
  • Pháp Luật
  • Sức khỏe & Đời sống
  • Du Lịch
  • Dịch vụ
  • TOP
No Result
View All Result
Baomoigialai.vn - Tin Tức Gia Lai Cập Nhật 24/7
Book bài
No Result
View All Result
ADVERTISEMENT

Báo mới Gia Lai cập nhật ngày 11/10. Tuyên dương người nhặt được của rơi trả lại người đánh mất

Sáng 11-10, UBND phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai đã quyết định tuyên dương chị Lê Thị Trúc Mai (SN 1959, trú tại số nhà 166 Trần Hưng Đạo, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa) vì đã có hành động đẹp “nhặt được của rơi trả lại người đánh mất”. Giấy khen của Chủ tịch UBND phường sẽ được trao cho chị Mai trong dịp bình xét gia đình văn hóa cuối năm 2019.

in An Ninh - Trật Tự, Hình Sự - Dân Sự, Pháp Luật
Chị Lê Thị Trúc Mai (bên trái) trả lại ví tiền cho chị Nguyễn Thị Hữu. 

Chị Lê Thị Trúc Mai (bên trái) trả lại ví tiền cho chị Nguyễn Thị Hữu. 

1.6k
Lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter
ADVERTISEMENT

Trước đó, vào khoảng 14 giờ ngày 4-10-2019, khi điều khiển xe hon đa đến trước số nhà 01 đường Nguyễn Huệ, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, chị Mai nhặt được 1 ví da màu đen, bên trong có một số giấy tờ và số tiền 2.815.000 đồng.

CẬP NHẬT - TIN LIÊN QUAN

Gia Lai Bat Cap Vo Chong Buon Cho Trom Cap 3

Gia Lai: Bắt cặp vợ chồng buôn chó trộm cắp

Tien Phong Tu Tren Cao Nhin Xuong Thay Ro Hang Loat Long Go Nam Rai Rac Ven Bo Song Se San 3740 2

GIA LAI :Vụ gỗ lậu dưới sông: Hiện trường bị đốt cháy ngùn ngụt, báo cáo lạ của cán bộ huyện

Anh 1 7386 2

Ai hợp thức hóa cho nguyên Phó Giám đốc Sở Gia Lai phân lô, tách thửa?

Mặc dù gia cảnh khó khăn nhưng chị Mai nghĩ “người đánh mất ví tiền biết đâu còn khó hơn mình” nên đã không ngần ngại cầm ví tiền đến Công an phường Đoàn Kết giao nộp nhờ trả lại cho người mất.

ADVERTISEMENT

Ngay sau khi tiếp nhận vụ việc, Công an phường Đoàn Kết đã xác minh chủ nhân chiếc ví là chị Nguyễn Thị Hữu (SN 1991, trú tại thôn Thắng Lợi 1, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai).

Cảm động trước hành động đẹp của chị Mai, chị Hữu cho biết :“Số tiền đấy do tôi vừa bán hơn nửa tấn lúa để nộp tiền học cho con. May mà tìm lại được. Thật cảm ơn chị Mai và các đồng chí Công an nhiều”.

Theo Baogialai.com.vn

Khám phá rừng thông Hà Tam

Cách trung tâm huyện Đak Pơ gần 30 km, rừng thông Hà Tam là điểm du lịch sinh thái lý thú dành cho những ai thích leo núi khám phá, trải nghiệm.

Rừng thông Hà Tam có diện tích 200 ha thuộc quần thể đèo Mang Yang, là nơi chưa được nhiều người biết đến do giao thông còn khá trắc trở. Phương tiện lý tưởng để di chuyển đến rừng thông Hà Tam phải là những chiếc xe số, xe tay côn vượt địa hình tốt để tiếp cận với chân núi. Du khách có thể bắt đầu hành trình sau khi xổ đèo Mang Yang khoảng 10 km, đến chợ Hà Tam gặp đường bê tông rẽ trái chạy thẳng khoảng 3 km, tiếp đó đi thêm hơn 1 km đường đất để tiếp cận chân núi. Với đoạn đường 4 km từ đây lên đến rừng thông, du khách chỉ có thể chinh phục bằng cách đi bộ; tuy nhiên đây cũng là một cách khám phá, trải nghiệm để cảm nhận sự độc đáo, thú vị trên suốt hành trình.

Theo thông tin từ Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Đak Pơ, rừng thông Hà Tam là quần thể thông cổ thụ, có cây đường kính lên tới 2 m, có từ thời Pháp thuộc. Rừng có độ cao từ 1.000 m đến 1.200 m so với mặt nước biển, có hệ động-thực vật phong phú. Sau một hành trình dài vất vả chinh phục dốc núi nghiêng 60 độ, du khách được đền đáp bằng vẻ đẹp hiếm thấy của những cây thông cổ thụ tỏa tán rộng mênh mông. Ngả mình trên lớp lá êm êm, hít hà mùi thơm của nhựa thông và tận hưởng không khí mát mẻ nơi đây, ta chợt thấy cuộc sống thật bình yên.

 Thác Đak Hyam-một trong những điểm dừng chân nổi bật giữa rừng thông Hà Tam. Ảnh: T.M
Thác Đak Hyam-một trong những điểm dừng chân nổi bật giữa rừng thông Hà Tam.

Điểm nổi bật của phong cảnh nơi đây là dòng suối Đak Hyam bắt nguồn từ đỉnh đèo Mang Yang chảy dọc theo triền núi, tạo nên những dòng thác như dải lụa trời giữa rừng thông bao la. Từ cách xa hàng chục mét, du khách đã có thể nghe thấy tiếng thác đổ hòa lẫn với tiếng chim muông ríu rít gọi bầy. Giữa mùa khô khát, thác Hyam vẫn dội từng cột nước trắng xóa. Tiếng nước chảy giữa núi rừng hoang sơ tạo nên thứ thanh âm lúc uy mãnh, lúc dịu dàng với những lời thì thầm to nhỏ… Dòng nước len mình vượt lên những khối đá xù xì, thi thoảng điểm xuyết một vài bụi cây nhỏ ken mình vào kẽ đá, tìm một chỗ trú chân. Nhờ độ ẩm cao, không khí mát mẻ, trong lành nên nơi đây xuất hiện nhiều loài phong lan bám trên những nhánh cây già bao quanh thác. Dọc theo dòng thác còn có nhiều phiến đá trải tương tự như “chiếu nghỉ”, là điều kiện lý tưởng để du khách có thể tổ chức picnic.

Theo ông Nguyễn Thanh Hiền-Phó Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Đak Pơ, nhận thấy rừng thông Hà Tam là nơi có thể đưa vào khai thác, quảng bá để trở thành điểm du lịch sinh thái trên địa bàn, mới đây UBND huyện Đak Pơ đã thành lập đoàn công tác đi thị sát, nắm tình hình thực tế. Trên cơ sở đó, huyện đã chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác địa điểm này. Trong đó, đặc biệt chú trọng khâu tuyên truyền, quảng bá thông tin, hình ảnh để thu hút người dân và du khách đến tham quan, khám phá.

Nếu không ngại chinh phục điểm đến mới, tận hưởng trải nghiệm chân thực ở nơi còn nguyên vẻ đẹp hoang sơ thì khám phá rừng thông Hà Tam là một gợi ý hoàn toàn xứng đáng. Thú vị hơn, dọc hành trình đến với điểm tham quan mới lạ này, du khách có thể tận hưởng mô hình du lịch cộng đồng tại làng Hway (xã Hà Tam) với những trải nghiệm về nghề truyền thống của người Bahnar như đan lát, dệt thổ cẩm, tham gia các lễ hội truyền thống tại làng.

Theo Baogialai.com.vn

Phú Thiện: Cầu không lan can, dân vừa đi vừa sợ

Cầu Máng bắc qua sông Ayun nối liền xã Ia Yeng với xã Ia Sol, Ia Piar (huyện Phú Thiện, Gia Lai). Do cầu không có lan can bảo vệ, lại xuống cấp sau nhiều năm sử dụng nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người và phương tiện khi lưu thông.Anh Méo (làng Ksing A, xã Ia Piar) cho biết: Gia đình anh có hơn 3 sào lúa ở xã Ia Yeng. Mỗi lần vào ruộng lúa, anh đều phải đi qua cầu Máng. Tuy nhiên, từ trước đến nay, cầu không có lan can bảo vệ, mặt cầu lại hẹp nên các phương tiện lưu thông qua đây gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm. Nhiều người khi đi qua cầu đã rớt xuống sông, bị thương phải đưa đi cấp cứu ở bệnh viện. Vào mùa lũ lớn, cầu bị ngập, nhân dân không đi lại được.

 Cầu Máng bắc qua sông Ayun (huyện Phú Thiện) không có lan can bảo vệ. Ảnh: C.H
Cầu Máng bắc qua sông Ayun (huyện Phú Thiện) không có lan can bảo vệ.

Cũng có đất trồng lúa ở xã Ia Yeng, anh Rơ Anip (làng Ksing A, xã Ia Piar) cho hay: Hiện nay, cầu đã xuống cấp nhiều và không có lan can bảo vệ nên rất nhiều trường hợp người đi bộ, xe máy, xe công nông bị rớt xuống sông. Ngoài ra, còn có nhiều trâu bò khi di chuyển qua cầu Máng húc nhau rơi xuống sông bị chết. Vào ban đêm, cầu không có đèn chiếu sáng nên việc lưu thông qua càng nguy hiểm. Tại các cuộc họp làng, xã, người dân rất nhiều lần ý kiến nhưng đến nay cầu vẫn không được sửa chữa, khắc phục hư hỏng, cũng chưa được lắp đặt lan can bảo vệ. “Mong muốn của người dân ở đây là cây cầu được làm lại rộng hơn, có lan can bảo vệ chứ như thế này thì sợ lắm”-anh Rơ Anip nói.

Theo quan sát của chúng tôi, cầu Máng bắc qua sông Ayun có chiều dài gần 100 m, tải trọng cho phép là 5 tấn, chiều cao an toàn đối với người và các phương tiện qua lại là 2,8 m. Qua thời gian sử dụng, cầu đã bị xuống cấp. Mặt cầu rộng chưa đầy 3 m nhưng xuất hiện nhiều ổ gà đọng nước; cầu cũng không có lan can bảo vệ. Do đó, khi xe tải và xe máy đi ngược chiều nhau, một trong 2 phương tiện phải dừng lại để nhường đường; trường hợp 2 xe tải hay công nông đi ngược chiều thì một phương tiện phải đứng chờ ở đầu cầu bên kia.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Quyết Thắng-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Yeng-cho biết: Cầu Máng được xây dựng cùng thời điểm với công trình thủy lợi Ayun Hạ. Theo thời gian, cầu đã xuống cấp rất nhiều nhưng lưu lượng phương tiện lưu thông qua thì ngày càng tăng. Đây lại là trục đường chính để người dân xã Ia Yeng di chuyển ra trung tâm huyện, cùng là đường đi lại sinh hoạt, sản xuất của nhân dân 3 xã Ia Yeng, Ia Sol, Ia Piar. Tại các cuộc họp, tiếp xúc cử tri có lãnh đạo huyện, tỉnh, chúng tôi đều kiến nghị Nhà nước quan tâm sớm đầu tư xây dựng cầu mới để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi qua lại. “Chúng tôi có nghe thông tin là cầu Máng đã được phê duyệt đầu tư và sẽ tiến hành xây dựng vào năm 2020. Đây là thông tin rất vui đối với cán bộ, nhân dân trên địa bàn. Cây cầu mới an toàn sẽ đáp ứng được mong mỏi, nguyện vọng chính đáng lâu nay của nhân dân”-ông Thắng nói.

Theo Baogialai.com.vn

Pleiku: Bổ nhiệm Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố

Ngày 10/10, UBND TP.Pleiku (Gia Lai) có Quyết định số 2075/QĐ-UBND về việc tiếp nhận, bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP.Pleiku.

Vbtt Quyết định số 2075/QĐ-UBND của UBND TP.Pleiku về việc tiếp nhận, bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP.Pleiku.
Quyết định số 2075/QĐ-UBND của UBND TP.Pleiku về việc tiếp nhận, bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP.Pleiku.

Theo đó, ông Mai Văn Hoàn, Chuyên viên Hội Nông dân thành phố (Nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Ia Kênh) được bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố kể từ ngày 10/10/2019.

Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Gia Lai phát hiện trong thời gian làm Bí thư chi bộ và Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường TP. Pleiku, ông Nguyễn Bá Trường (nguyên Trưởng Phòng Tài nguyên – Môi trường TP Pleiku) đã có nhiều khuyết điểm, vi phạm dẫn đến phá vỡ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của TP. Pleiku, hình thành các khu dân cư tự phát, gây khó khăn trong công tác quản lý đất đai, quản lý đô thị… Sau đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quyết định thi hành hình thức kỷ luật cách tất cả chức vụ trong Đảng đối với ông Nguyễn Bá Trường.

Theo Moitruongvadothi.vn

Thị trường thịt heo tại Gia Lai: Hàng chạy, giá tăng

Sau một thời gian đìu hiu do tác động của bệnh dịch tả heo châu Phi, thị trường thịt heo đã nhộn nhịp trở lại, lượng hàng bán ra tăng đáng kể. Cùng với đó, giá thịt heo cũng tăng khá cao so với trước đây.

Trái hẳn với cảnh đìu hiu 2-3 tháng trước, tình hình mua bán thịt heo tại Trung tâm Thương mại Pleiku và các chợ trên địa bàn tỉnh đã nhộn nhịp trở lại với lượng hàng bán ra tăng mạnh. Vừa nhanh tay xẻ miếng thịt cho khách, bà Võ Thị Huệ (tiểu thương tại Trung tâm Thương mại Pleiku) vui vẻ nói: “Lượng thịt heo bán ra hàng ngày đã tăng trở lại. Khoảng 2 tuần nay, mỗi ngày sạp của tôi bán được 150-200 kg, tăng khoảng 40% so với thời điểm đang bùng phát dịch. Các lò mổ cũng báo giá heo móc hàm tăng đến 13 ngàn đồng/kg từ cách đây hơn 1 tuần. Nhưng vì lượng khách quen mới bắt đầu mua trở lại, đối với khách lẻ, tôi chỉ tăng nhẹ 5 ngàn đồng/kg gọi là bù lỗ vào phần chênh lệch đó, đối với khách sỉ gần như chưa dám tăng”. Cũng theo bà Huệ, với đà giá heo hơi liên tục tăng thì việc tăng giá bán thịt là tất nhiên.

Lượng thịt heo bán lẻ ở các chợ đã tăng rất mạnh sau khi một số địa phương trong tỉnh công bố hết dịch tả heo châu Phi. Ảnh: V.T
Lượng thịt heo bán lẻ ở các chợ đã tăng rất mạnh sau khi một số địa phương trong tỉnh công bố hết dịch tả heo châu Phi.

Còn theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Hoài Thanh (tiểu thương ở chợ Hoa Lư, TP. Pleiku), lượng khách mua thịt heo đã tăng đáng kể từ khi một số nơi công bố hết dịch. Ước tính, mỗi ngày bà bán ra khoảng 50-80 kg thịt heo các loại. So với thời điểm trước khi có dịch thì lượng thịt tiêu thụ chưa bằng nhưng cũng đã khá hơn rất nhiều. “Theo thông tin từ các lò mổ, giá heo hơi trong tuần qua đã tăng đến 2 lần và dự báo sẽ tiếp tục tăng vì đàn heo giảm mạnh do dịch bệnh. Do đó, giá heo móc hàm tuần trước chỉ tăng 5 ngàn đồng/kg nhưng 2 ngày qua tăng đến 10 ngàn đồng/kg, tương đương mức tăng khoảng 15%”-bà Thanh nói.

Không ít khách hàng tỏ ra bất ngờ khi giá thịt heo tăng cao. Tuy nhiên, hầu hết đều thông cảm và chấp nhận giá mới khi họ biết đàn heo giảm rất mạnh trong đợt dịch vừa rồi. Bà Vũ Thị Thu Hương (tổ 4, phường Tây Sơn, TP. Pleiku) cho hay, giá thịt heo thường rất ổn định, chỉ tăng giá vào dịp Tết khi nhu cầu tăng cao. Song mấy ngày nay, ở đâu cũng thấy người bán tăng giá 10-15 ngàn đồng/kg. Còn chị Triệu Thị Linh (tổ 2, phường Hoa Lư) thì cho biết, bình thường hiếm khi nào chị hỏi giá khi đi chợ nhưng nay cầm miếng thịt nào trên tay cũng phải hỏi để chọn mua. Chị cũng khá bất ngờ khi giá thịt heo tăng mạnh.

Qua khảo sát ở nhiều chợ cho thấy, lượng thịt heo bán ra đã tăng 30-40% so với khoảng 1 tháng trước. Giá bán lẻ các loại thịt heo hiện cũng tăng 5-10 ngàn đồng/kg so với tuần trước. Cụ thể, thịt ba chỉ từ 80 ngàn đồng/kg tăng lên 90 ngàn đồng; sườn non từ 120 ngàn đồng tăng lên 130 ngàn đồng; chân giò từ 70 ngàn đồng tăng lên 75 ngàn đồng, thịt đùi từ 90 ngàn đồng tăng lên 95 ngàn đồng; thịt cốt lết từ 75 ngàn đồng tăng lên 80 ngàn đồng…

Ông Nguyễn Văn Linh-Phó Trưởng ban Quản lý Trung tâm Thương mại Pleiku-cho biết: “Ở Trung tâm Thương mại Pleiku hiện có 70 hộ tiểu thương kinh doanh thịt heo, trong đó có 50 hộ kinh doanh cố định, 20 hộ kinh doanh không thường xuyên. Qua nắm tình hình cho thấy, sức mua thịt heo ở đây đã tăng trở lại kể từ khi một số địa phương công bố hết dịch. Lượng heo được lực lượng thú y lăn dấu kiểm phẩm đạt khoảng 50 con/ngày. Lượng thịt heo đã tiêu thụ mạnh nhưng vẫn chưa trở lại bình thường như trước kia”.

Hiện nhiều nơi trên địa bàn tỉnh đã công bố hết dịch tả heo châu Phi. Điều này khiến tình hình mua bán thịt heo nhộn nhịp trở lại. Tại TP. Pleiku, lượng heo kiểm phẩm tại các chợ đã tăng lại. Mỗi ngày, lực lượng cán bộ làm công tác kiểm phẩm thực hiện được khoảng 2,5 tấn thịt (tương đương khoảng 150 con heo), đạt khoảng 70% lượng tiêu thụ trên địa bàn. Tại các vùng dịch trước đây, hoạt động giết mổ heo cũng đã trở lại bình thường. Ông Trương Thanh Hoài-Chủ tịch UBND thị trấn Chư Sê-cho hay: Vừa qua, UBND huyện Chư Sê đã chính thức công bố hết dịch tả heo châu Phi trên địa bàn thị trấn. Đây là tin vui đối với hộ chăn nuôi và người buôn bán thịt heo. Tuy nhiên, thị trấn vẫn tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân thực hiện đầy đủ các biện pháp tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại.

Theo Baogialai.com.vn

Tiếp sức những ước mơ

Tôi đến thăm em vào một buổi sáng mùa thu, khi năm học mới bắt đầu được vài tuần. Lần đầu gặp em nhưng trong lòng tôi không cảm thấy xa lạ bởi ánh mắt, gương mặt em toát lên sự thân thiện. Em là Nay Khuên, học sinh lớp 6A2, Trường THCS Lê Hồng Phong (xã Ia Hdreh, huyện Krông Pa, Gia Lai).

Trong ngôi nhà sàn nhỏ, đồ đạc chẳng có gì nhiều nhặn ngoài chiếc giường, chiếc ti vi cũ kỹ đặt trên chiếc tủ nhỏ xíu, bố mẹ em kể: Khuên bị dị tật bẩm sinh từ trong bụng mẹ. Vì ở vùng sâu vùng xa nên mẹ em khi mang thai cũng không đi thăm khám lần nào. Lúc ra đời, chân tay em đã dài hơn người bình thường, co quắp kỳ dị. Năm Khuên lên 2 tuổi, một chương trình từ thiện đã giúp đưa em vào TP. Hồ Chí Minh để mổ chân. Các bác sĩ hy vọng em có thể đi lại được nhưng ca mổ thất bại, bàn chân em vẫn cong queo và các bắp thịt dần teo đi, chỉ còn da bọc xương. Tay trái của em bị liệt không thể cầm nắm. May trời thương cho em còn chút sức mạnh của bàn tay phải mà di chuyển. Bởi phải chống đỡ cả sức nặng cơ thể nên cùi tay phải của em to hơn bình thường, u thịt dày cộm và chai sần. Em chống cùi tay và lết mông rất nhanh trước sự ngỡ ngàng của tôi.

 Em Nay Khuên (hàng trước, thứ 2 từ trái sang) cùng các bạn nhận quà của nhóm thiện nguyện Hoa Mặt Trời. Ảnh: M.H
Em Nay Khuên (hàng trước, thứ 2 từ trái sang) cùng các bạn nhận quà của nhóm thiện nguyện Hoa Mặt Trời.

Năm nay Khuên 16 tuổi nhưng mới học lớp 6. Ngày còn nhỏ, em như con mèo la lết thơ thẩn dưới sàn nhà, thấy bạn bè đi học, em cũng muốn đi. Thế là em vượt qua mọi mặc cảm để đến lớp. Hàng ngày, bố chở em đến trường, bế em vào tận ghế ngồi. Ngày nắng cũng như ngày mưa, Khuên không bỏ buổi học nào. Cái chữ đến với em thật khó nhọc. Bàn tay co quắp cố gắng cầm cây bút gò từng con chữ cho thẳng hàng, nét chữ chưa đẹp lắm nhưng đó là cả một nỗ lực lớn của bản thân em. Trong 5 năm học tiểu học, em luôn giữ lực học trung bình, không năm nào bị ở lại lớp. Tiếp xúc với Khuên, tôi thấy em nói tiếng Việt rất lưu loát, biểu cảm khuôn mặt rất dễ thương. Nói xong một câu, em thường nhoẻn miệng cười, đôi mắt hấp háy niềm vui chờ đợi câu chuyện của người đối diện.

Gia đình em có 1 ha đất rẫy nhưng gần suối, xói lở nhiều nên canh tác cũng không được là bao. Có mùa phải ứng trước nhà đầu tư tiền phân bón, tiền mua gạo; đến lúc thu hoạch mì xong thì bị trừ tiền hết. Năm rồi, anh trai của Khuên bị tai nạn giao thông gây chấn thương sọ não, gia đình phải bán con bò duy nhất để chạy chữa. Chia sẻ với tôi, ông Ma Diên-bố Khuên-nói: “Dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng tôi cũng cố gắng hết sức nuôi cháu ăn học, mong cháu có cái chữ bằng bạn bằng bè. Thấy cháu vui là tôi cũng yên tâm”.

Trong những năm học tại Trường Tiểu học Ia Hdreh cách nhà hơn 1 cây số, Khuên cũng được một tổ chức từ thiện tặng chiếc xe lăn nhưng nay đã hỏng. Bố em phải bỏ công việc ruộng rẫy để ngày ngày chở em tới trường. Biết được hoàn cảnh đó, anh Lê Đức Lâm-công tác tại Công an tỉnh đã kết nối với nhóm thiện nguyện Hoa Mặt Trời tặng em 1 chiếc xe lăn chạy bằng điện mới kèm theo bộ đồng phục, sách giáo khoa, vở và đồ dùng học tập. Đây là món quà rất ý nghĩa tiếp sức em đến trường. Nhìn em ngồi trên chiếc xe lăn mới tinh, điều khiển xe chạy tới chạy lui nhịp nhàng, lòng tôi thấy thương em nhiều lắm. Từ nay em có thể tự mình đi học để bố có thời gian đi làm thuê, kiếm tiền nuôi sống gia đình. Với nỗ lực của em và sự chung tay giúp đỡ của bạn bè, thầy cô và mọi người, hy vọng con đường đến với tương lai của em sẽ rộng mở hơn.

Niềm vui tiếp đến dồn dập ngay trong buổi sáng tôi gặp em. Ngoài Khuên, 2 học sinh khuyết tật khác của nhà trường là Ksor HVân và Rcom Trương cũng được nhóm từ thiện Hoa Mặt Trời tặng đồ dùng học tập. Các em học sinh Trường THCS Lê Hồng Phong còn nhận được 1.257 đầu sách giáo khoa trị giá 12 triệu đồng của các cô chú trong nhóm thiện nguyện Ngôi nhà yêu thương trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh trao tặng. Lòng tôi thầm cảm ơn những tấm lòng thiện nguyện đã giúp các em học sinh vùng khó đến với ước mơ trên hành trình chinh phục con chữ.

Theo Baogialai.com.vn

Đã có kết quả kiểm tra, đánh giá gỗ giáng Hương tại huyện Kbang

Gần 1 tháng kiểm tra, đánh giá, Đoàn liên ngành của tỉnh Gia Lai đã xác định chính xác vị trí, số lượng và thực trạng các cây gỗ giáng Hương quý hiếm trên địa bàn huyện Kbang, tỉnh Gia Lai chủ yếu thuộc lâm phần Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Krông Pa quản lý.

Theo đó, từ ngày 29-8 đến ngày 27-9, Đoàn liên ngành của tỉnh cùng lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Krông Pa đã tiến hành kiểm tra, đánh giá số lượng, thực trạng cây gỗ giáng Hương hiện có trên lâm phần Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Krông Pa. Về phương pháp thực hiện: Khi phát hiện cây giáng Hương thì Đoàn liên ngành tiến hành sử dụng máy định vị GPS xác định tọa độ, dùng thước để đo đường kính. Đồng thời, đánh số ký hiệu bằng sơn lên thân cây và mô tả, đánh giá thực trạng của từng cây gỗ giáng Hương.

Một cây giáng Hương cổ thụ bị lâm tặc khoét sâu vào thân cây để lấy gỗ tại huyện Kbang. Ảnh: Gia Nguyễn
Một cây giáng Hương cổ thụ bị lâm tặc khoét sâu vào thân cây để lấy gỗ tại huyện Kbang. 
Kết quả, Đoàn liên ngành đã đánh giá, thống kê có tổng cộng 410 cây gỗ giáng Hương có đường kính từ 25-160 cm tại vị trí D1.3 m, phân bố rải rác trên 27 khoảnh, 7 tiểu khu thuộc lâm phần Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Krông Pa quản lý. Trong đó, có 349 cây sinh trưởng và phát triển bình thường; 5 cây bị chết khô tự nhiên; 56 cây bị con người tác động dẫn đến 6 cây bị chết khô, các cây còn lại lá vẫn còn xanh tươi.

Ngoài ra, trong quá trình kiểm tra, Đoàn liên ngành còn phát hiện tại khoảnh 6, tiểu khu 87 có 1 cây giáng Hương bị cưa hạ từ lâu, cây rỗng ruột từ gốc đến ngọn, bị cắt thành nhiều khúc, không có khả năng tận dụng gỗ và vẫn còn lại tại hiện trường. Đặc biệt, gốc cây có dấu vết bị đốt và hiện đã bị cây đa ký sinh.

Trên cơ sở kiểm tra, đánh giá thực tế, Đoàn liên ngành của tỉnh đã đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Kbang. Đồng thời, quản lý và bảo vệ tốt số cây gỗ giáng Hương hiện có tại lâm phần Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Krông Pa quản lý.

Theo Baogialai.com.vn

Gia Lai: Xe quá tải cày xới đường liên xã ở Chư Sê

Ban ATGT tỉnh Gia Lai vừa đề nghị kiểm tra việc doanh nghiệp thường xuyên chở quá tải trên nhiều tuyến đường ở huyện Chư Sê.

Gia Lai Xe qua tai cay xoi duong lien
Xe tải từ mỏ khoáng sản hoạt động trên tuyến đường liên xã đi xã Ayun ở huyện Chư Sê. Ảnh: Tạ Vĩnh Yên

Ngày 11/10, Ban ATGT tỉnh Gia Lai cho biết vừa có văn bản đề nghị các cơ quan địa phương kiểm soát tải trọng phương tiện và khắc phục, sửa chữa hư hỏng, bảo đảm ATGT đường liên xã Ayun, huyện Chư Sê.

Trước đó, tại tuyến đường liên xã đoạn từ trung tâm thị trấn Chư Sê đi xã Kon H’tok, xã Ayun, xã Dun huyện Chư Sê có nhiều xe tải chở hàng hóa có dấu hiệu quá tải lưu thông. Việc này khiến tuyến đường liên xã bị hư hỏng nên Ban ATGT tỉnh Gia Lai đề nghị Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở GTVT, Ban ATGT huyện Chư Sê tiến hành kiểm tra, sửa chửa hư hỏng và đảm bảo ATGT trên tuyến đường trên.

Cụ thể: Sở Tài nguyên & Môi trường chỉ đạo kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản đối với tổ chức, cá nhân, bảo đảm quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác; yêu cầu doanh nghiệp lắp đặt trạm cân, camera giám sát theo quy định.

1570790760 829 Gia Lai Xe qua tai cay xoi duong lien
Một đoạn đường liên xã đi từ Kon Htok vào xã Ayun (Chư Sê). Ảnh: Tạ Vĩnh Yên

Sở GTVT chỉ đạo Thanh tra Sở yêu cầu các chủ doanh nghiệp khai thác vật liệu ký cam kết và thực hiện không xếp hàng lên phương tiện vượt quá tải trọng cho phép; phối hợp cùng địa phương tăng cường kiểm soát tải trọng phương tiện trên đường liên xã Ayun – xã Kông Htok – xã Dun, huyện Chư Sê.

Ban ATGT huyện Chư Sê chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan thực hiện công tác sửa chữa, khắc phục hư hỏng của đường liên xã Ayun – xã Kông Htok – xã Dun, đảm bảo giao thông êm thuận, an toàn; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về vận tải hàng hóa bằng xe ô tô.

Ban ATGT tỉnh Gia Lai cũng đề nghị huyện Chư Sê chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý lái xe, chủ phương tiện vi phạm quy định về tải trọng cho phép để bảo vệ kết cấu hạ tầng, bảo đảm ATGT.

Tạ Vĩnh Yên

Theo An Toàn Giao Thông

Gia Lai: Triển khai thí điểm camera giám sát trường học

Việc triển khai thí điểm camera giám sát trường học sẽ được tiến hành tại một số trường học tỉnh Gia Lai.

Gia Lai Trien khai thi diem camera giam sat truong
Việc lắp đặt camera giám sát trên tinh thần tự nguyện của PHHS.(ảnh minh họa)

Theo đó, sở GD&ĐT yêu cầu Phòng GD&ĐT Pleiku, Chư Sê, An Khê thực hiện một số vấn đề:

Mỗi phòng GD&ĐT tổ chức rà soát, lựa chọn danh sách 1 trường mầm non, 1 trường TH đảm bảo về cơ sở vật chất và sự tự nguyện của PHHS, triển khai thí điểm lắp đặt hệ thống camera có sự giám sát của PHHS.

1570799405 274 Gia Lai Trien khai thi diem camera giam sat truong
Lắp đặt camera giám sát nhằm hướng đến hiệu quả quản lý giáo dục tốt nhất. (ảnh minh họa)

Các trường Tiểu học, MN tham gia trên tinh thần tự nguyện theo Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT, tự chủ về kinh phí, khuyến khích huy động từ các nguồn lực xã hội hóa. Vì vậy, các nhà trường được khuyến nghị cần làm tốt công tác truyền thông để các bậc phụ huynh hiểu rõ về lợi ích thiết thực qua hệ thống camera và tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ cao nhất từ phía các bậc cha mẹ HS.

Hệ thống camera sẽ được kết nối với toàn thể các bậc phụ huynh để cùng với nhà trường tham gia giám sát mọi hoạt động giảng dạy, giáo dục, đặc biệt là thái độ và tinh thần trách nhiệm của GV đối với HS nhằm hướng đến hiệu quả quản lý giáo dục cao nhất tại các đơn vị trường học hiện nay.

Các đơn vị triển khai phải tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm và báo cáo đề xuất lãnh đạo Sở GD&ĐT phương án, cách thức triển khai nhân rộng mô hình…

Theo Giáo Dục Và Thời Đại

XEM THÊM : Báo mới Gia Lai cập nhật ngày 10/10 Phát hiện hơn 2.000 cây cần sa trọng lượng gần 500 kg tại bờ suối

Báo mới Gia Lai cập nhật ngày 10/10 Phát hiện hơn 2.000 cây cần sa trọng lượng gần 500 kg tại bờ suối

Share101Tweet25

HOT - BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Gia Lai: Bắt cặp vợ chồng buôn chó trộm cắp

by Báo mới Gia Lai
0
Gia Lai Bat Cap Vo Chong Buon Cho Trom Cap 3

Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Đức Cơ vừa bắt giữ đối tượng Nguyễn Văn Thành (SN 1990, trú tại xã Ia Drăng, huyện Chư Prông)...

Đọc thêm

GIA LAI :Vụ gỗ lậu dưới sông: Hiện trường bị đốt cháy ngùn ngụt, báo cáo lạ của cán bộ huyện

by Báo mới Gia Lai
0
Tien Phong Tu Tren Cao Nhin Xuong Thay Ro Hang Loat Long Go Nam Rai Rac Ven Bo Song Se San 3740 2

Ngay khi báo chí phát hiện, đưa tin điểm tập kết gỗ trái phép ở lòng hồ Thuỷ điện Sê San 4, địa phận xã Ia O, huyện...

Đọc thêm

Ai hợp thức hóa cho nguyên Phó Giám đốc Sở Gia Lai phân lô, tách thửa?

by Báo mới Gia Lai
0
Anh 1 7386 2

 Nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Gia Lai Trần Xuân Hùng đã được Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh - Chi nhánh huyện...

Đọc thêm

Gia Lai: Phóng nhanh tông vào đuôi container đang đậu bên đường, 1 thanh niên tử vong

by Báo mới Gia Lai
0
Gia Lai Phong Nhanh Tong Vao Duoi Container Dang Dau Ben Duong 1 Thanh Nien Tu Vong 7

Sáng 7-12, Công an TP. Pleiku cho biết đang điều tra làm rõ vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến 1 người tử vong tại chỗ. Nạn nhân là...

Đọc thêm

Gia Lai: Truy tìm kẻ chém phóng viên nghi do báo tin liên quan đến gỗ lậu

by Báo mới Gia Lai
0
4851 Z2202133556689 49e0de83cf4562aa2cca6b36f56416cc 2

Trước khi bị chém, ông N. phát hiện một vụ vận chuyển gỗ lậu về một xưởng gỗ trên địa bàn nên đã nhắn tin báo cho Chi...

Đọc thêm
Xem thêm
Bài tiếp theo
Vài nét chính về nhà thơ Xuân Diệu

Vài nét chính về nhà thơ Xuân Diệu

Tuyển tập những bài thơ Nôm đặc sắc nhất của nhà thơ Hồ Xuân Hương

Tuyển tập những bài thơ Nôm đặc sắc nhất của nhà thơ Hồ Xuân Hương

Đôi Nét Về Huy Cận

Đôi Nét Về Huy Cận

Chuyên mục

  • An Ninh – Trật Tự
  • Chính trị
  • Chư Pah
  • Dịch vụ
  • Dinh Dưỡng – Làm Đẹp
  • Doanh Nhân
  • Dự Báo Thời Tiết
  • Du Lịch
  • Giá Cà Phê
  • Giá Cao Su
  • Giá Hồ Tiêu
  • Giải trí
  • Giảm cân
  • Hình Sự – Dân Sự
  • Huyện, Thị xã Gia Lai
  • Ia Grai
  • Khí Hậu
  • Kinh Doanh
  • Kinh Nghiệm Du Lịch
  • Kinh Tế
  • Kinh Tế – Chính Trị
  • Kông Chro
  • Mẹo Vặt
  • Mỹ Phẩm Tốt
  • Pháp Luật
  • Phong thủy
  • Sống Khỏe
  • Sức khỏe & Đời sống
  • Sức Khỏe – Y Tế
  • Tăng cân
  • Tin Gia Lai
  • Tin Mới
  • TOP
  • Vị Trí Vùng Miền
  • Xe khách
  • Đắk Đoa
  • Đánh giá (Review)
  • Điện Ảnh
  • Đồ dùng cho Mẹ và Bé
  • Đời Sống
  • Đức Cơ
ADVERTISEMENT
Logo Bao Moi Gia Lai
Báo Mới Gia Lai – baomoigialai.vn | Trang tin tự động cập nhật các tin tức Gia Lai và các tỉnh được tổng hợp từ các báo và trang tin điện tử hàng đầu.
Liên kết
  • Dịch vụ
  • Ẩm thực
  • Du lịch
  • Công ty
Liên hệ hơp tác
  • Hotline: 098.2222.874
  • Email: [email protected]
  • Liên hệ quảng cáo: 098.2222.874
  • Tầng 2, 240 Phan Đăng Lưu - Gia Lai
Hệ sinh thái Website
  • Website: Chợ Gia Lai - Chogialai.vn
  • Website: Tinh Gia Lai - Tinhgialai.vn
  • Website: Báo Mới Gia Lai - Baomoigialai.vn
  • Website: Người Gia Lai - Nguoigialai.vn
Hệ sinh thái Website
  • Website: Kênh 81 - Kenh81.vn
  • Website: Tinh Gia Lai - Tinhgialai.vn
  • Website: Địa điểm Gia Lai - Diadiemgialai.vn
  • Website: Người Tây Nguyên - Nguoitaynguyen.vn
  • iPhone Bến Cát
  • Về chúng tôi
  • Quy định pháp lý
  • Chính sách bảo mật
  • Bản quyền thông tin

© 2021 - Baomoigialai.vn | Website đang chạy thử nghiệm

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tin Gia Lai
  • Pháp Luật
  • Sức khỏe & Đời sống
  • Du Lịch
  • Dịch vụ
  • TOP

© 2019 Báo mới Gia Lai - Trang cập nhật tin tức Gia Lai 24/7 | Website đang trong quá trình thử nghiệm.

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?