Hơn 2.000 cây cần sa với trọng lượng khoảng 460kg được phát hiện trồng tại rẫy của người dân làng Ring, xã H’Bông, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai). Hiện số cây cần sa này đã được thu giữ để xử lý theo quy định.
Ngày 10/10, ông Đỗ Ngọc Viên – Trưởng Công an huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cho biết các đơn vị nghiệp vụ đang tiếp tục điều tra, xử lý 2,117 cây cần sa được phát hiện trồng trong nương rẫy của người dân.
Trước đó, ngày 7/10 qua nắm thông tin địa bàn, Công an huyện Chư Sê phối hợp các Cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra và phát hiện trên diện tích 3,280m2 đất rẫy của người dân tại khu vực suối Ke, làng Ring, xã H’Bông (huyện Chư Sê) có 2.117 cây cần sa đã trồng lâu ngày, chiều cao từ 1,5m đến 2,4m với tổng trọng lượng khoảng 460 kg.
Khu vực rẫy người dân, nơi phát hiện trồng hơn 2000 cây cần sa.
Tại hiện trường, các cây cần sa được trồng tập trung thành khu, cạnh các loại cây trồng khác trong rẫy. Hiện Công an huyện Chư Sê đang tiếp tục điều tra, truy tìm chủ nhân của khu rẫy trồng cần sa này.
Theo : baovephapluat.vn
Xây biệt thự trên đất dự án: Bị phạt 40 triệu đồng
Ông Tài Văn Trung-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Ia Grai-cho biết: Ủy ban nhân dân huyện vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 40 triệu đồng đối với Công ty TNHH một thành viên Tuấn Nhung (thôn 1, xã Ia Krai) vì đã tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng số 64/SXD-GP ngày 30-9-2011 do Sở Xây dựng cấp.
Chủ doanh nghiệp Tuấn Nhung xây dựng công trình dạng biệt thự trên đất dự án xây chợ nông thôn mà chưa xin giấy phép điều chỉnh, tự điều chỉnh thiết kế làm thay đổi diện tích xây dựng.
Theo đó, ngoài việc chấp hành nộp phạt, Công ty TNHH một thành viên Tuấn Nhung còn phải làm thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng. Hết thời hạn 60 ngày (kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính), nếu Công ty không xuất trình với cơ quan có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị buộc tháo dỡ hạng mục công trình vi phạm theo quy định. Biên bản xử phạt cũng nêu rõ, sau khi điều chỉnh giấy phép xây dựng, tổ chức vi phạm phải tháo dỡ công trình hoặc phần công trình không phù hợp với giấy phép xây dựng được điều chỉnh.
Liên quan đến vấn đề này, ngày 2-10, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công thương, Cục Thuế tỉnh và UBND huyện Ia Grai đã kiểm tra thực tế tại dự án chợ nông thôn xã Ia Krai, đồng thời làm việc với đại diện công ty Tuấn Nhung để tìm hướng xử lý.
Trước đó, Báo Gia Lai Điện tử có bài phản ánh việc doanh nghiệp Tuấn Nhung xây “biệt thự” trên đất dự án khi chưa thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư và hoàn thiện các thủ tục pháp lý phù hợp; tự ý xây dựng công trình quy mô lớn theo dạng biệt thự với kinh phí hàng tỷ đồng ngay trên đất của tỉnh cho thuê để triển khai dự án xây dựng chợ nông thôn xã Ia Krai. Đáng chú ý, hạng mục công trình mà công ty này xây dựng không có trong nội dung giấy phép xây dựng do Sở Xây dựng cấp.
Theo Baogialai.com.vn
Gia Lai: Huyện cấp bìa đỏ sai, dân lãnh đủ
Đất thuộc Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn quản lý nhưng Phó Chủ tịch, Chủ tịch huyện Chư Pứh (Gia Lai) vẫn “vô tư” ký – cấp 16 Giấy CNQSDĐ cho người dân trái quy định.
Khi phát hiện cấp sai, chính quyền “sửa sai” bằng cách thu hồi lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) đã đẩy người dân và ngân hàng vào thế khó.
Ông Phan Sơn trình bày với phóng viên về hoàn cảnh gia đình khi bị từ chối cho đăng ký thế chấp tài sản vay ngân hàng
Làm bìa đỏ phải có phí “lót tay”
Theo tìm hiểu của PV Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, 16 Giấy CNQSDĐ (bìa đỏ) trên được huyện Chư Pứh cấp cho các hộ dân Thiên An, xã Ia Blứ thuộc tiểu khu 1137 do BQL rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn quản lý. Nhiều hộ dân cho biết, nguồn gốc đất họ khai hoang, hoặc mua bán tay lại với nhau từ cách đây hơn chục năm về trước. Dù nhiều năm canh tác không làm được Giấy CNQSDĐ nhưng từ năm 2015 đến 2018, nhiều hộ dân đã bất ngờ có người đến “gợi ý” làm bìa đỏ với điều kiện phải có phí “lót tay”.
Từ đó, 16 bìa đỏ “ra đời” trót lọt, và được người dân đem thế chấp tại một số chi nhánh ngân hàng tại huyện Chư Pứh và Chư Sê. Các Giấy CNQSDĐ trên đều được ông Nguyễn Minh Tứ – Phó Chủ tịch huyện và ông Lưu Trung Nghĩa, nguyên Chủ tịch huyện Chư Pứh (hiện là Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai) ký – cấp.
Điều đáng nói, 16 hộ dân được cấp Giấy CNQSDĐ nằm trong lâm phần do BQL rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn quản lý có cả nguyên Chủ tịch UBND xã Ia Blứ Nguyễn Văn Đối. Ông Đối được chính quyền huyện Chư Pứh cấp Giấy CNQSDĐ số CE 139411 với diện tích hơn 10.701m2. Danh sách 16 hộ dân được cấp Giấy CNQSDĐ, ngoài hộ ông Phan Sơn “bị lộ”, các hộ dân còn lại được chính quyền huyện Chư Pứh” giấu nhẹm”, nhưng theo tìm hiểu của PV còn có các hộ như Hoàng Bá Ngọc, Dương Phố, Ngô Văn Dũng, Dương Văn Thiện, Trần Lộc…
Sai phạm ở bến xe Phú Thiện (Gia Lai): Các Sở cấp phép lên tiếng
Liên quan đến các sai phạm trong xây dựng tại bến xe huyện Phú Thiện (Gia Lai) mà Báo Công lý đã phản ánh, các đơn vị cấp phép đã lên tiếng nhằm làm rõ về các giấy phép trong vụ việc.
Theo lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tỉnh Gia Lai, vừa rồi Sở có kế hoạch đi giám sát đầu tư nhưng do lãnh đạo phụ trách trực tiếp đoàn giám sát có lịch đi công tác nên đã dời lịch lại.
Đại diện Sở KH&ĐT cho biết, năm 2015 Sở có cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án bến xe Phú Thiện. Quy mô diện tích được cấp là 8.500m2. Tổng mức đầu tư trên 18,6 tỉ đồng. Nguồn vốn thực hiện 100% của doanh nghiệp (Công ty TNHH Đức Lâm-PV), quy mô xây dựng bến xe cấp 4.
“Tiến độ thực hiện năm 2017 hoàn thiện đi vào hoạt động. Đến thời điểm hiện tại, theo thông tin thì các hạng mục như nhà hàng (căng tin), nhà nghỉ bên phía chủ đầu tư chưa triển khai mà mới triển khai hoạt động của bến xe. Năm 2019, Sở đã có văn bản đề nghị doanh nghiệp báo cáo tiến độ thực hiện dự án và nêu khó khăn, vướng mắc…”, đại diện Sở KHĐT cho biết.

Đến nay, Công ty Đức Lâm đã thực hiện 6,8 tỉ/18 tỉ. Vậy nhưng, công ty này không báo cáo các khó khăn, vướng mắc. Xét thấy, tiến độ thực hiện dự án chậm nên Sở KH&ĐT đã tổng hợp và đưa vào chương trình giám sát đầu tư của năm 2019.
“Không phải đơn vị đi kiểm tra ngay, mà đây là giám sát xem người ta đăng ký giấy chứng nhận đầu tư, có thực hiện đúng hay không. Còn kiểm tra nếu thấy đến mức độ vi phạm thì đoàn sẽ đề xuất, ví dụ như cấp giấy phép xây dựng thì đề xuất Sở Xây dựng đi kiểm tra…”, đại diện Sở KHĐT cho hay.
Theo đại diện Sở KH&ĐT, đơn vị này luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để giúp các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh phát triển. Nếu quá trình kiểm tra, thấy sai và công ty có khó khăn vướng mắc thì sẽ hướng dẫn chủ đầu tư viết lại đơn để làm lại tờ trình. Hết hạn thì phải gia hạn.
Để nắm bắt thêm thông tin, PV đã đăng ký các nội dung liên quan đến Sở Xây dựng thông qua Gmail của Phó Chánh văn phòng Lê Công Nguyên vào chiều ngày 1/10. Đến chiều ngày 8/10, PV được Phó Chánh văn phòng Sở này gửi số điện thoại của Giám đốc Sở để liên hệ trực tiếp.
Trao đổi qua điện thoại, ông Đỗ Việt Hưng, Giám đốc Sở Xây dựng Gia Lai cho biết, trong Giấy phép xây dựng số 110/GPXD cấp ngày 29/11/2016 thì thời hiệu 12 tháng được hiểu là để khởi công công trình. Sau khi chủ đầu tư được cấp phép xây dựng thì trong vòng 12 tháng sẽ phải khởi công xây dựng. Nó khác với chuyện chủ đầu tư phải hoàn thành công trình này trong vòng 12 tháng.
Giám đốc Sở Xây dựng Đỗ Việt Hưng nhấn mạnh: “Sau khi được cấp phép xây dựng thì trong vòng 12 tháng phải khởi công xây dựng. Nếu không khởi công xây dựng trong thời gian đó thì phải gia hạn thời gian khởi công. Theo quy định của Luật Xây dựng được gia hạn 2 lần, mỗi lần tối đa 12 tháng. Giấy phép xây dựng này không phải là giấy phép xây dựng có thời hạn”.
Rất nhiều gạch, đá ngổn ngang trong bến xe.
Ông Hưng cho biết thêm, trong giấy phép xây dựng có một loạt các công trình, bên chủ đầu tư đã khởi công xây dựng. Việc hoàn thành dự án, toàn bộ các hạng mục đó thuộc về kênh đầu tư. Vấn đề này, sẽ có một cơ quan chuyên giám sát về đầu tư để kiểm tra, theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện dự án. Kể cả liên quan đến trách nhiệm của huyện, vì dự án này do huyện kêu gọi đầu tư.
Khi PV hỏi về vấn đề nhà điều hành trong giấy phép do Sở Xây dựng cấp là nhà hai tầng, nhưng chủ đầu tư chỉ làm một tầng, ông Hưng thông tin: “Việc họ đã hoàn công công trình đó hay chưa tôi chưa nắm được nhưng sẽ đề nghị huyện báo cáo về nội dung này. Về mặt quy định của giấy phép thì phải thực hiện đúng các nội dung theo giấy phép xây dựng. Nếu có việc thay đổi về quy mô, tính chất… phải thực hiện việc điều chỉnh giấy phép. Đối với các hạng mục thực hiện, hoàn công xong công trình mà không đúng với giấy phép xây dựng thì sẽ có chế tài xử lý. Còn việc họ đang trong quá trình thực hiện, chưa có hoàn công, chưa có chấm dứt dự án thì họ phải có trách nhiệm xin phép điều chỉnh giấy phép trước khi thực hiện các hạng mục mà không đúng với diện tích đã được cấp. Sở Xây dựng đến thời điểm này chưa nhận được đề nghị xin điều chỉnh của nhà đầu tư”.
Liên quan đến vụ việc này, được biết vào sáng ngày 9/10, UBND huyện Phú Thiện tổ chức họp với các bên liên quan trong đó có cả chủ đầu tư để làm rõ các vấn đề liên quan.
Báo Công lý sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
Theo congly.vn
Giết người, cướp tài sản để… trả nợ người yêu
(PLO)- Để có tiền trả nợ người yêu, Dương thuê người chở lên đồi vắng rồi ra tay sát hại, cướp dây chuyền vàng và xe máy.
Ngày 10-10, TAND tỉnh Phú Yên mở phiên tòa xét xử, tuyên phạt Phan Ái Dương (SN 1988, trú Bình Định) tù chung thân về tội giết người, sáu năm tù về tội cướp tài sản, tổng hình phạt là tù chung thân.
Tại tòa, bị cáo khai nhận hành vi phạm tội đúng như cáo trạng truy tố và xin HĐXX xem xét, giảm nhẹ hình phạt.
Theo hồ sơ, Dương lên Gia Lai gặp, có quan hệ tình cảm và mượn chị R’Ô Hmuăt 20 triệu đồng. Sau đó, chị này đi làm thuê ở Phú Yên. Tháng 4, Dương cũng đi làm thuê ở tỉnh này, muốn kiếm tiền trả nợ bạn gái nhưng công việc không thuận lợi.

Cũng trong thời gian này, Dương quen biết anh Nguyễn Anh Vũ đang học nghề sửa chữa xe máy. Hằng ngày, anh Vũ đi lại bằng xe mô tô hiệu Winner của gia đình, đeo dây chuyền vàng nên Dương nảy sinh ý định cướp tài sản của người này.
Chiều 10-5, Dương gọi điện thoại nói anh Vũ chạy xe ôm chở Dương đi mua một cây sắt rồi chở Dương đến khu vực đập thủy điện sông Ba Hạ. Tại đây, Dương nói anh Vũ chạy rẽ vào đường đất hướng lên đồi trồng keo lá tràm.
Đi được một đoạn, do đường trơn nên anh Vũ dừng xe, cùng Dương đi bộ lên đồi. Dương đi sau cầm cây sắt đánh nhiều cái vào đầu anh Vũ rồi lấy sợi dây chuyền, sau đó điều khiển xe của anh Vũ rời khỏi hiện trường.
Trên đường đi, Dương vứt cây sắt ở lề đường rồi chạy xe về Gia Lai. Đi đến thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa, Dương tháo biển số xe vứt rồi bán sợi dây chuyền vàng được hơn 7 triệu đồng. Khi đi đến xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, Dương vứt mũ bảo hiểm và đẩy xe mô tô của anh Vũ xuống sông Ba, sau đó đón xe khách lên TP PleiKu, rồi đi Hà Nội, Lạng Sơn. Đến ngày 17-5, Dương bị bắt giữ.
Sau khi bị đánh, anh Vũ ngất xỉu rồi tỉnh lại, lần xuống đến đường bê tông gần đập thủy điện sông Ba Hạ thì tiếp tục ngất xỉu bên lề đường. Nạn nhân được người dân phát hiện, đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong.
Theo plo.vn
XEM THÊM : Nam thanh niên xúc phạm Công an trên facebook, bị mời lên làm việc
Nam thanh niên xúc phạm Công an trên facebook, bị mời lên làm việc