Bài viếtNỔI BẬT
Để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm cà phê nhân, anh Nguyễn Tiến Thành (thôn Hưng Tiến, xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, Gia Lai) đã chế biến theo phương pháp mật ong. Đây là phương pháp chế biến khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao.
Năm 2018, qua tìm hiểu thị trường, anh Thành thấy các cơ sở rang xay cà phê rất ưa chuộng nguồn nguyên liệu được chế biến theo phương pháp mật ong. Vì vậy, anh đã mạnh dạn chế biến thử khoảng 3 tấn cà phê theo phương pháp này và thu được thành công. Năm nay, anh dự kiến sẽ nâng sản lượng cà phê chế biến lên khoảng 20 tấn để cung cấp cho thị trường.

Anh Thành cho biết: “Nguyên tắc cốt lõi của phương pháp mật ong nằm ở chỗ chỉ chọn những quả cà phê chín để chế biến. Bởi lẽ, hàm lượng đường trong quả cà phê chín sẽ ở mức cao nhất và đạt chất lượng tốt nhất”. Cũng theo anh Thành, quy trình chế biến cà phê theo phương pháp mật ong rất đơn giản, chi phí đầu tư không cao và các hộ gia đình đều có thể áp dụng để nâng cao giá trị sản phẩm. Cụ thể, cà phê sau khi thu hái về sẽ được đổ vào một bể nước hoặc máy rửa để loại bỏ những quả khô, quả bị sâu, lép, kém chất lượng và những tạp chất khác như cành, lá, đất… Sau đó, cà phê tiếp tục được đưa vào máy xay ướt để loại bỏ phần vỏ. Trong quá trình xay tách vỏ, máy sẽ tự phân loại và chỉ xay quả cà phê chín. Nhân cà phê sau khi xay sẽ được đưa vào ủ 8-12 tiếng đồng hồ để lên men rồi đưa lên các giàn phơi ngoài trời. Qua quá trình sơ chế, phơi khô, nhân cà phê vẫn còn lớp vỏ trấu cứng ở ngoài để bảo vệ khỏi côn trùng và một số tác nhân làm hư hại khác, đến khi giao cho khách hàng mới tiến hành xay tách vỏ trấu.
Để chế biến cà phê theo phương pháp mật ong, gia đình anh Thành chỉ phải đầu tư khoảng 25 triệu đồng mua máy xay và làm giàn phơi bằng khung sắt, lưới. Phần công lao động để làm các công đoạn từ sơ chế đến phơi cũng tương đương so với chế biến cà phê nhân thông thường. “Chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả mang lại rất lớn đó là nâng cao giá trị sản phẩm cà phê. Hiện tại, tôi đang hợp đồng cung cấp cà phê nhân chế biến theo phương pháp mật ong cho các cơ sở chuyên rang xay cà phê nguyên chất trên địa bàn huyện Chư Prông và TP. Pleiku với giá cao hơn khoảng 20.000 đồng/kg so với nguyên liệu thông thường”-anh Thành chia sẻ.
Với 3 ha cà phê, hiện mỗi năm gia đình anh Thành thu được hơn 10 tấn cà phê nhân. Để có thêm nguồn nguyên liệu chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, anh đang thu mua cà phê tươi của bà con trong xã với giá cao hơn thị trường 500-2.000 đồng/kg tươi, tùy vào tỷ lệ quả chín. Anh Thành cho biết thêm: “Thời gian tới, khi sản phẩm cà phê nhân chế biến theo phương pháp mật ong của gia đình xây dựng được thương hiệu, mở rộng thị trường, tôi sẽ đầu tư nâng công suất lên khoảng 50 tấn/vụ và tiến tới ký kết, bao tiêu sản phẩm với bà con trong thôn. Đồng thời, tôi sẽ hướng dẫn người dân thu hoạch cà phê sao cho đảm bảo chất lượng, đạt tỷ lệ quả chín cao. Nếu hộ nào có ý định chế biến theo phương pháp này, tôi sẽ hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật và giúp tiêu thụ sản phẩm”.
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Văn Luyến-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Prông-cho hay: Anh Thành là người đầu tiên trên địa bàn huyện triển khai chế biến cà phê ướt theo phương pháp mật ong. Bước đầu cho thấy, phương pháp chế biến này mang lại hiệu quả tương đối tốt, nâng cao giá trị của hạt cà phê. “Để nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo ra nguồn nguyên liệu sạch, đảm bảo chất lượng thì người dân cần đẩy mạnh việc tái canh, đưa những giống năng suất, chất lượng cao vào trồng và phải dần thay đổi phương thức sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn VietGAP, 4C hoặc hữu cơ. Huyện luôn khuyến khích người dân chủ động tiếp cận với những phương pháp chế biến sâu để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm”-ông Luyến nhấn mạnh.
Theo Baogialai.com.vn
Gia Lai: Hút hồn với màu xanh tươi mát ở vườn chè Biển Hồ

Nằm trên bờ Bắc Biển Hồ, vườn chè Biển Hồ hay còn được gọi là Biển Hồ chè bởi đó là sự kết hợp giữa hồ nước thủy lợi và nương chè bạt ngàn.
Đồi chè ở đây chỉ cách thành phố Pleiku khoảng 13km, nằm trên địa phận huyện Chư Pah. Đây cũng chính là đồn điền chè đầu tiên của người Pháp ở Gia Lai, hình thành từ những năm 20 thế kỷ trước.
Điều tuyệt vời nhất tạo nên vẻ đẹp của Biển Hồ chè này đó chính là những dãy núi hủng vĩ men theo những con đường đất đỏ như đang ôm lấy cả đồi chè xanh mát. Vả chính vẻ đẹp ấy khiến cho những ai đến đây như lạc vào chốn thiên đường – nơi không còn cái nắng, cái gió, cái khô cằn của vùng đất Tây Nguyên.
Được núi non bao bọc, chạy theo những con đường, bao la thiên nhiên của đất trời, rợp bóng mát như xua tan cái nắng nóng trên mảnh đất Tây Nguyên khô cằn này.
Du khách sẽ bị “thu hút” bởi màu xanh tươi của một vườn chè bát ngát trong nắng sớm, dưới cái ánh nắng chói chang, biển chè vẫn xanh mênh mông và bạt ngàn, trên lá còn đọng lại những hạt sương sớm mai.
Đến với đồi chè, dường như cái nắng hạ chỉ là yếu tố tạo nên sự mát lạnh của cánh đồng chè chiếm trọn được tình cảm của những du khách ghé thăm bởi nơi đây trải dài là những màu xanh ngút ngàn. Du khách sẽ cảm thấy mát mắt, mát lòng và bỗng dưng những muộn phiền ngày qua được xua tan hết, chỉ còn những cảm xúc dịu êm và thư giãn.
Sau những tháng mưa dai dẳng, từ khoảng tháng 11 đến tháng 4 hàng năm, Gia Lai trở mình vào mùa đẹp nhất trong năm. Trên những đồi chè xanh mướt, thẳng tắp tận chân núi, công nhân thoăn thoắt hái những búp chè còn đọng sương sớm.

Vườn chè Biển Hồ – một địa điểm du lịch của Gia Lai, thuộc Công ty Cổ phần chè Biển Hồ với hơn 1.100ha được canh tác bằng phương pháp hữu cơ. Vườn chè đã tạo việc làm cho hơn 7.000 lao động của 1.600 hộ dân trên địa bàn.
Đa số diện tích chè ở đây là chè tái canh, tuy nhiên có một khu vực còn lưu lại những gốc chè cổ thụ với tuổi đời hơn một trăm năm.
Bà con dân tộc Bahnar tại làng Ia Lũh, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh gắn bó với diện tích chè cổ thụ này. Những gốc chè cổ thụ sần sùi thân nhưng đến mùa vẫn cho búp non khỏe mạnh được xem như một phần cuộc sống của người Bahnar nơi đây.
Già làng Phin, 65 tuổi, làng Ia Lũh, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh cho hay, từ năm lên 10, ông đã theo bố mẹ đi hái chè. Người già trong làng kể lại, chè ở khu vực này được trồng vào những năm 1941-1942, từ thời Pháp.
Sau giải phóng, hơn 3.000ha chè do Pháp trồng được giao cho Nhà nước quản lý. Sau đó, nhiều diện tích chè được trồng mới nhưng những vườn chè cũ vẫn được giữ lại.
Các hộ gia đình công nhân ký hợp đồng với Công ty Cổ phần chè Biển Hồ, nhận diện tích giao khoán với cam kết bón phân hữu cơ cho toàn bộ diện tích chè của Công ty.
- Tin Gia Lai 18/11: Cãi nhau, vợ hờ dùng búa đập nhiều nhát vào đầu khiến chồng tử vong
- Tin Gia Lai 16/11. Gia Lai bắn pháo hoa kỷ niệm 90 năm thành lập đô thị Pleiku
Từ kinh nghiệm hái chè thủ công nhiều đời truyền lại, họ chỉ hái những đọt đạt tiêu chuẩn, để lại những búp mới nhú cho lần hái tiếp theo. Những hàng chè thẳng tắp tận chân núi lún phún đọt xanh non.
Sáng sớm, công nhân từ các nẻo túa ra vườn hái chè. Vườn chè không chỉ là nơi đảm bảo sinh kế gia đình mà còn là những kỷ niệm của cuộc đời mỗi con người. Bà A Bảy, 61 tuổi, làng Ia Lũh cho biết gia đình bà nhiều đời sống nhờ vào công việc hái chè này. Vườn chè giúp vợ chồng bà nuôi 3 con ăn học.
Nếu là công nhân hái chè thuê, công nhật từ 140.000-150.000 đồng/ngày. Nếu nhận khoán, mỗi ngày một gia đình hai vợ chồng hái được khoảng 1 tạ chè tươi. Tùy chất lượng chè, Công ty thu với nhiều giá khác nhau. Chè loại B hái thủ công có giá thu mua khoảng 6.100 đồng/kg, chè loại C có giá mua 4.100 đồng/kg.
Hiện nay, Công ty Cổ phần chè Biển Hồ đang chế biến với công suất 40 tấn chè/ngày. Quy trình sản xuất chè được canh tác toàn bộ bằng phương pháp hữu cơ. Sản phẩm được xuất khẩu sang Nga và các nước Đông Âu.
Đồi chè không chỉ mang lại giá trị kinh tế cho nhiều thế hệ người dân nơi đây mà còn là địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn du khách tham quan khi đến với phố núi Pleiku, Gia Lai./.
Thường trực HĐND tỉnh giám sát kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri
Chiều 18-11, đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì phiên họp Thường trực HĐND tỉnh giám sát kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri đã gửi đến kỳ họp thứ 9 và các kỳ họp trước của HĐND tỉnh khóa XI chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa dứt điểm.
![]() |
Quang cảnh phiên họp. |
Qua rà soát, Thường trực HĐND tỉnh cho biết, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành và địa phương có liên quan tập trung thực hiện, song đến nay mới chỉ giải quyết xong 22,5 ý kiến, kiến nghị; 21 kiến nghị đang xem xét, giải quyết và vẫn còn 13,5 kiến nghị chưa được giải quyết dứt điểm (gồm 3 kiến nghị tại kỳ họp thứ 5; 8 kiến nghị tại kỳ họp thứ 6, thứ 7 và 2, 5 kiến nghị tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh khóa XI), tập trung ở các lĩnh vực: đầu tư xây dựng các công trình an sinh xã hội; hạ tầng giao thông; nguồn nhân lực cho ngành y tế; công tác quản lý và sử dụng đất; ô nhiễm môi trường; hỗ trợ nông dân trồng hồ tiêu bị thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai…
Tại phiên họp, Thường trực HĐND đánh giá: Báo cáo của UBND tỉnh gửi về Thường trực HĐND tỉnh còn chậm so với thời gian quy định, gây ảnh hưởng đến việc khảo sát, thẩm tra, giám sát về kết quả giải quyết, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri. Vẫn còn một số kiến nghị trả lời, giải quyết chung chung, có kiến nghị chưa chính xác. Ngoài ra, công tác phối hợp, kết hợp trong xử lý, giải quyết các kiến nghị của cử tri chưa đồng bộ, chặt chẽ.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang nhấn mạnh: Việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị mà cử tri phản ánh liên quan đến nhiều cấp ngành, song với những vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương, các sở, ngành của tỉnh thì phải quan tâm thực hiện, không được dây dưa kéo dài. Đặc biệt, những kiến nghị về bố trí vốn, đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông như tỉnh lộ 662B, 668 hiện đã được triển khai thì không đưa vào kiến nghị, tránh trùng lắp. Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang cũng đề nghị UBND tỉnh, chính quyền các địa phương, các sở, ngành cần có sự phối hợp chặt chẽ trong thực hiện nhiệm vụ; những vấn đề vượt thẩm quyền phải kịp thời báo cáo để Thường trực HĐND tỉnh xem xét, giải quyết trong thời gian sớm nhất.
Theo Baogialai.com.vn
Trung tâm Anh ngữ Speak Up Đak Đoa: Khơi nguồn đam mê cho học sinh
Dù mới thành lập và đi vào hoạt động gần 1 năm nay nhưng Trung tâm Anh ngữ Speak Up Đak Đoa (210 Wừu, thị trấn Đak Đoa) đã và đang khẳng định uy tín trong lĩnh vực đào tạo tiếng Anh chất lượng cao, nhận được sự tin tưởng của học viên và phụ huynh.
Ngoài khuôn viên, khu vui chơi rộng rãi, thoáng mát dành cho các hoạt động ngoại khóa, Trung tâm Anh ngữ Speak Up (trực thuộc Công ty TNHH Tâm Bình Gia Lai) có 7 phòng học chính được trang bị các thiết bị dạy học hiện đại như: Màn hình phẳng tương tác Vestel (55-65 inches)-công nghệ hiện đại nhất hiện nay; máy chiếu tương tác, màn hình chiếu, internet tivi… Đặc biệt, Trung tâm có đội ngũ cán bộ, nhân viên, giáo viên trẻ trung, nhiệt huyết, yêu nghề gồm 8 giáo viên Việt Nam và 3 giáo viên nước ngoài. Các thầy-cô giáo đều có chứng chỉ sư phạm với phương pháp giảng dạy hiện đại, góp phần khơi gợi hứng thú và nuôi dưỡng đam mê cho học viên trong việc học tập tiếng Anh.
![]() |
Các học viên được giáo viên nước ngoài luyện kỹ năng nghe, nói tiếng Anh. |
Bên cạnh đó, bộ giáo trình giảng dạy được chọn lọc và nhập khẩu từ nước ngoài với các phần mềm ứng dụng được cài đặt, đáp ứng nhu cầu học tiếng Anh cho tất cả các lứa tuổi từ mầm non, thiếu nhi, thiếu niên đến người đã đi làm… Đó là các chương trình: Tiếng Anh học thuật TOEIC, IELTS và đào tạo thi các chứng chỉ quốc tế Cambridge: Starter, Movers, Flyers, Ket/Pet…, qua đó đảm bảo rèn luyện và phát triển bộ kỹ năng 4C: Hợp tác (Collaboration), sáng tạo (Creativity), giao tiếp (Communication), phản biện (Critical thinking); kỹ năng MMM: Meet (tiếp thu)-Manipulate (thực hành)-Make it your own (vận dụng). Đồng thời, để nâng cao chất lượng dạy và học, mỗi lớp học tại Trung tâm đều không quá 15 học viên/lớp; thời lượng học với giáo viên nước ngoài chiếm 1/3 khóa học. Với mô hình học tiếng Anh hiện đại trên, Trung tâm đã và đang đem lại cho học sinh trên địa bàn huyện Đak Đoa cơ hội được cọ xát, trau dồi, cải thiện và nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
Là một trong những học viên đầu tiên theo học tại trung tâm ngay những ngày đầu thành lập, giờ đây khả năng nghe, nói bằng tiếng Anh của em Trần Lê Hoàng (học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học số 2 thị trấn Đak Đoa) đã được cải thiện đáng kể. “Sau thời gian học tại Trung tâm, em thấy khả năng tiếng Anh của mình tiến bộ hơn rất nhiều. Phương pháp dạy ở đây rất khác ở trường, chúng em không phải ghi chép nhiều mà chủ yếu tương tác, giao tiếp với thầy cô thông qua các hình ảnh trực quan. Đặc biệt, chúng em được nói chuyện, giao tiếp với giáo viên nước ngoài hàng tuần nên ngày càng tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Anh”-em Hoàng phấn khởi nói.
![]() |
Kiểm tra kiến thức của học viên và quay video lại cho phụ huynh theo dõi. |
Là phụ huynh có con theo học tiếng Anh tại Trung tâm Anh ngữ Speak Up Đak Đoa, chị Đinh Thùy Hương (tổ 6, thị trấn Đak Đoa) khá phấn khởi khi thấy trình độ tiếng Anh của con mình ngày càng tiến bộ. Chị Hương chia sẻ: “Mình thấy con mình hoạt bát, tự tin hơn, không còn rụt rè, sợ giao tiếp bằng tiếng Anh như trước đây. Ngoài ra, Trung tâm cũng thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa rất bổ ích, từ đó giúp con rèn luyện tính tự lập, kỹ năng giao tiếp, tự tin nói chuyện trước đám đông… Bên cạnh đó, mức học phí khá phù hợp với thu nhập của người dân trên địa bàn huyện…”.
Bà Nguyễn Hoài Tâm-Giám đốc Trung tâm Anh ngữ Speak Up Đak Đoa-cho biết: Sau gần 1 năm đi vào hoạt động, Trung tâm đã và đang khẳng định uy tín của mình trong lĩnh vực đào tạo tiếng Anh. Theo đó, các học viên tham gia kỳ thi chứng chỉ Cambridge Movers đều đạt thành tích 15/15 khiên. Trung tâm còn hợp tác đào tạo tiếng Anh cho lứa cầu thủ Học viện Bóng đá Nutifood JMG; liên kết dạy tiếng Anh tăng cường với Trường Tiểu học số 1 thị trấn Đak Đoa…
![]() |
Trung tâm Anh ngữ Speak Up Đak Đoa đang dần khẳng định được uy tín trong lĩnh vực đào tạo tiếng Anh tại địa phương. |
“Trung tâm luôn đặt chất lượng giáo dục là mục tiêu hàng đầu và là hướng đi cho sự phát triển bền vững. Với phương châm lấy người học làm trung tâm, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn giúp các em tiếp nhận kiến thức một cách hiệu quả, sử dụng tiếng Anh lưu loát trong đời sống và học tập. Mong muốn trở thành cầu nối tri thức cho những ai muốn được học ngoại ngữ trong một môi trường chuyên nghiệp và có tính giáo dục cao, Trung tâm Anh ngữ Speak Up Đak Đoa luôn nỗ lực không ngừng để phát triển về cơ sở vật chất cũng như phương pháp, chất lượng đội ngũ giảng dạy nhằm phục vụ học viên một cách tốt nhất. Tới đây, chúng tôi sẽ thành lập Câu lạc bộ tiếng Anh, qua đó góp phần tạo môi trường giao tiếp tốt hơn cho học sinh trên địa bàn”-bà Tâm khẳng định.
Theo Baogialai.com.vn
Con đường ngày ấy…
Quê quán ở Bình Định nhưng tôi thuộc lớp người sinh ra và lớn lên tại Pleiku những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ trước. Những con đường đất đỏ bụi mù, những con đường mưa về bùn lầy trơn trượt đã ghi dấu chân tôi từ lúc lẫm chẫm. Cùng với thời gian, Pleiku giờ đã khác trước nhiều lắm, khiến người xa xứ lâu năm trở về không khỏi sững sờ kinh ngạc. Với tôi, con đường đến trường suốt 3 năm THPT giờ cũng đã thay đổi đến ngỡ ngàng.
Nơi tôi lớn lên là vùng đất bằng phẳng nằm lọt thỏm giữa bốn phía núi đồi. Cánh đồng bạt ngàn xanh tốt với hạt gạo trắng ngần dẻo thơm, ngon ngọt từng là niềm tự hào của người dân suốt những năm bao cấp khó khăn. Nơi đây còn nổi tiếng với những vườn rau xanh tươi mơn mởn, những vườn hoa rực rỡ sắc màu thơm ngát, những vườn cây ăn trái với đủ loại trái cây: xoài, mận, mít, ổi, vú sữa, nhãn… Mùa nào thức nấy, vùng đất trù phú này thật xứng đáng với cái tên của mình: An Phú.
![]() |
Một đoạn đường Lê Duẩn (TP. Pleiku). |
Trù phú ấm no là vậy, nhưng với địa thế của mình, đường đến trường của chúng tôi hồi những năm 80 của thế kỷ trước lại không hề thuận lợi. Pleiku, lúc ấy là thị xã, có 2 ngôi trường THPT: Trường Pleiku 1 ở nội thị, trường Pleiku 2 ở vùng ven thuộc xã Trà Bá (nay là phường Trà Bá). Đó là nơi tôi cùng các bạn hàng ngày vượt đèo dốc gần 10 cây số đến trường. Con đường ngoằn ngoèo hun hút luôn tạo ra sự đấu tranh tư tưởng không nhỏ với những học trò quê ngày ấy, đặc biệt là tụi con gái chúng tôi. Ấy vậy mà vượt qua tất cả những khó khăn, những lời bàn ra tán vào, nhờ vào sự kiên quyết của ba má, chúng tôi bắt đầu hành trình vượt đường xa tìm con chữ. Con đường này đã lưu giữ dấu chân và bao nhiêu kỷ niệm vui buồn thời mực tím khó phai…
Vượt qua một con dốc nhỏ là chúng tôi ra khỏi lũy tre làng. Đường đến trường là những con dốc cao nối tiếp nhau, xen kẽ là những đoạn đường bằng phẳng uốn lượn. Từng hình ảnh quen thuộc hai bên đường được chúng tôi ghi lại trong trí nhớ, lấy làm mốc để đi và về cho nhanh hơn. Dân cư thưa thớt, chủ yếu là các làng đồng bào Jrai. Khác với người Kinh, người Jrai không làm nhà quay ra mặt đường; nhà của họ quay mặt vào bên trong làng, khoảng vườn rộng phía sau trồng các loại hoa màu. Vậy nên cả một quãng đường dài chúng tôi đi, đường sá thật vắng vẻ, thỉnh thoảng mới có vài chiếc xe đường dài vụt qua, bên trong hành khách chen chúc. Đôi khi gặp chiếc xe đạp thồ của những người buôn bán nhỏ mua hàng hóa từ trong các làng đồng bào về bán ở các chợ nơi phố thị. Khu nhà mồ Jrai nằm trên một đoạn đường vắng với những tượng gỗ hình thù khác nhau dưới bóng những cây cổ thụ tạo nên sự huyền bí mà học sinh, đặc biệt là lũ con gái rất sợ, không dám đến gần. Qua một chút là đến trạm đón đồng bào từ các tỉnh miền Bắc vào Nam xây dựng vùng kinh tế mới. Hàng ngày vào những giờ đi về, chúng tôi thường thấy những chiếc xe lớn dừng lại để đón đưa. Rồi đến Nghĩa trang Liệt sĩ với tấm bia lớn mang dòng chữ Tổ quốc ghi công to đẹp, ai từ xa đến Pleiku đều nhìn thấy. Ráng qua chỗ này chút thôi là chúng tôi sắp đến trường rồi. Có những lúc mệt quá, chúng tôi dừng lại ngồi nghỉ dưới gốc cây trước nghĩa trang. Hai gốc vông cổ thụ xòe tán lá che mát cả một đoạn đường là cái mốc cuối. Từ đây, vượt một con dốc nhỏ, dắt xe qua một đoạn đường đất nữa là đến trường.
Những khó khăn trên đoạn đường còn thay đổi theo mùa gió. Mùa gió xuôi là khi những chiếc xe đạp có thể bon bon trở về nhà nhẹ nhàng. Mùa gió ngược kèm theo khô hanh, lạnh và đầy sương là những ngày thật đáng sợ. Đôi bàn tay tê cóng không cầm nổi ghi đông, những lúc ấy mới thấy mình bất lực làm sao. Nhưng tuổi 17 với niềm vui đến trường, với những ước mơ đầu đời cháy bỏng đã khiến con đường như ngắn lại với những câu chuyện vui đùa nghịch ngợm.
Trên con đường dẫn vào thành phố hôm nay, tôi lái xe thật chậm, như để tận hưởng không khí ngọt ngào, vẻ đẹp trời phú của Pleiku. Con đường rộng lớn, hai bên nhà cửa khang trang đông đúc, hàng quán ken dày. Hai gốc vông um tùm ngày ấy giờ đã không còn, thay vào đó là con đường lớn dẫn vào Bến xe Đức Long Gia Lai. Đoạn đầu đường, ngay chỗ gốc cây ngày đó giờ là một nhà hàng to lớn, sang trọng. Bây giờ không còn mấy ai đi xe đạp. Học sinh trong những bộ đồng phục đẹp đẽ được ba mẹ đón đưa hoặc tự đi xe máy đến trường. Ngôi trường xưa vẫn còn đó, nhưng giờ là một trường THCS to lớn hơn với nhiều dãy phòng học sạch đẹp.
Trong tôi, con đường ký ức lại hiện rõ mồn một. Nhớ về một thời tuổi trẻ khó khăn nhưng luôn hồn nhiên trong niềm vui đến trường. Cuộc sống không ngừng tuôn chảy cùng với những đổi thay. Dẫu biết là như vậy, mà sao chiều nay lòng vẫn thoáng bâng khuâng khi cảnh cũ không còn, người xưa cũng đã vắng.
Một cơn gió thổi qua làm bao chiếc lá vàng rơi lả tả. Trên vòm cây xanh ngắt, những chồi non vẫn đang vươn lên. Pleiku mỗi ngày một đẹp hơn. Tuổi trẻ Pleiku sẽ có nhiều cơ hội hơn để bay cao bay xa. Với những người con yêu mến quê hương, Pleiku luôn đẹp. Phố núi bây giờ không còn “đi dăm phút đã về chốn cũ”, nhưng em gái Pleiku vẫn “má đỏ môi hồng” trong những buổi chiều “quanh năm mùa đông”, như trong lời một bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy.
Theo Baogialai.com.vn
Chư Pah: Xây nhà trong hành lang an toàn lưới điện
Ông Nay Kiên-Chủ tịch UBND huyện Chư Pah, Gia Lai-cho biết: “Ngay sau khi nhận được Công văn số 73 ngày 21-10-2019 của UBND thị trấn Phú Hòa về việc phối hợp xử lý xây dựng nhà ở riêng lẻ của bà Đào Thị Nhẫn tại thôn 4, thị trấn Phú Hòa, UBND huyện đã giao Phòng Kinh tế-Hạ tầng kiểm tra và hướng dẫn UBND thị trấn xử lý nghiêm trường hợp nêu trên. Trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo bằng văn bản, đề xuất UBND huyện xử lý theo đúng quy định của pháp luật”.
![]() |
Ngôi nhà mà gia đình bà Đào Thị Nhẫn đang xây dựng nằm trong hành lang an toàn lưới điện. |
Trước đó, ngày 9-10-2019, UBND thị trấn Phú Hòa tổ chức kiểm tra công tác trật tự xây dựng cơ bản thì phát hiện hộ bà Nhẫn đang xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ bên đường Hùng Vương (tỉnh lộ 673), thuộc địa bàn thôn 4 (giáp ranh với Trạm biến áp 500 KV Pleiku, địa phận xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Pah). Qua kiểm tra thực tế, gia đình bà Nhẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ theo các quy định của pháp luật. Vì vậy, UBND thị trấn đã nhắc nhở, hướng dẫn, lập biên bản yêu cầu gia đình bà Nhẫn ngừng thi công; liên hệ với cơ quan có thẩm quyền làm giấy phép xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật. Tuy vậy, gia đình bà Nhẫn đã không chấp hành yêu cầu này. Ngày 18-10-2019, UBND thị trấn Phú Hòa tổ chức kiểm tra lại và lập biên bản lần 2 xác định rõ “vị trí xây dựng nhà ở của gia đình bà Đào Thị Nhẫn là phần đất hành lang an toàn của đường dây điện 220 KV”. Sau đó, UBND thị trấn Phú Hòa đã có Công văn số 73 ngày 21-10-2019 báo cáo UBND huyện và Phòng Kinh tế-Hạ tầng để chỉ đạo giải quyết vụ việc.
Dù đã 2 lần bị nhắc nhở, lập biên bản yêu cầu ngừng thi công gia đình bà Nhẫn vẫn tiếp tục xây dựng nhà ở. Đến nay, căn nhà rộng khoảng 100 m2 này đã xây dựng và đổ bê tông cốt thép cao khoảng 8 m. Ông Trần Trung Đông-Phó Chủ tịch UBND thị trấn Phú Hòa-cho biết: “Ủy ban nhân dân thị trấn vẫn đang theo dõi và đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm minh trường hợp này. Nhưng do trách nhiệm liên quan đến nhiều cơ quan nên việc xử lý còn chậm, chưa dứt điểm, gây dư luận không tốt”. Còn ông Phan Thanh Tâm-chuyên viên Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Chư Pah-thông tin: “Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện, ngày 22-10-2019, chúng tôi đã trực tiếp đến hiện trường giải thích, lập biên bản, yêu cầu gia đình bà Nhẫn ngừng thi công để thẩm định, làm các thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà ở. Hiện nay, Phòng đang xác định rõ các điều kiện xây dựng nhà ở riêng lẻ trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây 220 KV Pleiku-Kon Tum theo quy định của pháp luật. Sau đó, Phòng mới tham mưu cho UBND huyện xử lý các bước tiếp theo”.
Theo Baogialai.com.vn
6 đội bóng tranh Cúp Phù Đổng 2019-S7
Tối 18-11, tại sân bóng Phù Đổng (số 20 đường Lý Nam Đế, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã diễn ra lễ khai trương sân bóng Phù Đổng và lễ khai mạc Giải bóng đá tranh Cúp Phù Đổng 2019-S7.
Tham dự giải lần này có 6 đội bóng với gần 100 cầu thủ đến từ các câu lạc bộ là đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TP. Pleiku. Các đội bóng được chia làm 2 bảng để thi đấu vòng tròn một lượt trên sân đấu 7 người để chọn ra 2 đội có điểm số cao nhất mỗi bảng vào thi đấu vòng bán kết.
![]() |
Gần 100 cầu thủ tham dự giải đấu. |
Giải đấu sẽ kéo dài đến ngày 22-11. Đội vô địch giải sẽ giành giải thưởng trị giá 8 triệu đồng, đội hạng nhì 4 triệu đồng và 2 đội đồng hạng ba mỗi đội 1 triệu đồng. Ngoài ra, Ban tổ chức cũng trao các giải cá nhân cho Cầu thủ xuất sắc nhất, Vua phá lưới, Thủ môn xuất sắc nhất. Được biết, sân bóng mini Phù Đổng có 1 sân 7 người và 4 mặt sân 5 người. Đây là một trong những địa điểm vui chơi, giải trí lành mạnh cho người dân trên địa bàn TP. Pleiku.
Theo Baogialai.com.vn
Lên Chư Đang Ya ngắm dã quỳ
Là một trong 10 điểm đến hấp dẫn nhất tỉnh, núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Pah) càng đặc biệt quyến rũ, thu hút hàng ngàn du khách đổ về ngắm cảnh vào mùa hoa dã quỳ đồng loạt đua nở.
Mặc dù tháng 11 này không có lễ hội như mọi năm nhưng núi lửa Chư Đang Ya vẫn không giảm sức hút. Vào những ngày cuối tuần, người dân và du khách nườm nượp kéo nhau lên đây ngắm cảnh, tận hưởng khoảnh khắc đẹp nhất trong năm khi cả ngọn núi rực rỡ trong sắc hoa vàng. Có nhiều con đường dẫn lên đỉnh núi, nhưng dễ dàng và thuận tiện nhất là bắt đầu từ khu vực cuối đường xi măng, chỗ khu vực cây cháy. Từ đây, có một con đường đất thoai thoải khá dễ đi cho những người không quen địa hình. Du khách có thể đi bộ nhẩn nha ngắm cảnh, hoặc thuê xe thồ ở chân núi chở lên.
Chị Tuyết và chị Trinh là 2 người chạy xe thồ khá quen mặt ở cung đường này. Vóc dáng nhỏ nhắn nhưng 2 chị đều là tay “lái lụa”. Chị Trinh cho biết: “Các năm trước, chúng tôi được ban tổ chức lễ hội cấp thẻ để chở khách nên đã khá thông thuộc địa hình. Năm nay không có lễ hội nhưng khách du lịch vẫn nườm nượp đổ về đây ngắm cảnh. Nhiều người ở xa đến không quen leo núi, chúng tôi nhận chở họ lên xuống, mỗi “cuốc” giá 50 ngàn đồng (30 ngàn đồng/lượt đi, 20 ngàn đồng/lượt về)”.
![]() |
Du khách chụp ảnh với hoa dã quỳ trên núi lửa Chư Đang Ya. Ảnh internet |
Theo những phụ nữ chạy xe thồ ở chân núi Chư Đang Ya, năm nay, lượng du khách đổ về ngắm dã quỳ nở đông hơn hẳn mọi năm. “Mới đầu mùa nhưng đã có nhiều xe du lịch 16, 45 chỗ chở các đoàn khách đến, chưa kể khách lẻ. Nhìn khách du lịch ở xa đến là chúng tôi biết ngay. Họ thấy thứ gì cũng mới mẻ, ấn tượng và thường lên núi bằng xe thồ chứ ít đi bộ”-một phụ nữ chạy xe thồ cho hay.
Bên cạnh những nữ xe thồ đầy kinh nghiệm cũng có những “lính mới” như chị Nguyễn Thị Bích Thủy. Vợ chồng chị đều làm công việc thời vụ này vì nhu cầu của du khách khá lớn. Chị nhận chở khách đến sườn núi, từ đây khách sẽ đi bộ lên các miệng núi lửa nằm sát nhau, nơi xe không thể đi ngược lên thành núi gần như dựng đứng. Chị Thủy chia sẻ: “Từ đầu tháng 11, khi dã quỳ nở rộ, khách kéo lên núi đông như trẩy hội. Có ngày tôi đưa khách lên, xuống không kịp nghỉ. Đôi khi giúp họ chụp vài tấm ảnh lưu lại kỷ niệm với thắng cảnh này, cả khách và mình đều cảm thấy vui”.
Nhiều người không đi xe thồ mà chọn cách leo núi theo các cung đường khác nhau. Bên cạnh những cung đường dễ thì cũng có không ít cung đường khá gắt, độ dốc cao dành cho những người thích chinh phục thử thách. Đến đích, đứng trên đỉnh núi ngắm những triền hoa dã quỳ rực rỡ khoe sắc uốn lượn, những luống khoai mật bạt ngàn bên trong những miệng núi lửa, xa xa là thảo nguyên mênh mông, những thửa ruộng vuông vức như bàn cờ… bao mệt mỏi dường như tan biến hết. Đi từ Hà Nội đến Chư Đang Ya vào thời điểm đẹp nhất trong năm, chị Võ Hoàng Thủy Vy và anh Nguyễn Trọng Hùng không giấu được sự thích thú. Chị Vy nói: “Năm ngoái, nhiều bạn bè trong công ty chúng tôi đã truyền tai nhau đi Gia Lai ngắm dã quỳ trên núi lửa. Tôi không tin lắm cho đến khi nhìn thấy những bức ảnh họ đăng tải trên Facebook cá nhân. Bây giờ, khi đã đứng trên đỉnh núi này, thả lỏng toàn thân để ngắm bức tranh kỳ vĩ của thiên nhiên, tôi vẫn nghĩ là một giấc mơ. Đây đúng là một danh thắng tuyệt đẹp, quá ấn tượng với chúng tôi”.
![]() |
Chư Đang Ya (huyện Chư Pah) là một trong 10 điểm đến hấp dẫn nhất tỉnh Gia Lai |
Chị Nguyễn Thị Mai Phương vốn là người Gia Lai nhưng đã chuyển về Đà Nẵng sinh sống nhiều năm nay. Quay lại ngọn núi ghi dấu nhiều kỷ niệm với bạn bè, chị Phương chia sẻ: “Tôi đã đến đây nhiều lần, từ trước khi nó được xếp hạng là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất tỉnh. Lần nào lên núi ngắm cảnh, tôi cũng cảm thấy thật hạnh phúc, thấy Gia Lai mình thật đẹp”. Tuy nhiên, chị Phương nhận xét, núi lửa đông du khách hơn kéo theo đó cũng nhiều rác hơn. Trên đường xuống núi, chị vừa đi vừa nhặt một túi rác gồm lon nước ngọt, chai nhựa, hộp xốp đựng đồ ăn nhanh. Xuống đến chân núi, chị tìm mãi cũng không thấy thùng rác hay chỗ tập kết để bỏ túi rác này. “Tôi nghĩ cần bố trí một số thùng rác ở các điểm du lịch như thế này. Khi thắng cảnh ngày càng thu hút khách du lịch ở khắp nơi đổ về thì việc gìn giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường càng phải tốt hơn”-chị Phương đề xuất.
Theo Baogialai.com.vn