Bài viếtNỔI BẬT
Năm 2019, tổng lượt khách du lịch, tham quan trong tỉnh Gia Lai ước đạt 845.000 lượt, tăng 25,5% so với năm 2018, đạt 100,6% kế hoạch.
![]() |
Đồi cỏ hồng (xã Glar, huyện Đak Đoa). |
Trong đó, khách nội địa đạt 830.000 lượt, tăng 25,9% so với năm 2018; khách quốc tế đạt 15.000 lượt, tăng 7,6% so với năm 2018. Tổng thu từ du lịch đạt 510 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2018.
Trong năm, trên địa bàn tỉnh đã diễn ra nhiều sự kiện lớn thu hút sự quan tâm của nhân dân và du khách như: Techdemo 2019, kỷ niệm 90 năm thành lập đô thị Pleiku, Ngày Cà phê Việt Nam lần thứ III. Ngoài ra, hoạt động du lịch tại các địa phương trong tỉnh cũng góp phần thu hút khách du lịch đến với Gia Lai.
Theo Baogialai.com.vn
Gia Lai: Người dân phải uống nước sông
Trưa 17/12, sáu người phụ nữ mang gùi ra giữa sông Ayun, làng Achông, lấy nước. Trong nhóm, chị Định Kôn, 20 tuổi, có vẻ gấp gáp. Chị một tay đào đất cát, tay còn lại cầm tô nhựa múc nước đục ra ngoài. Đợi nước trong lắng xuống, người phụ nữ mới múc vào 20 chai nhựa. Công việc kéo dài 30 phút.Gùi nước về nhà, một nửa số chai chị dọn ra ở gian bếp để nấu ăn, còn lại mang lên nhà chính cho cả gia đình uống, không cần đun sôi. Theo chị Kôn, cả làng gần 100 hộ, đều uống nước sông Ayun, và lấy bằng cách tương tự.Trong khi đó, bể nước sạch trước nhà chị lại trơ đáy, một số van đã hư hỏng. Cạnh bên có một bể nước dẫn từ trên núi xuống người dân đang sử dụng để tắm giặt, “nhưng nước đó bị nhiễm phèn, uống không ngon bằng nước sông Ayun”, chị Kôn nói.

Ở hạ nguồn con sông này, một ngày cuối năm, anh Đinh Thoạc, 33 tuổi, ở làng Amil trở về nhà sau nhiều ngày đi hái cà phê thuê. Thấy trong nhà hết nước uống, anh thay vợ mang chai nhựa, ra hố cách nhà khoảng 500 m để lấy. Anh lấy miếng vải bịt ở miệng chai để lọc đất, cát. Song, màu nước vẫn trắng đục.
Theo anh Thoạc, mỗi ngày vợ, con anh mang gùi đi lấy nước hai, ba lần. Một lần 15-20 chai 1,5 lít. Số nước này gia đình chị dùng để uống, nấu ăn, còn tắm giặt thì ra sông, suối.
Thương vợ con hàng ngày khổ sở đi gùi nước, đầu năm nay anh đồng ý cho chính quyền xây dựng bể dung tích khoảng 30 m3 trên khu đất nhà mình, nhưng không hiểu sao nhiều tháng qua bể khô cạn. Trong 32 van xả, một số vòi đã bị hư hỏng, gỉ sét và bị bịt kín cửa van.
Thỉnh thoảng một vòi ở đáy bể có nước, chỉ đủ cho vài hộ dùng, nên dần dần chẳng ai lai vãng tới đây nữa. “Nếu biết như thế này thì tôi đã không cho họ làm trên đất gia đình”, anh Thoạc nói và cho biết gần nhà anh hiện có ba cái hố nước do dân đào. Sáng sớm hoặc chiều tối, họ chen chúc nhau lấy nước. Có hôm những người đến muộn, nước bị lấy cạn, họ đành chạy xe qua làng khác xin.

Cách bể nước sạch ở trung tâm làng Amil khoảng 100 m, chị T’Rec, 30 tuổi, cùng con trai đang múc từng gáo nước trắng đục dưới hố đổ vào chai. Đứa trẻ ngồi cạnh mẹ, nghịch ném đất đá xuống nước. Xung quanh miệng hố bùn đất nhão nhoẹt, lẫn phân trâu, bò, rác…
Chị T’Rec cho biết, chồng đi làm ăn xa, con nhỏ, chị phải tự mình gùi nước mỗi ngày ba lần, một lần 10 -15 chai. Nhiều hôm đi làm rẫy về muộn, không có nước uống, nấu ăn… chị đành sang xin hàng xóm dùng tạm. Đôi khi bí quá chị phải ra quán tạp hóa mua nước sạch.
Trước đây, vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4), nước khan hiếm, chồng chị cùng người dân trong làng ra dọc sông suối, đào sâu cả mét để tìm nguồn nước uống. Có người đào ba cái giếng vẫn không tìm thấy giọt nước nào.
Đầu năm nay, thấy chính quyền đầu tư cái bể nước sạch duy nhất ở làng Amil, ai cũng vui. Cứ nghĩ khi có bể nước sạch sẽ thoát cảnh chực chờ, giành giật từng giọt nước, nhưng thời gian qua “hình như họ không bơm nước vào bể nữa”, người dân phải tự xoay xở.
Chị và người dân ở làng Amil ai cũng biết nguồn nước này không đảm bảo vệ sinh, nhưng họ không còn cách nào khác. “Thiếu ăn một còn đỡ chứ một ngày thiếu nước thì không thể chịu nổi”, chị T’Rec nói.

Ông Phạm Ngọc Thanh, Chủ tịch UBND xã Ayun cho biết, hiện chính quyền đã cung cấp nước sạch cho sáu làng gần trung tâm xã. Mới đây do đường ống dẫn nước bị hỏng nên việc cấp nước sạch về cho 180 hộ dân ở làng Keo bị gián đoạn.
Ông Thanh cho rằng, riêng nước sạch cấp cho 200 hộ dân ở làng Amil bị thiếu trong hai ngày cuối tuần trước. “Nguyên nhân có thể do đường ống dẫn nước xa, nước yếu không đến được. Địa phương đang cho khắc phục”, ông Thanh nói.
Ayun là xã đặc biệt khó khăn nằm phía Đông huyện Chư Sê, với gần 900 hộ. Thu nhập chính của người dân dựa vào cây mì, lúa, chăn nuôi nhỏ lẻ và đánh bắt thủy sản trên sông Ayun… Mùa khô người dân luôn chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt, đất đai khô cằn, cây cối chết khô.
Năm 2017, huyện Chư Sê đầu tư 17 tỷ đồng xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt dẫn nước sạch từ trung tâm huyện về hai xã khó khăn Ayun và Hbông. Dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng vào đầu năm nay.
Theo VnExpress
Từ ngày 21-12-2019 đến 1-1-2020 sẽ diễn ra phiên chợ đông Nhà Tôi
Ông Quỳnh Hội-chủ quán Nhà Tôi (số 439 Ngô Quyền, xã Trà Đa, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) cho biết: Từ ngày 21-12-2019 đến ngày 1-1-2020, tại quán Nhà Tôi sẽ diễn ra phiên chợ đông. Chợ họp từ 10 giờ đến 20 giờ mỗi ngày với 24 gian hàng ẩm thực và nhiều hoạt động văn hóa-văn nghệ. Đây là lần thứ 6, quán Nhà Tôi tổ chức phiên chợ đông.
![]() |
Du khách được thưởng thức rượu cần Nhà tôi. |
Tham dự phiên chợ đông Nhà Tôi năm nay, thực khách sẽ được thưởng thức hơn 100 món ăn dân dã đặc sắc ba miền do đầu bếp của quán này nấu như: bánh xèo, bún thịt nướng, cao lầu, bò bía, bì cuốn, bún đậu mắm tôm… Đến phiên chợ, thực khách còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sắc của nước Lào, uống rượu cần Nhà Tôi-loại rượu do ông Quỳnh Hội tìm hiểu, nghiên cứu, chế biến và được đăng ký nhãn hiệu.
![]() |
Phiên chợ đông Nhà tôi có nhiều hoạt động văn hóa-văn nghệ và ẩm thực đặc sắc. |
Đến với phiên chợ, du khách còn nhìn ngắm hình ảnh sống động, nhiều màu sắc của không khí mùa giáng sinh được trang hoàng trên những cây thông, quả cầu, thiệp chúc mừng; được thưởng thức các chương trình âm nhạc cổ điển, hiện đại do nhiều nhóm nhạc biểu diễn.
Theo Baogialai.com.vn
Xử lý nghiêm tình trạng khai thác đá trái phép tại xã Hà Bầu
Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai vừa có Công văn số 2059/UBND-KT báo cáo với UBND tỉnh về tình hình kiểm tra khai thác khoáng sản tại làng Ring Rai, xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa mà trước đó Báo Gia Lai đã phản ánh.
![]() |
Xe tải vận chuyển đá trái phép ra khỏi cánh đồng làng Ring Rai. |
Theo đó, UBND huyện xác định có trường hợp của ông Tô Văn Hiệp (trú tại làng Ring Rai, xã Hà Bầu) đã tự ý vận chuyển đá ra khỏi khu vực cánh đồng của các hộ dân trong quá trình san lấp trả lại mặt bằng. Ông Hiệp được Công ty Hoàng Nhi thuê san lấp, trả lại mặt bằng sau khi đã hết thời gian khai thác từ năm 2015. Hiện UBND xã Hà Bầu đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông Hiệp để trình UBND huyện ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền.
Theo Baogialai.com.vn
Gia Lai: Phó Chủ tịch Thường trực MTTQ tỉnh Đinh Thị Giang thăm giáng sinh
Nhân dịp Lễ Giáng sinh 2019, đoàn công tác của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai do Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đinh Thị Giang đã đến thăm và chúc mừng giáng sinh tại huyện Chư Pah.
![]() |
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đinh Thị Giang thăm Chi hội Tin lành Plei Bui, huyện Chư Pah nhân dịp giáng sinh. |
Theo đó, đoàn đã thăm Chi hội Tin lành Plei Bui (xã Nghĩa Hưng) thuộc Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Nam, thăm Giáo xứ Ngô Sơn (xã Chư Yô). Đồng thời, đoàn đến thăm một số chức sắc tiêu biểu trong đạo Công giáo và Tin Lành tại địa bàn huyện Chư Pah, gồm Linh mục Nguyễn Đình Thuật và Mục sư Blim.
Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai, Phó Chủ tịch Thường trực Đinh Thị Giang đã gửi lời chúc mừng Giáng sinh 2019 đến các chức sắc, tu sỹ, tín đồ đạo Công giáo và Tin lành. Đồng thời, động viên đồng bào theo đạo phát huy tinh thần kính chúa yêu nước, sống tốt đời-đẹp đạo và thi đua lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh…
Theo Baogialai.com.vn
Gia Lai: Hành hung nhân viên bệnh viện, lãnh 6 năm tù
Ngày 17-12, Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai tuyên phạt sơ thẩm bị cáo Nguyễn Việt Phương (SN 1986, trú tại phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) 6 năm tù về tội “Cố ý gây thương tích”.
Trước đó, khoảng 16 giờ 50 phút ngày 26-3-2019, Phương điều khiển xe ô tô cùng 2 người khác đến Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai trên đường Wừu, thuộc tổ 3, phường Ia Kring, TP. Pleiku để tìm gặp ông Tôn Thất Quỳnh Hanh-Chủ tịch Hội đồng quản trị của bệnh viện này để giải quyết tiền mua cổ phần.
![]() |
Bị cáo Phương được dẫn giải tới phiên tòa. |
Khi vào tầng hầm để xe, Phương thấy anh Đặng Thế Vũ (SN 1990, trú tại phường Thắng Lợi, TP. Pleiku)-nhân viên của Bệnh viện đang ngồi trên xe máy. Lúc này, anh Vũ nhìn Phương thì Phương nghĩ nhìn đểu mình nên đã đánh 1 cái vào mặt anh này. Anh Vũ đưa tay lên đỡ thì Phương tiếp tục dùng tay đánh 1 cái trúng mắt trái rồi lên xe ô tô đi về.
Sau khi bị đánh, anh Vũ đã đến Công an phường Ia Kring trình báo. Đến ngày 27-3, do mắt trái bị đau nhức nên anh Vũ đến khám và điều trị tại bệnh viện. Qua kết quả giám định thương tích xác định anh Vũ bị tổn thương 33% sức khỏe.
Theo Baogialai.com.vn
Mở lối cho du lịch cộng đồng – Kỳ 2: Nhiều khó khăn, thách thức
Thiếu thốn đủ bề
![]() |
Mái nhà rông cổ kính làng Kon Măh (xã Hà Tây, huyện Chư Pah) khiến cho ngôi làng mang nét nguyên sơ, yên bình, thu hút du khách |
Thế nhưng, ngay từ khi bắt tay vào khởi công, chị Nhàng đã gặp rất nhiều khó khăn. Vốn đầu tư làm homestay chị đều phải đi vay mượn. Số tiền 30 triệu đồng do địa phương hỗ trợ không đủ để chị trang trải chi phí vật liệu, công xây dựng. Xóc đứa con nhỏ đang địu trên lưng, chị Nhàng khẽ nói: “Lúc làm nhà may mà thanh niên, dân làng đến giúp nên tiết kiệm được công xây dựng. Nhưng kinh phí để đầu tư ti vi, chăn, màn và làm khu vệ sinh khá tốn kém. Trong khi chỗ của mình chưa có nhiều khách biết đến nên không có đồng ra đồng vào. Bây giờ, mình lo lắm vì không biết phải kiếm đâu ra tiền để đầu tư cho hoàn chỉnh”. Không chỉ khó về vốn, chị còn chưa định hình các món ẩm thực đặc sắc cũng như dịch vụ đi kèm khi khách có nhu cầu. Tất cả vẫn còn đang khá sơ sài.
Thiếu vốn như trường hợp của chị Nhàng không phải là cá biệt, bởi lâu nay bà con người dân tộc thiểu số chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, thu nhập còn hạn chế. Tại các ngôi làng được định hướng phát triển du lịch cộng đồng như: Kon Pơ Dram, Kon Mahar (xã Hà Đông, huyện Đak Đoa), làng Hway (xã Hà Tam, huyện Đak Pơ)… cuộc sống của người dân còn khá khó khăn. Với điều kiện như vậy, người dân sao dám nghĩ đến việc làm du lịch-ngành nghề đòi hỏi có sự đầu tư nhất định. Thậm chí, ở các ngôi làng đã có những bước đi đầu tiên trong du lịch cộng đồng như: làng văn hóa du lịch Plei Ốp (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Mơ Hra (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) hay Đê Kjiêng (xã Ayun, huyện Mang Yang), bà con vẫn còn khá dè dặt trong việc bỏ vốn đầu tư cơ sở lưu trú hoặc mở thêm các dịch vụ du lịch. Ông Djưng-một người dân làng Đê Kjiêng-rất vui mừng khi làng được định hướng phát triển du lịch cộng đồng. Ông dự định dành ngôi nhà sàn nằm trên trục đường dẫn vào Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để đón du khách đến lưu trú, mọi người trong làng thì phục vụ ẩm thực, văn nghệ, đưa khách đi tham quan làng, khám phá rừng Kon Ka Kinh. “Nhà sàn cho khách ngủ thì tốt rồi nhưng còn phải đầu tư thêm chăn màn, ti vi và xây nhà tắm, nhà vệ sinh. Kinh phí lớn quá mà không biết bao giờ mới thu lại được nên mình vẫn cứ đắn đo”-ông Djưng tâm sự.
Cũng không thể không kể đến sự xáo trộn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày khi làng bắt tay vào làm du lịch, khiến bà con đôi phần lúng túng trong khâu tổ chức, sắp xếp một cách bài bản. Bên cạnh đó, do thiếu kiến thức, kinh nghiệm mà một số ngôi làng đã loay hoay rồi… bỏ cuộc. Ví như làng Kép (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah)-ngôi làng Jrai từng mang nhiều kỳ vọng phát triển du lịch nhưng đến giờ vẫn không có nhiều thay đổi. Bà con ban đầu rất háo hức với kế hoạch du lịch được định hướng. Song những lượt khách thưa thớt chợt đến vội đi không đủ để bà con mặn mà giới thiệu sản phẩm thổ cẩm, đan lát hay ẩm thực. Mọi người quay trở lại với việc đồng áng, khách thỉnh thoảng vẫn ghé qua làng nhưng chỉ dạo quanh ngắm nhà sàn, khu nhà mồ rồi lại lên xe đi mất. Làng trở thành điểm dừng chân vội vàng trên hành trình của du khách.
Tương tự là làng Hway. Nằm sát quốc lộ 19, làng như một bức tranh với nhà rông tựa lưng vào núi cao, những ngôi nhà sàn thấp thoáng sau tán cây xanh. Làng được đầu tư nhà rông văn hóa, nhà dệt thổ cẩm nhưng không phát huy hiệu quả hoặc được sử dụng vào mục đích khác. Và rồi Hway dần bị lãng quên như chưa từng được biết tới trước đó.
Sản phẩm thiếu tính“độc quyền”
Tính đa dạng, đặc trưng của sản phẩm du lịch là điều níu giữ du khách ở lại lâu hay mau, khả năng chi tiêu của họ nhiều hay ít trong thời gian tham quan các điểm du lịch. Dù có nhiều nỗ lực song du lịch cộng đồng ở Gia Lai vẫn chưa có nhiều sản phẩm đặc trưng, “độc quyền” để lôi cuốn du khách.
![]() |
Kinh tế khó khăn là một trở ngại cho bà con mạnh dạn làm du lịch. |
Ông Trần Ngọc Nhung-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch: “Để định hướng cho cộng đồng làm du lịch, cần phải xác định xem các buôn, làng đó có hội tụ những điều kiện cần thiết để hình thành dịch vụ hay không. Nhu cầu của khách du lịch bao gồm tham quan, giải trí, lưu trú, ăn uống, mua sắm; đặc biệt, với loại hình du lịch cộng đồng, du khách luôn muốn trải nghiệm về văn hóa trong thời gian lưu trú tại buôn, làng. Vì vậy, cần cân nhắc các yếu tố đặc trưng về văn hóa, thắng cảnh thiên nhiên, khả năng đầu tư homestay cùng các dịch vụ đi kèm cũng như khả năng liên kết với các điểm du lịch khác. Trong xu hướng phát triển du lịch cộng đồng hiện nay của Việt Nam, phương thức liên doanh giữa tư nhân và cộng đồng để cùng xây dựng kế hoạch và hình thành mô hình cũng là một hướng đi hiệu quả”.
Điểm trưng bày và bán sản phẩm truyền thống của làng Mơ Hra có rất nhiều sản phẩm như váy áo, khăn, túi xách, móc khóa hay các sản phẩm đan lát tinh tế, đẹp mắt. Du khách đến thăm làng còn được uống rượu ghè, xem biểu diễn cồng chiêng, múa xoang; ăn cơm lam, gà nướng, lá mì, đọt mây, cà đắng… Thế nhưng, du khách cũng có thể được trải nghiệm những dịch vụ như trên tại Làng kháng chiến Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang), xem và mua sản phẩm thổ cẩm tương tự tại Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Glar (xã Glar, huyện Đak Đoa) hay xem cồng chiêng, thưởng thức ẩm thực tại làng văn hóa du lịch Plei Ốp. Tại Hội thảo xúc tiến tour du lịch cộng đồng làng Mơ Hra vừa qua, bà Trương Nữ Ngọc Anh-Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Ủy ban Dân tộc của Chính phủ) bày tỏ: “Hầu hết các điểm đến ở đây đều chỉ hoạt động riêng lẻ mà quên mất rằng khách du lịch thường theo một hành trình kéo dài và mong muốn trải nghiệm những nét văn hóa độc đáo, riêng biệt ở các điểm đến khác nhau thay vì những sản phẩm lặp đi lặp lại. Điều này khiến du khách không đủ quyến luyến để quay trở lại lần nữa”.
Nhiều lần đến Gia Lai để khảo sát loại hình du lịch độc đáo này, ông Phạm Hải Quỳnh-Chủ tịch Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam-cũng cho rằng: “Dù có nhiều tiềm năng du lịch cộng đồng nhưng sản phẩm du lịch tại các ngôi làng ở Gia Lai vẫn còn dàn trải, chưa tạo điều kiện cho du khách trải nghiệm. Khi đưa du khách cùng lên nương lao động, trồng trỉa, thu hoạch nông sản, bà con vừa có thêm công lao động, vừa có thu nhập từ hoạt động hướng dẫn trải nghiệm cuộc sống. Đây là cách làm bền vững mà du lịch cộng đồng nên hướng tới”. Ngoài ra, người dân cũng chưa hình thành các dịch vụ đi kèm như hàng quán, điểm bán quà lưu niệm, cho thuê phương tiện, dịch vụ đưa đón khách. Vì lẽ đó, mức chi tiêu của du khách rất thấp mỗi khi đến tham quan tại các điểm làng.
Theo Baogialai.com.vn
Gia Lai: Hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm y tế năm 2020
4 nhóm đối tượng được hỗ trợ thêm mức đóng BHYT năm 2020 gồm: người thuộc hộ cận nghèo theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17-10-2018 của Chính phủ; người thuộc hộ nghèo đa chiều thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản khác (không thiếu hụt BHYT) theo Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 10-5-2018 của Chính phủ; học sinh, sinh viên thuộc hộ gia đình đông con (từ 3 con trở lên), khó khăn về kinh tế theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17-10-2018 của Chính phủ và người thuộc hộ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17-10-2018 của Chính phủ.
![]() |
Ảnh: Như Nguyện |
Theo đó, mức hỗ trợ cho các nhóm đối tượng cụ thể như sau: Hỗ trợ thêm 30% mức đóng BHYT cho nhóm người thuộc hộ cận nghèo, người thuộc hộ nghèo đa chiều và nhóm học sinh, sinh viên thuộc hộ gia đình đông con (từ 3 con trở lên), khó khăn về kinh tế và người thuộc hộ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình được hỗ trợ thêm 20% mức đóng BHYT. Nguồn kinh phí thực hiện từ 20% kinh phí Quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT chưa sử dụng hết (nếu có), nguồn ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác theo quy định.
Theo Baogialai.com.vn
Chủ quán cơm ở Bình Phước nhặt được túi xách chứa 280 triệu đồng
Một chủ quán cơm đã giao nộp cho UBND xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước một túi xách có chứa 280 triệu đồng.
![]() |
Cụ thể, vào chiều ngày 17/12, UBND xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước cho biết xã đã tiếp nhận bàn giao một túi xách có chứa 280 triệu đồng do một chủ quán cơm trên địa bàn nhặt được và giao nộp.
Theo Nhân Dân, khoảng 6h sáng ngày 17/12, anh Trần Đình Hiếu (28 tuổi) cùng một số người trong nhà mở cửa dọn quán cơm Ông Già (ấp 3, xã Đồng Tiến) để bán thì phát hiện phía trước, bên hông phải quán có một túi xách caro sọc xanh trắng nhưng xung quanh không có ai.
Sau khi kiểm tra thì phát hiện trong túi sách có rất nhiều cọc tiền mệnh giá từ 100.000 – 500.000 đồng.
Gia đình anh Hiếu đã mang túi xách đến trình báo và bàn giao túi xách cho Công an xã Đồng Tiến tạm giữ.
Công an xã Đồng Tiến sau đó cũng phát đi thông báo, ai là chủ nhân của túi xách trên thì liên hệ để làm các thủ tục cần thiết.
Theo một lãnh đạo Công an xã Đồng Tiến, trong ngày có một người liên hệ xác nhận túi tiền là của mình bỏ quên tại quán cơm Ông Già. “Người này nói bỏ quên túi khi đang hành trình từ TP.HCM lên tỉnh Gia Lai”, lãnh đạo Công an xã Đồng Tiến nói nhưng từ chối tiết lộ thông tin người liên hệ.
Hoa Vũ (T/h