ADVERTISEMENT
Retail
  • Trang chủ
  • Tin Gia Lai
  • Pháp Luật
  • Sức khỏe & Đời sống
  • Du Lịch
  • Dịch vụ
  • TOP
No Result
View All Result
Book bài PR
Retail
  • Trang chủ
  • Tin Gia Lai
  • Pháp Luật
  • Sức khỏe & Đời sống
  • Du Lịch
  • Dịch vụ
  • TOP
No Result
View All Result
Baomoigialai.vn - Tin Tức Gia Lai Cập Nhật 24/7
Book bài
No Result
View All Result
ADVERTISEMENT

Báo mới Gia Lai 04/11/2019 : 190/220 hồ sơ bệnh án vi phạm tại Bệnh viện Mắt Cao Nguyên

in An Ninh - Trật Tự, Pháp Luật
Trụ sở Bệnh viện Mắt Cao Nguyên.

Trụ sở Bệnh viện Mắt Cao Nguyên.

1.4k
Lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter
ADVERTISEMENT

Kiểm tra tổng số 220 bệnh nhân phẫu thuật mắt được khám lại tại Bệnh viện Mắt Cao Nguyên ( 248A Lê Duẩn, Phường Trà Bá, TP Pleiku, Gia Lai) Thanh tra Sở Y tế Gia Lai phát hiện 190 hồ sơ bệnh án phẫu thuật 2 mắt cùng thời điểm nhưng lại được tách thành 2 phiếu phẫu thuật khác ngày, hoặc khác giờ để trục lợi bảo hiểm.

CẬP NHẬT - TIN LIÊN QUAN

Gia Lai Bat Cap Vo Chong Buon Cho Trom Cap 3

Gia Lai: Bắt cặp vợ chồng buôn chó trộm cắp

Tien Phong Tu Tren Cao Nhin Xuong Thay Ro Hang Loat Long Go Nam Rai Rac Ven Bo Song Se San 3740 2

GIA LAI :Vụ gỗ lậu dưới sông: Hiện trường bị đốt cháy ngùn ngụt, báo cáo lạ của cán bộ huyện

Anh 1 7386 2

Ai hợp thức hóa cho nguyên Phó Giám đốc Sở Gia Lai phân lô, tách thửa?

Gia Lai 190220 ho so benh an vi pham tai
Trụ sở Bệnh viện Mắt Cao Nguyên.

Thanh tra Sở Y tế Gia Lai vừa có Kết luận thanh tra (KLTT) về hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo và bảo hiểm y tế (BHYT) tại Bệnh viện Mắt Cao Nguyên đã phát hiện hàng loạt sai phạm tại Bệnh viện Mắt Cao Nguyên.
Theo KLTT, tổng số bệnh nhân phẫu thuật mắt được khám lại tại Bệnh viện Mắt Cao Nguyên là 220 bệnh nhân, trong đó phẫu thuật một mắt là 24 bệnh nhân, phẫu thuật 2 mắt là 196 bệnh nhân. Trong 196 bệnh nhân, qua qua xác minh, đối chiếu với hồ sơ bệnh án thì chỉ có 6 bệnh nhân là đúng, còn lại 190 bệnh nhân phẫu thuật hai mắt cùng một thời điểm nhưng khi đối chiếu với hồ sơ bệnh án lại có hai phiếu phẫu thuật khác ngày, hoặc cách giờ.

Kiểm tra 220 hồ sơ, Thanh tra Sở Y tế Gia Lai còn phát hiện 23 hồ sơ còn sai xót; 7 bệnh án phiếu gây mê hồi sức chưa phù hợp, thậm chí có hồ sơ bệnh án bác sĩ phẫu thuật không ký trên phiếu phẫu thuật. Và có 15 bệnh án biên bản hội chẩn chưa phù hợp như tẩy xóa, viết thêm ngày tháng ghi biên bản hay hội chẩn một mắt nhưng bệnh án mổ 2 mắt.

Ngoài ra, KLTT của Sở Y tế Gia Lai cũng chỉ ra rằng, trong 6 tháng năm 2019 Bệnh viện Mắt Cao Nguyên đã tiếp nhận 6.079 bệnh nhân, trong đó có 3.608 ca đục thủy tinh thể; 2.414 ca mộng mắt và 57 ca khác với tổng kinh phí hơn 22,7 tỷ đồng nhưng bệnh viện lại không xây dựng kế hoạch phân khai sử dụng dự toán kinh phí theo từng tháng, quý được BHXH tỉnh Gia Lai giao năm 2019.

Từ những sai phạm trên, Sở Y tế Gia Lai yêu cầu Thanh tra Sở Y tế lập biên bản vi phạm hành chính đối với Bệnh viện Mắt Cao Nguyên 2 hành vi. Hành vi về tẩy xóa, sửa chữa 23 hồ sơ bệnh án và hành vi tách 190 hồ sơ bệnh án thành 2 phiếu phẫu thuật để thanh toán nhằm trục lợi bảo hiểm y tế. Sở Y tế Gia Lai cũng đề nghị BHXH Gia Lai chỉ xuất toán 50% giá phẫu thuật mắt thứ 2 đối với 190 bệnh nhân mổ hai mắt cùng một lúc nhưng tách thành 2 phiếu phẫu thuật.

Ông Trần Văn Lực, Giám đốc BHXH Gia Lai, cho biết trong tổng số 190 hồ sơ nếu không tách phiếu phẫu thuật khi mổ 2 mắt bảo hiểm chỉ thanh toán 150% nhưng nếu tách thì được thanh toán 200%. Như vậy cứ một hồ sơ bệnh án bảo hiểm phải thanh toán thêm khoảng 1,3 triệu đồng.

Trong 6 tháng đầu năm, bệnh viện Mắt Cao Nguyên dự toán chi, khám chữa bệnh theo quỹ BHYT năm 2019 của Bệnh viện mắt Cao Nguyên là 18,6 tỷ đồng. Tuy vậy 6 tháng đầu năm, bệnh viện này đã kiến nghị BHXH tỉnh Gia Lai thanh toán 24,2 tỷ đồng.

Theo Đại Đoàn Kết

Gạo Phú Thiện ngon nhất Tây Nguyên

Nông dân Phú Thiện thu hoạch lúa vụ mùa. vbtt
Nông dân Phú Thiện thu hoạch lúa vụ mùa.

Nhờ đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu ôn hòa cộng thêm nguồn nước mênh mông từ công trình đại thủy nông Ayun Hạ nên lâu nay, huyện Phú Thiện là địa phương có diện tích trồng lúa nước lớn nhất, năng suất cao nhất của tỉnh Gia Lai, cũng như khu vực Tây Nguyên.

Thiên thời, địa lợi, nhân hòa là thế, song người dân Phú Thiện luôn trăn trở với câu hỏi: Vì sao gạo Phú Thiện chưa có mặt trên bản đồ lúa gạo Việt Nam?

I.

Nhờ có công trình đại thủy nông Ayun Hạ cung cấp nguồn nước tưới dồi dào nên huyện Phú Thiện trở thành vựa lúa của tỉnh Gia Lai và cả Tây Nguyên với hơn 6.000 ha, sản lượng bình quân 90.000 tấn lúa/năm. Lúa cũng chính là một trong những cây trồng mũi nhọn của huyện Phú Thiện, tuy nhiên giá trị thương mại của hạt gạo chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng.

Vì thế, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2015-2020) đặt ra nhiệm vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, hướng đến nâng cao giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Trong đó, giải pháp quan trọng là xây dựng cánh đồng lúa lớn một giống, tiến tới xây dựng thương hiệu “Gạo Phú Thiện”.

Theo ông Mai Ngọc Quý, Phó Trưởng phòng NN- PTNT huyện Phú Thiện, một trong những giải pháp then chốt được huyện triển khai khá mạnh là lựa chọn đưa vào sản xuất các giống lúa có chất lượng cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên địa phương và thị hiếu thị trường.
Bên cạnh đó, để hình thành và xây dựng thương hiệu “Gạo Phú Thiện”, huyện củng cố, kiện toàn các hợp tác xã nông nghiệp, từng bước đưa vào hoạt động theo mô hình kiểu mới, hướng đến xây dựng chuỗi giá trị.

Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai (xã Ia Ake) là một trong những đơn vị được chọn để xây dựng thương hiệu “Gạo Phú Thiện”.

Theo ông Phạm Ngọc Nghĩa, Giám đốc Hợp tác xã, trong những năm qua, Hợp tác xã đã liên kết với một số doanh nghiệp như Tập đoàn ThaiBinh Seed, Công ty CP Giống cây trồng Nha Hố… đưa vào trồng các giống lúa mới cho năng suất cao, chất lượng tốt.

Nhiều giống lúa chất lượng ca vbtto được đưa vào sản xuất trên những cánh đồng lớn.
Nhiều giống lúa chất lượng cao được đưa vào sản xuất trên những cánh đồng lớn.

Sau thử nghiệm thành công, đến nay, Hợp tác xã đã xây dựng được 3 cánh đồng lúa lớn một giống với 120 ha cùng hàng trăm hộ tham gia. Điều đáng ghi nhận là ở các cánh đồng lớn đều có sự tham gia tích cực của các hộ đồng bào dân tộc. Gia đình ông Ksor Wan ở làng Glung A có 1 ha đất trồng lúa.

Vụ ĐX 2018-2019, ông gieo trồng giống lúa OM6976 song cây yếu, thóc đóng thưa, năng suất chỉ đạt 7 tạ/sào (1 sào bằng 1.00m2). Đến vụ mùa, ông Ksor Wan được Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai cung cấp giống lúa LH12 cho thấy, lúa sinh trưởng khỏe, chống chịu tốt với hầu hết các loại sâu bệnh hại như đạo ôn, khô vằn, bạc lá…

Theo ông Mai Ngọc Quý, huyện Phú Thiện đã xây dựng được một số giống lúa chất lượng cao, phù hợp điều kiện tự nhiên, được người tiêu dùng đánh giá cao như giống lúa LH12, JO2, TBR225, DT6, OM4900. Các giống lúa này cho năng suất cao, chất lượng gạo ngon, năng suất lúa mỗi vụ đạt từ 8- 8,5 tấn/ha, cá biệt có những nơi ruộng tốt có thể đạt đến 13 tấn/ha ở vụ ĐX. Hiện địa phương đã gửi những giống lúa trên đến Cục Sở hữu trí tuệ đề nghị cấp chứng nhận cho thương hiệu “Gạo Phú Thiện”.

“Tôi thấy giống lúa LH12 tốt hơn so với giống lúa của các vụ trước, ưu điểm của nó là bông dài, cứng cây, thóc đóng dày. Vụ mùa này tôi thu hoạch được 7,5 tấn lúa, nhưng nếu trồng giống này ở vụ ĐX thì năng suất có thể đạt 8,5 tấn. Với giống lúa LH12, gia đình tôi có thu tăng thêm 2 triệu đồng/sào so với trước đây”, ông Ksor Wan vui mừng kể.

II.

Cũng theo ông Mai Ngọc Quý, sau 4 năm triển khai xây dựng cánh đồng lúa lớn một giống, đến nay Phú Thiện đã có 24 cánh đồng với diện tích canh tác 1.200 ha.

Hàng năm, từ những cánh đồng này đã cung cấp cho thị trường hàng ngàn tấn gạo chất lượng cao. Thành công khi đưa các giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất đã tăng giá trị từ 300- 400 đồng/kg lúa, thu nhập của người nông dân đạt từ 30- 35 triệu đồng/ha. Nhờ đó, đời sống của bà con nông dân được nâng lên, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Hiện nay, nhiều hợp tác xã nông nghiệp đã đăng ký để được cơ quan chức năng hỗ trợ xây dựng các mô hình VietGAP, đồng thời gắn với quy trình sản xuất “3 giảm, 3 tang” (ICM) để hạt gạo không bị tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.

“Lúa Phú Thiện hiện có mặt ở các thị trường Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đăk Lăk, Kon Tum… Năm 2019, sản phẩm tham gia Hội chợ liên minh các hợp tác xã toàn quốc tổ chức tại Hà Nội và đã được người tiêu dùng đánh giá cao”, ông Quý cho hay.

Đóng gói sản phẩm gạo Phú Thiện của Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai. vbtt
Đóng gói sản phẩm gạo Phú Thiện của Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai.

Còn theo ông Phạm Ngọc Nghĩa, theo chủ trương của huyện, Hợp tác xã đã quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo chất lượng cao, đặc biệt là cánh đồng lúa sản xuất theo quy trình ICM. Không những thế, Hợp tác xã còn thực hiện chuỗi liên kết với nông dân từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nhằm giải quyết đầu ra, tránh bị tư thương ép giá. Kết thúc mỗi vụ, Hợp tác xã thu mua hơn 70 tấn lúa về xay xát, đóng bao bì và cung ứng ra thị trường.

“Hiện nay, chúng tôi đã ký kết hợp đồng cung ứng sản phẩm gạo gồm 4 giống lúa DT66, TBR225, JO2, LH12 cho 5 đại lý ở TP. Pleiku và 2 đại lý ở TP. HCM với sản lượng khoảng 15 tấn gạo/tháng. Tất cả những sản phẩm trên đều in logo của đơn vị và gắn tem truy xuất nguồn gốc sử dụng nhãn hiệu “Gạo Phú Thiện” trên bao bì”, ông Nghĩa thông tin thêm.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện, để thương hiệu “Gạo Phú Thiện” được nhiều người tiêu dùng biết đến thì không thể thiếu các doanh nghiệp đầu tư phát triển, đặc biệt là trong khâu chế biến, tiêu thụ. Hiện nay, Công ty cổ phần Nông nghiệp Tây Nguyên đang đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gạo tại địa phương có công suất 30.000 tấn/năm.

Sản phẩm gạo Phú Thiện trưng bày tại phiên chợ nông sản an toàn. vbtt
Sản phẩm gạo Phú Thiện trưng bày tại phiên chợ nông sản an toàn.

Khi nhà máy chế biến đi vào hoạt động sẽ góp phần nâng cao giá trị hạt gạo, chuỗi giá trị sản xuất và cải thiện đời sống người trồng lúa. Dự kiến, khoảng cuối năm 2019, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Gạo Phú Thiện”. Đây là cơ hội để sản phẩm gạo Phú Thiện tạo lập chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

ADVERTISEMENT

Nói về giải pháp nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường, ông Tuấn cho rằng, điều quan trọng nhất là các hợp tác xã nông nghiệp và người dân cần tập trung vào chất lượng thay vì chạy theo số lượng.

Cùng với đó, người nông dân cũng phải có nhận thức về tầm quan trọng của sản xuất an toàn đối với sức khỏe của người tiêu dùng cũng như chính bản thân họ. Địa phương cũng đã có những hoạt động hỗ trợ thiết thực tạo được động lực, giúp bà con nhận thấy lợi ích kinh tế từ việc tham gia cánh đồng lớn để mạnh dạn chuyển đổi sang các phương pháp sản xuất bền vững hơn, góp phần xây dựng những nhãn hiệu gạo đặc sản có xuất xứ từ vựa lúa Phú Thiện.

“Thời gian tới, huyện sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh quảng bá thương hiệu “Gạo Phú Thiện”, tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển, mở rộng thị trường. Với hướng đi này, việc xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm gạo sẽ đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế cho địa phương, giúp người tiêu dùng có thêm một sự lựa chọn chất lượng.

Bên cạnh đó, huyện cũng sẽ tiếp tục đưa các giống mới, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện địa phương vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt nhất”, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện khẳng định.

Theo Nongnghiep.vn

Hội thi tin học khối cán bộ, công chức trẻ toàn quốc: Gia Lai có 2 thí sinh đạt giải

Theo thông tin từ Tỉnh Đoàn Gia Lai, tại Hội thi tin học khối cán bộ, công chức trẻ toàn quốc lần thứ VII-năm 2019 vừa được tổ chức trong 2 ngày (2 và 3-11) tại tỉnh An Giang, tỉnh ta có 2 thí sinh đạt giải. Đó là chị Dương Huyền Trang (Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh, Sở Y tế) đạt giải ba và anh Hoàng Thanh Hải (giáo viên Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, huyện Đak Đoa) đạt giải khuyến khích.

  Đoàn Gia Lai tham gia Hội thi tin học khối cán bộ, công chức trẻ toàn quốc lần thứ VII. Ảnh: Bích Kiều
Đoàn Gia Lai tham gia Hội thi tin học khối cán bộ, công chức trẻ toàn quốc lần thứ VII.

Được biết, Hội thi tin học khối cán bộ, công chức trẻ toàn quốc lần thứ VII-năm 2019 có sự tham gia của 207 thí sinh trong cả nước, thi các bảng: bảng A (cấp xã, huyện); bảng W, E, P (cấp tỉnh và bộ, ngành Trung ương). Trong đó, bảng W thi kỹ năng sử dụng Microsoft Word 2013, bảng E thi kỹ năng sử dụng Microsoft Excel 2013, bảng P thi kỹ năng sử dụng Microsoft Powerpoint 2013 và bảng S dành cho thí sinh có sản phẩm sáng tạo. Tại hội thi lần này, tỉnh Gia Lai có 4 cán bộ, công chức trẻ tham gia gồm: Dương Huyền Trang dự thi bảng P; Hoàng Thanh Hải dự thi bảng W; Nguyễn Đình Cường (chuyên viên Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước, Sở Tư pháp) dự thi bảng W; Nguyễn Văn Thông (Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San) dự thi bảng E.

Theo Baogialai.com.vn

Gia Lai: Cháu bé hộ nghèo mắc ung thư máu đang rất cần được giúp đỡ

Huyện đoàn Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cho hay về một hoàn cảnh đang rất cần được giúp đỡ.

Đó là cháu A Nhen (13 tuổi, dân tộc Bana, ngụ ở làng O 2, xã Bar Măih, huyện Chư Sê), mắc bệnh ung thư máu giai đoạn cuối. Đầu năm học, A Nhen vào học lớp 8A Trường THCS Hoàng Hoa Thám (huyện Chư Sê). Mới học được chưa đầy 1 tháng thì cháu bị bệnh phải vào bệnh viện cấp cứu, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Truyền máu Huyết học TPHCM. Các bác sĩ chẩn đoán cháu bị ung thư máu giai đoạn cuối, cần cứu chữa ngay với phác đồ hóa, xạ trị.

Gia Lai Chau be ho ngheo dan toc Bana mac
Cháu A Nhen mắc bệnh ung thư máu giai đoạn cuối

Hoàn cảnh của cháu A Nhen thật đáng thương, cha mất sớm khi cháu mới 5 tuổi, mẹ phải làm thuê nuôi 3 chị em và một mẹ già đau yếu. Hiện gia đình đã kiệt quệ, không còn khả năng lo thuốc men, chữa trị bệnh cho A Nhen đang ở giai đoạn nguy kịch.

Theo Sài Gòn Giải Phóng

Làm giàu từ nuôi bò lai Sind

Sau 15 năm nuôi bò lai Sind, gia đình ông Trần Ngọc Anh (làng Grang, xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, Gia Lai) không những thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu với thu nhập hàng năm gần 300 triệu đồng.

Năm 2004, nhận thấy nuôi bò lai Sind có giá trị kinh tế cao, ông Trần Ngọc Anh đã mạnh dạn vay vốn đầu tư xây dựng chuồng trại và mua 5 con bò lai Sind (mỗi con trị giá 15 triệu đồng) về nuôi. “Trước đó, gia đình tôi chỉ nuôi giống bò địa phương nhưng hiệu quả không cao. Vì vậy, tôi đã tìm đến một số trang trại bò giống trong và ngoài tỉnh để tham quan, học hỏi kinh nghiệm nuôi bò lai Sind-giống bò khi ấy mang lại hiệu quả kinh tế cao ở một số địa phương khác”-ông Anh kể.

   Ông Trần Ngọc Anh (làng Grang, xã Ia Phìn) chăm sóc đàn bò lai Sind của gia đình. Ảnh: T.D
Ông Trần Ngọc Anh (làng Grang, xã Ia Phìn) chăm sóc đàn bò lai Sind của gia đình.

Ông Hoàng Xuân Thanh-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Phìn: “Mô hình nuôi bò lai Sind của gia đình ông Trần Ngọc Anh đạt hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu tại địa phương. Học tập cách làm của ông Anh, nhiều gia đình trên địa bàn xã đã mạnh dạn đầu tư nuôi giống bò này để phát triển kinh tế, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo tại địa phương”.
Theo ông Anh, bò lai Sind là kết quả tạp giao giữa bò Red Sindhi hoặc bò Sahiwal với bò vàng Việt Nam. Tỷ lệ máu của bò lai Sind thay đổi rất lớn giữa các cá thể, do đó mà ngoại hình và sức sản xuất cũng thay đổi tương ứng. Bò lai Sind lúc trưởng thành đạt trọng lượng 350-450 kg/con; có thể phối giống lần đầu lúc 18-24 tháng tuổi; khoảng cách giữa các kỳ sinh sản khoảng 15 tháng. Đặc biệt, giống bò này chịu đựng kham khổ tốt, khả năng chống bệnh tật cao, thích nghi tốt với khí hậu nóng ẩm…

Nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật nên đàn bò của gia đình ông luôn sinh trưởng và phát triển tốt, sinh sản được nhiều bê con. Bà Hồ Thị Thanh (vợ ông Anh) cho biết: “Vợ chồng tôi quyết định không đầu tư vào cà phê hay các cây trồng khác nữa mà chỉ tập trung trồng 2 sào cỏ, 5 sào lúa để phục vụ cho việc chăn nuôi đàn bò lai Sind. Từ 5 con bò giống, mấy năm sau, đàn bò đã được nhân lên gấp 3 rồi gấp 5, gấp 6 lần. Vợ chồng tôi rất phấn khởi vì mình đã đi đúng hướng”. Cứ như vậy, có thời điểm, đàn bò của vợ chồng ông Anh lên tới 35 con, trong đó có 20 con bò sinh sản và 15 con bò vỗ béo. Mỗi năm, gia đình ông có nguồn thu nhập gần 300 triệu đồng từ bán bê con và bò thịt. Ngoài ra, gia đình ông còn tận dụng phân bò để bón cho cây trồng, giúp tiết kiệm một khoản đáng kể chi phí phân bón.

Ông Anh chia sẻ: “Để bò lai Sind khỏe mạnh, một ngày, tôi cho chúng ăn 3 lần vào sáng, trưa và tối. Tôi cũng thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, máng ăn, môi trường xung quanh và cơ thể bò. Việc tẩy uế định kỳ khu vực xung quanh chuồng nuôi, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, thu gom xử lý chất thải, diệt ruồi, muỗi, gián, hạn chế tối đa các động vật trung gian truyền bệnh vào khu vực chăn nuôi bò cũng là việc hết sức quan trọng. Đối với bò đang trong độ tuổi sinh sản, ngoài khẩu phần ăn là cỏ, rơm… thì cần cho ăn thêm củ quả tươi hoặc tinh bột để chúng tăng khả năng tiết sữa nuôi con”. Cũng theo ông Anh, trong thực tế, bò lai Sind chỉ nuôi khoảng 6 tháng sẽ đạt trọng lượng 100-120 kg/con và có thể bán được. Trong khi đó, nuôi bò địa phương phải mất hơn 1 năm mới có thể xuất bán, trọng lượng lại đạt thấp. Với bò lai Sind khoảng từ 6 tới 15 tháng tuổi, gia đình ông đã bán được với giá 15-20 triệu đồng/con. Chia sẻ về dự định, vợ chồng ông Anh cho biết sẽ nhân rộng mô hình nuôi bò lai Sind nhốt chuồng và nuôi thêm giống bò BBB để nâng cao thu nhập cho gia đình.

Theo Baogialai.com.vn

Chư Sê: 07 năm tù dành cho đối tượng Cướp tài sản của vợ cũ

Bị cáo Lê Quang Tây tại phiên tòa. vbtt
Bị cáo Lê Quang Tây tại phiên tòa.

Ngày 31/10/2019, Tòa án nhân dân huyện Chư Sê đã tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với Lê Quang Tây (39 tuổi, trú tại Thôn 3, xã Ia HLốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) về tội “Cướp tài sản”.

Theo cơ quan điều tra, vào ngày 12/4/2019, Lê Quang Tây đã có hành vi cầm 01 con dao dài khoảng 45 cm đến nhà chị Trần Thị Mai (26 tuổi, trú tại Thôn 2, xã Ia H Lốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) là vợ cũ của Tây và cướp một số tài sản gồm: 01 máy tính bảng, 03 điện thoại di động.

Hành vi phạm tội của Tây đã bị Tòa án nhân dân huyện Chư Sê đưa ra xét xử sơ thẩm và tuyên phạt 07 năm tù về tội danh Cướp tài sản./.

Theo Congan.gialai.gov.vn

Chấn chỉnh sai phạm tại Ban QLRPH Ia Rsai

Thanh tra tỉnh Gia Lai vừa có kết luận thanh tra về việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí, công tác quản lý bảo vệ rừng, sử dụng đất lâm nghiệp tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ (QLRPH) Ia Rsai (huyện Krông Pa) từ năm 2013 đến 2018.

Theo đó, đoàn thanh tra đã tiến hành kiểm tra thực tế các vị trí đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên của đơn vị này và phát hiện một số vị trí có hiện trạng là đất nương rẫy, không phải rừng tự nhiên với tổng diện tích hơn 362 ha. Trong đó, diện tích người dân phá rừng, lấn chiếm làm rẫy từ năm 2015 đến nay là hơn 77 ha. Ban QLRPH Ia Rsai đã lập biên bản 110 vụ vi phạm, chuyển Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa 8 vụ trong số này. Diện tích rẫy cũ nhưng đơn vị đã kiểm kê sai hiện trạng để “biến” thành rừng tự nhiên là hơn 285 ha.

  Hiện trường một vụ phá rừng làm nương rẫy tại lâm phần của Ban Quản lý Rừng phòng hộ Ia Rsai.
Hiện trường một vụ phá rừng làm nương rẫy tại lâm phần của Ban Quản lý Rừng phòng hộ Ia Rsai.

Thanh tra tỉnh xác định, Ban QLRPH Ia Rsai đã thiếu trách nhiệm trong công tác kiểm kê rừng, đưa rẫy cũ của người dân địa phương vào diện tích rừng tự nhiên và vẫn còn để tình trạng người dân phá rừng, lấn chiếm đất trồng cây nông nghiệp. Trách nhiệm này không chỉ thuộc về lãnh đạo Ban QLRPH Ia Rsai mà cả UBND huyện Krông Pa, UBND các xã nơi có rừng để xảy ra sự việc. Ngoài ra, qua kiểm tra, Thanh tra tỉnh cũng xác định hiện trong lâm phần được giao cho Ban QLRPH Ia Rsai có 2 buôn người dân tộc thiểu số đang sinh sống với 200 hộ dân. Người dân đang ở trên diện tích đất quy hoạch với mục đích sử dụng là đất lâm nghiệp.

Bên cạnh đó, năm 2014, Ban QLRPH Ia Rsai đã để cháy 37,4 ha rừng thông trồng năm 2005 tại khoảnh 2 và 3 tiểu khu 1304. Đây là diện tích được giao khoán cho một hộ gia đình bảo vệ. Tuy nhiên, từ đó đến nay, Ban QLRPH Ia Rsai và chính quyền địa phương cũng như các đơn vị có liên quan chưa xác định nguyên nhân cháy rừng, chưa xử lý trách nhiệm với tổ chức, cá nhân liên quan. Về tài chính, Ban QLRPH Ia Rsai cũng đã thanh toán sai chế độ, sai định mức các công trình lâm sinh với tổng số tiền gần 100 triệu đồng.
Trước những sai phạm trên, Thanh tra tỉnh kiến nghị UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Trưởng ban QLRPH Ia Rsai tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với lãnh đạo Ban có liên quan đến diện tích rừng tự nhiên bị phá, để người dân lấn chiếm đất rừng làm rẫy, kiểm kê rừng không đúng hiện trạng… Đồng thời, chỉ đạo Ban QLRPH Ia Rsai phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động người dân thu hoạch cây trồng, hoa màu trên đất rừng lấn chiếm để tiến hành trả lại đất cho đơn vị quản lý và có kế hoạch, phương án khoanh nuôi tái sinh, trồng lại rừng theo quy định. Đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban QLRPH Ia Rsai phối hợp với các cơ quan có liên quan làm rõ nguyên nhân vụ cháy rừng với diện tích thiệt hại 37,4 ha, từ đó xem xét trách nhiệm hoặc đề xuất biện pháp xử lý theo quy định. Bên cạnh đó, Thanh tra tỉnh kiến nghị UBND tỉnh giao UBND huyện Krông Pa xử lý đối với diện tích đất lâm nghiệp hiện có 200 hộ dân sinh sống, làm nương rẫy. Đồng thời, giao Thanh tra tỉnh thu hồi số tiền sai phạm gần 100 triệu đồng tại Ban QLRPH Ia Rsai.

Theo Baogialai.com.vn

Gia Lai: Sau bữa rượu, cậu đâm cháu tử vong

Sáng 4-11, Công an huyện Chư Prông cho biết đang phối hợp với Công an tỉnh Gia Lai điều tra, làm rõ một vụ án mạng xảy ra trên địa bàn huyện.

 Rơ Mal Lơl đang bị tạm giữ vì đâm cháu trai tử vong. Ảnh: Hoành Sơn
Rơ Mah Lơl đang bị tạm giữ vì đâm cháu trai tử vong. 

Theo thông tin ban đầu, khoảng 17 giờ ngày 3-11, Rơ Mah Lơl (SN 1979, trú làng Gà, xã Ia Boòng) cùng vợ qua nhà hàng xóm uống rượu. Kết thúc tiệc rượu ở nhà hàng xóm, Lơl và vợ qua nhà cháu trai tên Rơ Mah Su (cùng trú làng Gà) tiếp tục uống rượu. Một lúc sau, Lơl cảm thấy mệt nên đã nói với vợ là Rơ Châm K. đưa về nhà nhưng không được. Bực tức vì vợ không nghe lời, Rơ Mah Lơl bỏ về nhà và đập phá đồ dùng trong nhà bếp.

Thấy cậu đập phá đồ đạc, Su vội chạy qua khuyên can nhưng bị Lơl cầm một con dao đâm vào bụng dẫn đến tử vong.

Hiện, cơ quan chức năng đang tạm giữ Rơ Mah Lơl để tiến hành điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Theo Baogialai.com.vn

Gia Lai: Án chung thân cho người chồng tưới xăng giết người

Do nghi ngờ vợ ngoại tình, Đoàn Văn Có đã tưới xăng lên người vợ rồi phóng hỏa. Hậu quả, khiến một người tử vong tại chỗ, một người bị thương nặng.

Ngày 4/11, tại TAND tỉnh Gia Lai, TAND cấp cao Đà Nẵng mở phiên tòa phúc thẩm đối với bị cáo Đoàn Văn Có (SN 1972, trú tại phường Tây Sơn, thị xã An Khê, Gia Lai) về tội “Giết người”.

Theo cáo trạng, do nghi ngờ vợ mình là chị Trần Thị Nghĩa (SN 1977, trú tại phường Tây Sơn, thị xã An Khê) có quan hệ nam nữ bất chính, nên hai vợ chồng anh Có thường xuyên xảy ra mâu thuẫn cãi vã.

Tiếp đó, vì sợ chồng mình đánh nên chị Nghĩa đã qua thuê nhà của ông Bùi Kim Ngọc (SN 1956, trú tại số nhà 57, Trần Quang Diệu, tổ 14, phường An Phú, thị xã An Khê, Gia Lai) để bán trái cây và ở lại nhiều ngày liền.

Gia Lai An chung than cho nguoi chong tuoi
Bị cáo Đoàn Văn Có tại phiên tòa.

Đến khoảng 18h ngày 26/9/2018, sau khi đi nhậu về, bị cáo Có gọi điện cho chị Nghĩa thì giữa hai vợ chồng lại xảy ra cãi cọ, to tiếng với nhau qua điện thoại. Ngay sau đó, thấy con gái chạy xe đi học về, Có đi ra phía sau nhà lấy một chai nhựa bên trong có sẵn 1 lít xăng, điều khiển xe đến chỗ chị Nghĩa bán trái cây.

Khoảng 19h cùng ngày, khi chị Hương và chị Thu đang đứng nói chuyện với chị Nghĩa trước quầy bán trái cây thì thấy Có tiến tới, trên tay xách chai xăng nên liền bảo chị Nghĩa chạy đi. Thấy Có đuổi theo mình, chị Nghĩa chạy vào phòng ngủ của ông Ngọc kề sát quầy bán trái cây. Lúc này, ông Ngọc đang nằm xem ti vi, chị Nghĩa chạy vào và kêu lên “Chú Bốn (Ngọc) ơi cứu con với” thì ông Ngọc ngồi dậy, cùng lúc Có cũng chạy đến cửa phòng. Nổi cơn ghen, Có liền cầm chai xăng tạt về phía chị Nghĩa thì trúng vào người ông Ngọc. Có châm lửa đốt, làm ngọn lửa bùng lên đốt cháy cả chị Nghĩa và ông Ngọc.

Hậu quả, khiến ông Ngọc chết do bỏng độ II, độ III diện tích 83% cơ thể, còn chị Nghĩa bị phỏng lửa xăng diện tích khoảng 44%, độ bỏng II, III rải khắp thân, tỷ lệ tổn thương cơ thể 56%, kèm thêm một số tài sản trong nhà bị cháy.

Tại phiên tòa, HĐXX phúc thẩm TAND cấp cao Đà Nẵng xét thấy hành vi phạm tội nghiêm trọng nên giữ nguyên mức án chung thân đối với bị cáo Đoàn Văn Có về tội “Giết người”.

Theo Toquoc.vn

Ô nhiễm môi trường trong trường học

Việc xem nhẹ đầu tư đồng bộ trong xây dựng trường, lớp học là tình trạng đã tồn tại từ rất lâu. Thường các nhà đầu tư chỉ xem trọng việc xây dựng “phần cứng”, gọi là “chính”, phần còn lại như điện, nước, công trình vệ sinh, không gian sinh hoạt, hoạt động của thầy-cô giáo và học sinh… gọi là “công trình phụ” nên ít được quan tâm tới.

Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học
Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học.

Có thể trước đây, do nguồn kinh phí hạn hẹp, nhu cầu đầu tư cho lĩnh vực giáo dục lại lớn nên đầu tư dàn trải, lại thiếu quy hoạch bài bản, ổn định. Vì vậy, nhiều trường chưa ra trường, lớp chưa thành lớp dẫn đến tình trạng mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường… là điều dễ hiểu.

Nhưng những năm gần đây, khi điều kiện kinh tế đất nước phát triển, ngành Giáo dục và Đào tạo được xã hội và chính quyền đặc biệt quan tâm, quy hoạch đầu tư phát triển ổn định lâu dài, nhiều chương trình được triển khai khá đồng bộ thì không thể chấp nhận tình trạng thiếu các công trình phụ trong nhà trường. Mới đây, chúng tôi có dịp ghé thăm một số trường ở một vài huyện, tình trạng những “công trình phụ” ấy vẫn chưa có gì thay đổi. Ở ngôi trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS tại một xã vùng khó của huyện Kbang, có thể thấy quy mô đầu tư xây dựng khá lớn, đúng là trường ra trường, lớp ra lớp, sự dạy và học có thể nói là khá tốt. Với ý định tìm hiểu xem nhà trường còn cần gì để chung tay hỗ trợ một phần, các bạn cùng nhóm chúng tôi sau khi “khảo sát” một vòng phía bên ngoài lớp học đã đề xuất nên giúp nhà trường xây dựng khu vệ sinh. Nhưng rất may, nhu cầu ấy đã được huyện đầu tư xây dựng ngay trong năm học này. Hàng chục ngôi trường ở các huyện khác mà chúng tôi đến cũng không hơn gì ngôi trường nói trên, nếu không muốn nói là có nơi ô nhiễm từ hệ thống vệ sinh còn tệ hơn gấp nhiều lần.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, lâu nay có tình trạng xây trường, lớp học “chuẩn”, nhưng hệ thống nước sinh hoạt và nhà vệ sinh vô cùng kém bởi… nó là phụ-công trình phụ. Rác thải nói chung và rác thải nhựa bừa bãi, vương vãi khắp từ trong lớp học đến ngoài sân trường; nhiều khuôn viên lớp học không có lấy một bóng cây xanh, tường, trần, sàn nhà lở lói, bong vỡ và bị bôi bẩn đủ các loại sắc màu… Nhà trường là nơi đào tạo ra những lớp người mới cho xã hội, là môi trường văn hóa; sách vở, thầy-cô giáo dạy dỗ các cháu nhỏ bao điều tốt đẹp, là những kiến thức phổ thông về xã hội, mối quan hệ cộng đồng, giúp các cháu có một kiến thức nhất định “làm vốn” khi chúng bước vào đời. Thế mà nhà trường, nơi chúng hàng ngày cắp sách đến, lại đập vào mắt những thứ nhếch nhác, mất vệ sinh không thể chấp nhận được! Hỏi chuyện về khâu tiểu tiện của các cháu tại một lớp học ở làng, chúng tôi nhận được câu trả lời rất tự nhiên của cô giáo: Các cháu “đi”… tùy ý chúng. Một số trường và điểm trường, theo quan sát của chúng tôi, vốn cũng đã có khu vệ sinh với giếng và bồn, bể chứa nước được xây dựng, tuy nhiên cùng với yếu tố thời gian và do không được thường xuyên bảo quản, sửa chữa, những công trình phụ ấy đã xuống cấp, hư hỏng, không thể sử dụng được.
Đã sắp hết học kỳ I của năm học này, rồi sẽ có sơ kết, rút kinh nghiệm trong việc dạy và học, cũng sẽ có nhiều nơi… hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nhiều cấp, ngành sẽ có đánh giá công tác đầu tư, xây dựng trường lớp… Thế nhưng liệu đã có cấp, ngành nào, lãnh đạo nào thấu hiểu nỗi khổ của thầy-cô giáo và học sinh ở không ít ngôi trường trên địa bàn tỉnh ta phải chịu cảnh “sống chung” với tình trạng ô nhiễm môi trường ngay trong môi trường giáo dục?

Theo Baogialai.com.vn

Khởi tranh giải bóng đá Hội khỏe Phù Đổng TP. Pleiku lần thứ X năm 2019

Chiều 3-11, tại Sân Bóng đá Trường Sao Việt, phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai tổ chức lễ khai mạc giải bóng đá Hội khỏe Phù Đổng TP. Pleiku lần thứ X năm 2019.

Các đội bóng tham gia tranh tài tại giải. Ảnh: Hà Phương
Các đội bóng tham gia tranh tài tại giải.

Tham gia giải có 6 đội bóng khối tiểu học, 8 đội bóng khối trung học cơ sở đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Pleiku. Các đội bóng khối tiểu học được bốc thăm, chia thành 2 bảng, thi đấu không hòa, thắng trong 40 phút được 3 điểm, thắng trong thi đấu luân lưu được 2 điểm, thua trong thi đấu luân lưu được 1 điểm, đội nhiều điểm hơn xếp trên. Ở nội dung dành cho khối trung học cơ sở 8 đội chia thành 2 bảng đá vòng tròn 1 lượt chọn các đội xếp nhất, nhì mỗi bảng vào vòng bán kết, chung kết.

Giải Bóng đá Hội khỏe Phù Đổng TP. Pleiku lần thứ X năm 2019 là sân chơi bổ ích được tổ chức hàng năm nhằm duy trì và phát triển phong trào bóng đá trong trường học, góp phần nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất và đẩy mạnh giáo dục toàn diện cho các em học sinh. Qua đó phát hiện những năng khiếu bóng đá trẻ để bồi dưỡng, đào tạo và đóng góp cho bóng đá tỉnh nhà.

Giải sẽ diễn ra đến hết ngày 5-11 với trận chung kết và lễ trao giải.

Theo Baogialai.com.vn

Vụ một phụ nữ chết cháy: Thi thể không có tác động ngoại lực

Sáng 4-11, theo nguồn tin của Báo Gia Lai, qua khám nghiệm tử thi, khám nghiệm hiện trường, Cơ quan Công an bước đầu xác định chị Trần Thị Nguyệt (SN 1974, trú tại tổ 6, phường Ia Kring, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tử vong do ngạt khí. Đây là dấu hiệu tử vong thông thường của một vụ hỏa hoạn. Bên cạnh đó, trên tử thi không phát hiện tác động của ngoại lực. Tuy nhiên, hiện Công an TP. Pleiku vẫn đang tích cực điều tra làm rõ nguyên nhân của vụ án mạng trên.

Đông đảo người dân hiếu kỳ tập trung tại khu vực phát hiện thi thể. Văn Ngọc
Đông đảo người dân hiếu kỳ tập trung tại khu vực phát hiện thi thể. 

Trước đó, khoảng 6 giờ sáng ngày 3-11, người dân phát hiện thi thể chị Nguyệt bị cháy đen cạnh tủ bánh mì của chị tại khu vực lề đường ở ngã 3 đường Nguyễn Đường và đường Lê Thánh Tôn, thuộc phường Ia Kring, TP. Pleiku. Sau đó, trên mạng xã hội đã lan truyền nhiều nghi vấn thiếu căn cứ về việc chị bị sát hại dẫn đến bất ổn về tình hình an ninh trật tự.

Theo Baogialai.com.vn

Ayun Pa: Phá nhanh vụ trộm cắp tài sản

Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai cho biết: Khoảng 13 giờ 30 phút ngày 29-10-2019, Đội Cảnh sát điều tra Công an thị xã Ayun Pa nhận được tin báo của anh Lê Văn Khôi (trú tại đường Hùng Vương, phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa) về việc bị kẻ gian đột nhập lấy trộm 3 mô tơ máy trộn bê tông và máy tời, tổng trị giá tài sản khoảng 7.000.000 đồng, khi đang thi công công trình nhà ở tại ổ 1, phường Hòa Bình, thị xã Ayun Pa.

Đối tượng Nguyễn Trọng Anh tại Cơ qaun CSĐT, Công an thị xã Ayun Pa (Ảnh do công an cung cấp)
Đối tượng Nguyễn Trọng Anh tại Cơ qaun CSĐT, Công an thị xã Ayun Pa.

Nhận được tin báo, Công an thị xã Ayun Pa đã nhanh chóng triển khai lực lượng có mặt tại hiện trường. Qua xác minh ban đầu xác định đối tượng trộm cắp lợi dụng sơ hở không có người trông coi đã thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. Bằng các nghiệp vụ chuyên môn, lực lượng công an đã tiến hành rà soát và truy xét liên tục đến 14 giờ cùng ngày thì phát hiện đối tượng Nguyễn Trọng Anh (sinh năm 1996, trú tại tổ 1, phường Hòa Bình, thị xã Ayun Pa) có biểu hiện nghi vấn nên lực lượng chức năng đã tiến hành bắt giữ và kiểm tra nơi ở thì phát hiện tang vật là 3 mô tơ điện. Qua đấu tranh, Nguyễn Trọng Anh đã khai nhận toàn bộ hành vi trộm cắp tài sản của mình. Hiện cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Ayun Pa đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Trọng Anh cùng vật chứng là 3 mô tơ điện để điều tra làm rõ.

Theo Baogialai.com.vn

XEM THÊM : Báo mới Gia Lai 03/11/2019 : Nghi vấn người phụ nữ bị giết khi đang bán bánh mì

Share85Tweet22

HOT - BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Gia Lai: Bắt cặp vợ chồng buôn chó trộm cắp

by Báo mới Gia Lai
0
Gia Lai Bat Cap Vo Chong Buon Cho Trom Cap 3

Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Đức Cơ vừa bắt giữ đối tượng Nguyễn Văn Thành (SN 1990, trú tại xã Ia Drăng, huyện Chư Prông)...

Đọc thêm

GIA LAI :Vụ gỗ lậu dưới sông: Hiện trường bị đốt cháy ngùn ngụt, báo cáo lạ của cán bộ huyện

by Báo mới Gia Lai
0
Tien Phong Tu Tren Cao Nhin Xuong Thay Ro Hang Loat Long Go Nam Rai Rac Ven Bo Song Se San 3740 2

Ngay khi báo chí phát hiện, đưa tin điểm tập kết gỗ trái phép ở lòng hồ Thuỷ điện Sê San 4, địa phận xã Ia O, huyện...

Đọc thêm

Ai hợp thức hóa cho nguyên Phó Giám đốc Sở Gia Lai phân lô, tách thửa?

by Báo mới Gia Lai
0
Anh 1 7386 2

 Nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Gia Lai Trần Xuân Hùng đã được Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh - Chi nhánh huyện...

Đọc thêm

Gia Lai: Phóng nhanh tông vào đuôi container đang đậu bên đường, 1 thanh niên tử vong

by Báo mới Gia Lai
0
Gia Lai Phong Nhanh Tong Vao Duoi Container Dang Dau Ben Duong 1 Thanh Nien Tu Vong 7

Sáng 7-12, Công an TP. Pleiku cho biết đang điều tra làm rõ vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến 1 người tử vong tại chỗ. Nạn nhân là...

Đọc thêm

Gia Lai: Truy tìm kẻ chém phóng viên nghi do báo tin liên quan đến gỗ lậu

by Báo mới Gia Lai
0
4851 Z2202133556689 49e0de83cf4562aa2cca6b36f56416cc 2

Trước khi bị chém, ông N. phát hiện một vụ vận chuyển gỗ lậu về một xưởng gỗ trên địa bàn nên đã nhắn tin báo cho Chi...

Đọc thêm
Xem thêm
Bài tiếp theo
Chia sẻ kinh nghiệm chọn sim phong thủy phù hợp nhất [Chính xác]

Chia sẻ kinh nghiệm chọn sim phong thủy phù hợp nhất [Chính xác]

Sinh con năm 2020, dù gái hay trai đều thông minh, tài giỏi, hưởng phúc 3 đời của tổ tiên

Sinh con năm 2020, dù gái hay trai đều thông minh, tài giỏi, hưởng phúc 3 đời của tổ tiên

TOP 10+ loại cây phong thủy trồng trong nhà tuyệt vời – Rước May mắn HÚT tài lộc

TOP 10+ loại cây phong thủy trồng trong nhà tuyệt vời – Rước May mắn HÚT tài lộc

Chuyên mục

  • An Ninh – Trật Tự
  • Chính trị
  • Chư Pah
  • Dịch vụ
  • Dinh Dưỡng – Làm Đẹp
  • Doanh Nhân
  • Dự Báo Thời Tiết
  • Du Lịch
  • Giá Cà Phê
  • Giá Cao Su
  • Giá Hồ Tiêu
  • Giải trí
  • Giảm cân
  • Hình Sự – Dân Sự
  • Huyện, Thị xã Gia Lai
  • Ia Grai
  • Khí Hậu
  • Kinh Doanh
  • Kinh Nghiệm Du Lịch
  • Kinh Tế
  • Kinh Tế – Chính Trị
  • Kông Chro
  • Mẹo Vặt
  • Mỹ Phẩm Tốt
  • Pháp Luật
  • Phong thủy
  • Sống Khỏe
  • Sức khỏe & Đời sống
  • Sức Khỏe – Y Tế
  • Tăng cân
  • Tin Gia Lai
  • Tin Mới
  • TOP
  • Vị Trí Vùng Miền
  • Xe khách
  • Đắk Đoa
  • Đánh giá (Review)
  • Điện Ảnh
  • Đồ dùng cho Mẹ và Bé
  • Đời Sống
  • Đức Cơ
ADVERTISEMENT
Logo Bao Moi Gia Lai
Báo Mới Gia Lai – baomoigialai.vn | Trang tin tự động cập nhật các tin tức Gia Lai và các tỉnh được tổng hợp từ các báo và trang tin điện tử hàng đầu.
Liên kết
  • Dịch vụ
  • Ẩm thực
  • Du lịch
  • Công ty
Liên hệ hơp tác
  • Hotline: 098.2222.874
  • Email: [email protected]
  • Liên hệ quảng cáo: 098.2222.874
  • Tầng 2, 240 Phan Đăng Lưu - Gia Lai
Hệ sinh thái Website
  • Website: Chợ Gia Lai - Chogialai.vn
  • Website: Tinh Gia Lai - Tinhgialai.vn
  • Website: Báo Mới Gia Lai - Baomoigialai.vn
  • Website: Người Gia Lai - Nguoigialai.vn
Hệ sinh thái Website
  • Website: Kênh 81 - Kenh81.vn
  • Website: Tinh Gia Lai - Tinhgialai.vn
  • Website: Địa điểm Gia Lai - Diadiemgialai.vn
  • Website: Người Tây Nguyên - Nguoitaynguyen.vn
  • iPhone Bến Cát
  • Về chúng tôi
  • Quy định pháp lý
  • Chính sách bảo mật
  • Bản quyền thông tin

© 2021 - Baomoigialai.vn | Website đang chạy thử nghiệm

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tin Gia Lai
  • Pháp Luật
  • Sức khỏe & Đời sống
  • Du Lịch
  • Dịch vụ
  • TOP

© 2019 Báo mới Gia Lai - Trang cập nhật tin tức Gia Lai 24/7 | Website đang trong quá trình thử nghiệm.

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?